Phát huy giá trị truyền thống của Đạo Mẫu và Thiền Trúc Lâm trong đời sống tín ngưỡng
(CL&CS) - Trong bối cảnh xã hội hiện đại, khi những giá trị truyền thống đứng trước nguy cơ mai một hoặc biến tướng, việc bảo tồn và phát huy các tín ngưỡng dân gian như Đạo Mẫu và Thiền phái Trúc Lâm không chỉ nhằm gìn giữ bản sắc văn hóa mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển tinh thần của con người.
Chiều 19/2, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Tuyên Quang tổ chức tọa đàm với chủ đề “Phát huy giá trị truyền thống của Đạo Mẫu và Thiền Trúc Lâm trong đời sống người dân Tuyên Quang” - chủ đề không chỉ mang tính học thuật sâu sắc mà còn có ý nghĩa thực tiễn to lớn trong việc gìn giữ và phát huy di sản văn hóa dân tộc.

Các chuyên gia, nhà khoa học chia sẻ tại tọa đàm.
Phát biểu tại tọa đàm, bà Vũ Quỳnh Loan - Phó Chủ tịch UBND thành phố Tuyên Quang cho biết: Tuyên Quang là vùng đất thiêng, không chỉ gắn liền với những trang sử hào hùng của dân tộc, mà còn là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa tâm linh Việt Nam. Trải qua hàng trăm năm, hai dòng chảy tín ngưỡng thuần Việt - Đạo Mẫu và Thiền Trúc Lâm - đã cùng song hành trong đời sống tinh thần của người dân, tạo nên một bản sắc đặc trưng, vừa linh thiêng huyền bí, vừa thuần khiết hướng thiện.
Đạo Mẫu, với tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, đã khắc sâu trong tâm thức người Việt một triết lý nhân sinh sâu sắc - đề cao sự che chở, bao dung và lòng biết ơn đối với các đấng thiêng liêng. Không chỉ dừng lại ở tín ngưỡng thờ phụng, Đạo Mẫu còn là biểu tượng của sức mạnh cộng đồng, là nơi để con người tìm đến sự an yên trong tâm hồn, để cầu mong bình an, hạnh phúc. Nghi lễ hầu đồng, một di sản phi vật thể được UNESCO vinh danh, không chỉ là nghi thức tâm linh mà còn là biểu tượng rực rỡ của văn hóa nghệ thuật dân gian, thể hiện sức sống mạnh mẽ của tín ngưỡng dân tộc. Cùng với đó, Thiền phái Trúc Lâm, do Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập, không chỉ là một dòng thiền thuần Việt, mà còn là biểu tượng cho tinh thần nhập thế, dung hòa giữa đời sống tâm linh và trách nhiệm xã hội.
Nhấn mạnh ngày nay, trong bối cảnh hội nhập và phát triển, việc bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống của Đạo Mẫu và Thiền Trúc Lâm không chỉ là trách nhiệm của các nhà quản lý văn hóa, của giới nghiên cứu, mà còn là nhiệm vụ chung của toàn xã hội, bà Vũ Quỳnh Loan bày tỏ trăn trở: Làm thế nào để các giá trị này không chỉ được lưu giữ nguyên vẹn, mà còn thực sự phát huy vai trò trong đời sống đương đại? Làm sao để các di tích tâm linh vừa là nơi sinh hoạt tín ngưỡng, vừa trở thành động lực cho du lịch văn hóa bền vững, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương? Đồng thời kỳ vọng những câu hỏi trên sẽ được trao đổi, thảo luận trong buổi tọa đàm.

Theo các chuyên gia, việc tập trung bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể gắn liền với Đạo Mẫu và Thiền phái Trúc Lâm là nhiệm vụ quan trọng trong bối cảnh hiện nay.
Chia sẻ về sự dung hợp giữa Tín ngưỡng thờ Mẫu và đạo Phật ở Việt Nam, PGS.TS Trương Quốc Bình - nguyên Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) cho rằng: Tín ngưỡng thờ Mẫu vốn được coi là tín ngưỡng dân gian bản địa quan trọng nhất, đã tồn tại và có sức sống mãnh liệt trong đời sống tâm linh của người Việt. Những năm qua, đặc biệt là từ sau khi Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, di sản này đã khẳng định sức sống bền vững, có sức lan tỏa mạnh thông qua nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị của cộng đồng.
Trong những năm gần đây, loại hình du lịch văn hoá tâm linh đang ngày càng phát triển, có sức hấp dẫn đặc biệt với du khách, đặc biệt, tăng mạnh vào những dịp đầu năm, các điểm du lịch tâm linh thu hút rất đông khách hành hương. Tuy nhiên, theo PGS.TS Trương Quốc Bình, bên cạnh những cái được mà du lịch tâm linh mang lại thì đâu đó vẫn còn nhiều nơi những giá trị văn hóa của tôn giáo, tín ngưỡng bị biến tướng, bị lợi dụng vào các mục đích xấu mang tính mê tín dị đoan, làm vẩn đục không khí vốn trong lành, thanh tịnh, linh thiêng nơi cửa Phật, đền phủ, danh thắng.
Theo đó, PGS.TS Trương Quốc Bình kiến nghị với các cơ quan quản lý chuyên ngành của Nhà nước cần tiếp tục hướng dẫn và kiển tra việc thực hiện theo những quy định hiện hành của Luật Di sản văn hóa và Luật Tôn giáo tín ngưỡng nhằm bảo vệ và phát huy có hiệu quả kho tàng di sản văn hóa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Bàn đến các giải pháp phát huy giá trị truyền thống của Đạo Mẫu và Thiền phái Trúc Lâm trong đời sống tín ngưỡng của người dân Tuyên Quang, PGS.TS Bùi Hoài Sơn - đại biểu Quốc hội, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa giáo dục của Quốc hội cho rằng: Điều quan trọng, cấp thiết là cần nâng cao nhận thức về giá trị nhân văn và đạo đức trong tín ngưỡng Đạo Mẫu và Thiền phái Trúc Lâm trong đời sống tinh thần của người dân Tuyên Quang. Hai là, lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang cần có những chính sách hỗ trợ xây dựng các không gian văn hóa phục vụ nghiên cứu và thực hành tín ngưỡng, giúp Đạo Mẫu và Thiền phái Trúc Lâm phát triển bền vững trong đời sống hiện đại.

