Phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia, thúc đẩy nền kinh tế vươn mình
(CL&CS) - Trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ hiện nay, hạ tầng chất lượng quốc gia đóng vị trí, vai trò rất quan trọng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế trong kỷ nguyên vươn mình.
Chìa khóa quan trọng trong quản lý chất lượng sản phẩm
Hạ tầng chất lượng quốc gia (NQI) là một thuật ngữ còn khá mới mẻ, bao hàm một hệ thống cơ chế pháp lý và kỹ thuật nhằm triển khai các hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, đánh giá sự phù hợp và công nhận chất lượng ở mỗi quốc gia. Hệ thống này không chỉ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong nước mà còn thúc đẩy sự thừa nhận của quốc tế, giúp doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ toàn cầu.
Đảm bảo hiệu quả trong công tác tiêu chuẩn đo lường chất lượng áp ứng tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.
Ngày nay, để đo lường mức độ phát triển của NQI ở một quốc gia, cũng như để so sánh hạ tầng chất lượng giữa các quốc gia trên thế giới, các chuyên gia đã sử dụng Chỉ số Hạ tầng chất lượng toàn cầu (GQII). GQII là một chỉ số tổng hợp, đo lường các khía cạnh quan trọng như tiêu chuẩn hóa, đo lường, công nhận và chứng nhận sự phù hợp. Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp quốc (UNIDO) đã nhận định rằng, chỉ số GQII đóng vai trò quan trọng trong việc xác định chất lượng của hệ thống NQI tại mỗi quốc gia.
Theo TS. Hà Minh Hiệp - Quyền Chủ tịch Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia (Bộ Khoa học và Công nghệ), việc Việt Nam tham gia 16 hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mang lại không chỉ thuận lợi mà còn là thách thức lớn. Nếu không thay đổi mô hình và tư duy trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa, Việt Nam sẽ khó thực thi tốt các hiệp định này. Trước đây, khi nhắc đến quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa, người ta chỉ nghĩ đến tiêu chuẩn. Tuy nhiên, với cách tiếp cận mới, việc quản lý chất lượng không chỉ dừng lại ở tiêu chuẩn, mà còn phải có các hoạt động đánh giá sự phù hợp, bao gồm thử nghiệm, giám định và chứng nhận.
TS. Hà Minh Hiệp nhấn mạnh, một sản phẩm chỉ đạt chất lượng nếu có các công tác kiểm tra, chứng nhận và giám định bảo đảm sự phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, công tác đo lường cũng đóng vai trò quan trọng, vì nếu hệ thống sản xuất và thiết bị thử nghiệm không được chuẩn hóa về đo lường, sẽ khó bảo đảm tính thống nhất và chất lượng của sản phẩm.
Một yếu tố quan trọng khác là thể chế chính sách. Các tiêu chuẩn và phép thử sẽ không có giá trị nếu không có một hệ thống thể chế chính sách hỗ trợ. Điều này giúp bảo đảm hoạt động của hệ thống NQI được thực thi một cách đồng bộ và hiệu quả. Mặc dù các sản phẩm và dịch vụ sản xuất ở các quốc gia đang phát triển có thể có chất lượng cao, nhưng nếu không có một NQI mạnh, những quốc gia này sẽ gặp khó khăn khi xuất khẩu sản phẩm ra quốc tế. Điều này cho thấy việc phát triển và nâng cao hiệu quả của NQI là rất quan trọng đối với sự hội nhập và cạnh tranh quốc tế của quốc gia.
NQI không chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp mà còn là nhiệm vụ của chính phủ. Việc xây dựng và phát triển hệ thống NQI quốc gia là công cụ quan trọng giúp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Giống như các hạ tầng vật lý khác như đường sá, cảng biển, hay lưới điện, việc xây dựng và duy trì NQI sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế.
Nâng cao sức cạnh tranh và hội nhập của nền kinh tế
Quản lý chất lượng là yếu tố quan trọng giúp các doanh nghiệp thực hiện đúng những công việc cần thiết để cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Các doanh nghiệp muốn gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế phải tìm hiểu và áp dụng hiệu quả các công cụ quản lý chất lượng. Quản lý chất lượng không phải là kết quả ngẫu nhiên mà là quá trình liên tục của việc tác động và điều chỉnh các yếu tố có liên quan đến sản xuất, chế tạo sản phẩm.
Chất lượng sản phẩm dịch vụ không tự nhiên mà có, mà là kết quả của sự quản lý đúng đắn các yếu tố tác động đến quá trình sản xuất. Quản lý chất lượng bao gồm các hoạt động nhằm định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng. Điều này đảm bảo các doanh nghiệp không chỉ làm đúng những việc phải làm, mà còn đạt được chất lượng như mong muốn, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Theo chuyên gia về năng suất chất lượng, việc quản lý chất lượng cần bắt đầu từ việc định hướng. Nếu không có định hướng rõ ràng, việc quản lý chất lượng sẽ trở nên khó khăn và thiếu hiệu quả. Để phát triển một phương thức quản lý chất lượng hiệu quả, có thể chia thành năm bước cơ bản.