PGS.TS Bùi Hoài Sơn chia sẻ tại tọa đàm.
Ba là, tập trung bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể gắn liền với Đạo Mẫu và Thiền phái Trúc Lâm - đây là nhiệm vụ quan trọng trong bối cảnh hiện nay, khi quá trình toàn cầu hóa và hiện đại hóa đang tác động mạnh mẽ đến các thực hành tín ngưỡng truyền thống. Bốn là, cần chống thương mại hóa thái quá và biến tướng tín ngưỡng, bởi việc tổ chức thực hành nghi lễ quá mức, không tuân theo nguyên tắc truyền thống, hay biến nó thành một loại hình giải trí phục vụ du lịch có thể làm mất đi giá trị thiêng liêng vốn có, dẫn đến sự hiểu sai lệch về tín ngưỡng Đạo Mẫu.
"Cần có những chương trình truyền thông, giáo dục để nâng cao nhận thức của cộng đồng về ý nghĩa thực sự của Đạo Mẫu và Thiền phái Trúc Lâm, giúp người dân hiểu đúng và thực hành tín ngưỡng một cách văn minh, đúng bản chất. Chỉ khi có sự quản lý hợp lý và sự đồng lòng từ cộng đồng, hai dòng tín ngưỡng này mới có thể tiếp tục phát huy giá trị tốt đẹp, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của người dân Tuyên Quang mà không bị biến dạng bởi những yếu tố tiêu cực của thương mại hóa", PGS.TS Bùi Hoài Sơn kiến nghị.
Giải pháp cuối cùng, theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, cần gắn kết Đạo Mẫu và Thiền Trúc Lâm với phát triển du lịch tâm linh bền vững. Nhà nước và chính quyền địa phương cần có những chính sách hỗ trợ phù hợp, khuyến khích các mô hình du lịch tâm linh có trách nhiệm, trong đó ưu tiên các hoạt động nghiên cứu, bảo tồn nghi lễ, kiến trúc, và không gian văn hóa của hai tín ngưỡng này. Đồng thời, cần đẩy mạnh công tác truyền thông, hướng dẫn du khách thực hành tín ngưỡng một cách đúng đắn, tránh các hành vi sai lệch như mê tín dị đoan, cầu cúng không phù hợp hoặc lợi dụng tín ngưỡng để trục lợi.
“Phát triển du lịch tâm linh gắn với Đạo Mẫu và Thiền phái Trúc Lâm một cách bài bản, khoa học và có định hướng sẽ không chỉ giúp bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống mà còn góp phần đưa Tuyên Quang trở thành một trung tâm du lịch tâm linh đặc sắc, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, trải nghiệm văn hóa của du khách trong thời đại mới”, PGS.TS Bùi Hoài Sơn nhấn mạnh.
Theo Lao động thủ đô
- ▪Đắk Lắk: Người con buôn làng cổ gìn giữ văn hóa dân tộc
- ▪Lễ hội Đền Trần Thái Bình 2025: Tôn vinh giá trị di sản văn hóa, khơi dậy khát vọng phát triển
- ▪33 bảo vật quốc gia được công nhận: Bước tiến trong bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam
- ▪Quảng Bình được công nhận thêm 3 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Bình luận
Nổi bật
Phát huy giá trị truyền thống của Đạo Mẫu và Thiền Trúc Lâm trong đời sống tín ngưỡng
sự kiện🞄Thứ năm, 20/02/2025, 14:56
(CL&CS) - Trong bối cảnh xã hội hiện đại, khi những giá trị truyền thống đứng trước nguy cơ mai một hoặc biến tướng, việc bảo tồn và phát huy các tín ngưỡng dân gian như Đạo Mẫu và Thiền phái Trúc Lâm không chỉ nhằm gìn giữ bản sắc văn hóa mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển tinh thần của con người.
Nghề làm bún Vân Cù nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
sự kiện🞄Thứ năm, 20/02/2025, 11:36
(CL&CS) - Lễ đón nhận danh hiệu Di sản phi vật thể quốc gia - nghề bún Vân Cù diễn ra trong 2 ngày 18-19/2/2025 với chuỗi các sự kiện văn hóa - thể thao sôi động.
Làng dệt lụa Vạn Phúc vươn tầm thế giới
sự kiện🞄Thứ năm, 20/02/2025, 09:34
(CL&CS) - Là một trong những làng nghề dệt lụa lâu đời với trên 1.000 năm tuổi, mới đây cùng với làng gốm Bát Tràng, làng dệt lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) đã chính thức gia nhập mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo thế giới. Làng dệt lụa Vạn Phúc đã khẳng định vị thế trên bản đồ văn hóa thế giới, đây chính là cơ hội để làng nghề quảng bá hình ảnh và sản phẩm ra thế giới, là tiền đề để các nghệ nhân nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thế giới nhưng vẫn giữ được hồn cốt và văn hóa bản địa.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.