Thứ nhất là kiểm tra chất lượng (Inspection). Kiểm tra chất lượng là quá trình đánh giá một hoặc nhiều đặc tính của sản phẩm và so sánh với các yêu cầu quy định để xác định sự phù hợp. Tuy nhiên, kiểm tra chỉ có thể phát hiện vấn đề sau khi sản phẩm đã hoàn thành, do đó, chi phí kiểm tra và xử lý những sản phẩm không đạt chất lượng là rất cao.
Thứ hai là kiểm soát chất lượng (Quality Control - QC). Đây là những hoạt động và kỹ thuật nhằm kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất, giúp đảm bảo sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng. Kiểm soát bao gồm việc quản lý con người, phương pháp, trang thiết bị, nhà cung cấp và thông tin liên quan.
Thứ ba là đảm bảo chất lượng (Quality Assurance - QA). Đảm bảo chất lượng liên quan đến việc tạo ra các kế hoạch và hệ thống trong một tổ chức nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm, dịch vụ và duy trì sự hài lòng của khách hàng. Các tiêu chuẩn như ISO 9000 đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng.
Thứ tư là kiểm soát chất lượng toàn diện (Total Quality Control - TQC), giúp đảm bảo mọi hoạt động trong tổ chức từ marketing, sản xuất, đến dịch vụ đều đạt yêu cầu chất lượng. TQC là một hệ thống tổng thể giúp duy trì và cải tiến chất lượng trong toàn bộ tổ chức.
Cuối cùng, quản lý chất lượng toàn diện (Total Quality Management - TQM) là phương pháp toàn diện nhằm đạt được chất lượng tối ưu trong mọi khía cạnh của tổ chức. Quản lý chất lượng toàn diện giúp cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ và nâng cao hiệu quả công việc của tất cả các bộ phận trong tổ chức.
Có thể nói, việc áp dụng quản lý chất lượng toàn diện chính là “cuộc cách mạng” trong quản lý của các doanh nghiệp. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh mà còn đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của thị trường quốc tế. Quản lý chất lượng toàn diện tạo ra môi trường làm việc hiệu quả, giúp tổ chức đạt được chất lượng không chỉ trong sản phẩm, mà còn trong đào tạo, thái độ làm việc, và mối quan hệ nội bộ.
Tóm lại, việc phát triển và thực thi hiệu quả hệ thống NQI quốc gia sẽ là nền tảng quan trọng giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, không chỉ trong nước mà còn trên thị trường quốc tế. Thực hiện tốt quản lý chất lượng là chìa khóa để cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm, thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
Theo VietQ.vn
- ▪Doanh nghiệp ngành cao su chú trọng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm
- ▪Những lợi ích khi doanh nghiệp ngành nước áp dụng ISO để nâng cao chất lượng sản phẩm
- ▪Nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP - chìa khóa vươn xa thị trường quốc tế
- ▪Doanh nghiệp chú trọng đổi mới công nghệ và phát triển bền vững, nâng cao chất lượng sản phẩm
Bình luận
Nổi bật
Phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia, thúc đẩy nền kinh tế vươn mình
sự kiện🞄Thứ năm, 23/01/2025, 09:36
(CL&CS) - Trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ hiện nay, hạ tầng chất lượng quốc gia đóng vị trí, vai trò rất quan trọng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế trong kỷ nguyên vươn mình.
Doanh nghiệp chuyển mình nâng cao năng suất lao động
sự kiện🞄Thứ tư, 22/01/2025, 14:40
(CL&CS) - Năng suất lao động là thước đo hiệu quả công việc của người lao động trong một khoảng thời gian nhất định. Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, khi Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức như cạnh tranh toàn cầu, yêu cầu đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế, năng suất lao động trở thành yếu tố quyết định đến khả năng duy trì và phát triển nền kinh tế.
Doanh nghiệp ngành gỗ tăng năng suất nhờ áp dụng các công cụ cải tiến
sự kiện🞄Thứ tư, 22/01/2025, 14:40
(CL&CS) - Hiện nay, doanh nghiệp ngành gỗ đã tăng năng suất và cải thiện hiệu quả sản xuất nhờ áp dụng một số công cụ và phương pháp quản lý hiện đại. Các công cụ này không chỉ giúp nâng cao năng suất mà còn giảm thiểu lãng phí, tối ưu hóa quy trình sản xuất và đảm bảo chất lượng sản phẩm.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.