Dữ liệu cũ
Thứ năm, 03/03/2016, 07:11 AM

Phản đối giao đất cho FLC: Học sinh Sầm Sơn bỏ học lên Tỉnh tập trung

(NTD) - Gần một tuần nay, tại khu vực trước cổng Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, hàng trăm người dân thuộc các vùng biển Quảng Cư, Trung Sơn, Trường Sơn tập trung để phản đối việc thu hồi đất ở khu vực neo đậu bến thuyền phía Đông đường Hồ Xuân Hương để giao cho Tập đoàn FLC xây dựng.

 Nghỉ học, bỏ làm tập trung phản đối quyết định Uỷ ban tỉnh

Theo ghi nhận của phóng viên báo Người tiêu dùng, sáng ngày 2/3, tại Đại lộ Lê Lợi, khu vực đối diện ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, người dân mang cả chăn, chiếu, bếp gas, mì tôm lên nấu ăn nhằm phản đối việc tập đoàn FLC thu hồi đất neo đậu tàu thuyền để triển khai dự án du lịch.

Ngay từ sáng sớm, công an Thanh Hóa đã lập hàng rào chặn tuyến đường đi từ Đại lộ Lê Lợi vào Ủy ban nhân dân Tỉnh Thanh Hóa và buộc người dân phải đi vòng phố Hàng Đồng. Theo quan sát ban đầu, có khoảng 7 - 8 người phụ nữ ngồi từ sáng sớm, đến gần trưa số lượng người dân kéo đến đông hơn có cả học sinh thuộc các trường Tiểu học, Trung học cơ sở và đa số nằm trên địa bàn Xã Quảng Cư, thị xã Sầm Sơn, nơi có vùng biển thuộc diện quy hoạch của Tập đoàn FLC vào khu nghỉ dưỡng.

12804287_915375815244440_1041643658_n

Người dân tập trung trước cổng UBND tỉnh Thanh Hóa để phản đối việc giao đất cho FLC

12804154_915375945244427_1058909528_n

Công an thành phố lập rào chắn ngay tại Đại lộ Lê Lợi

 Thông tin từ người dân địa phương cho biết, Tập đoàn FLC trước đó đã tiến hành thu mua đất ruộng của dân để phục vụ cho việc quy hoạch, tuy nhiên, ngay sau đó lại tiếp tục lấy rừng phòng hộ, bến đậu thuyền của người dân, khiến người dân không còn kế sinh nhai.

Bức xúc hơn, người dân xã Quảng Cư đã nhiều lần phản ánh lên Ủy ban nhân dân xã Quảng Cư, Ủy ban nhân dân thị xã Sầm Sơn song không có phản hồi vì thế người dân quyết tâm mang theo đơn kiến nghị lên Ủy ban nhân dân Tỉnh để chờ giải quyết.

Không chỉ có người dân, nhiều phụ huynh còn ủng hộ việc con mình nghỉ học tại trường kéo nhau lên Ủy ban Tỉnh tập trung để phản đối việc giao đất cho FLC. Một học sinh tại trường THCS Quảng Cư cho biết: "Mẹ em mất rồi, bố em già yếu, nhà có 4 anh em, 3 anh trai đều nghỉ học cả để đi biển kiếm tiền, mà bây giờ nếu không được đi thuyền nữa thì anh em em không biết sống bằng gì cả".

12784531_1715041798740012_413674825_n

Hai học sinh trường THCS Quảng Cư theo bố mẹ lên tập trung tại UBND tỉnh 

"Bao nhiêu năm nay chúng tôi sống bằng nghề bám biển, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại Tỉnh ủy Thanh Hóa là thị Ủy Sầm Sơn định lấy về giao cho FLC toàn bộ bến thuyền ở Quảng Cư và di chuyển ngư dân xuống khu vực cách đó 10km. Nhưng chính quyền ngồi bàn giấy thì làm sao họ biết được đó là vùng cửa sông, thuyền thúng nhỏ đi ra giữa sóng lớn dễ lật thuyền chết người. Từ hôm nghe quyết định của Ủy ban Tỉnh, tôi mất ăn mất ngủ, ngày nào cũng đạp xe từ sáng sớm lên thành phố để mong đợi sự thay đổi từ các cấp chính quyền, đêm hôm qua tôi còn ngủ lại ở vỉa hè đây, vì sức đuối quá rồi" - ông Phúc hơn 60 tuổi, làm nghề biển hơn 40 năm tại xã Quảng Cư tập trung trước Ủy ban Tỉnh cho hay.

12784676_915376418577713_1195464794_n
Không trực tiếp lên UBND tỉnh, nhiều người dân xã Quảng Cư tập trung tại xã để cung cấp thông tin cho phóng viên.

 Được biết đến thời điểm hiện nay người dân các xã, phường trong diện quy hoạch chỉ mong chính quyền để lại cho dân 500m đường biển (ban đầu dự kiến xin 1,5km) trong chiều dài 7km để dân kiếm kế sinh nhai, tuy nhiên, chính quyền và FLC vẫn chưa đồng ý với thỏa thuận này.

 Chúng tôi không cần giải pháp thất nghiệp

Để làm rõ những bức xúc của người dân, phóng viên đã có cuộc trao đổi với các cấp chính quyền địa phương xã Quảng Cư và thị xã Sầm Sơn để làm rõ hơn về vấn đề này.

Trao đổi với phóng viên, ông Lường Văn Hoàng - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Quảng Cư cho biết: "Khi Tỉnh có công văn cải tạo khu bãi ngang phía đông Hồ Xuân Hương theo hướng phát triển du lịch hiện đại thì có một vấn đề xảy ra là hướng phát triển này buộc các bãi đỗ thuyền không được hoạt động, điều này làm ảnh hưởng đến đời sống của bà con nông dân. Khi Tỉnh chủ trương di dời bến thuyền xuống vị trí xa hơn, thì việc di chuyển và sinh hoạt của người dân lại gặp khó khăn vì nghề chài lưới gắn liền với bà con từ bốn, năm đời nay bởi vậy có sự ràng buộc về nhà cửa, gia đình... Hơn nữa, loại thuyền thúng của bà con lại không phù hợp với khu vực biển mà Tỉnh quy hoạch để đậu thuyền, chính vì thế đã xảy ra xung đột kéo dài khoảng 1 tuần nay trên địa bàn. Hơn thế nữa, Tỉnh cũng đề ra phương án hỗ trợ cho bà con bằng nhiều hướng, với những hộ chuyển đổi hoàn toàn, Tỉnh sẽ đền bù bằng kinh phí của Nhà nước, còn với những hộ gia đình muốn bám biển, Tỉnh sẽ hỗ trợ để đóng thuyền lớn hơn, đảm bảo đi lại an toàn kể cả ở vùng sóng lớn. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, khi bà con chỉ đòi khoảng 500m không gian biển thì Tỉnh vẫn không đồng ý. Còn về việc học sinh nghỉ học để đi tập trung phản đối trên Tỉnh thì hiện tại bên xã không nhận được báo cáo nào của trường.

Song, ngay sau đó, khi phóng viên trao đổi trực tiếp với Hiệu trưởng trường Tiểu học Quảng Cư, vị này cho hay: "Ngay sáng nay, khi nhận được thông tin trên Tỉnh báo về có học sinh tập trung trân Ủy ban Tỉnh, nhà trường đã chỉ đạo cô Phó Hiệu trưởng và một giáo viên lên địa bàn để vận động các em quay về trường học. Trường cũng tổ chức tăng cường lịch học thêm để giữ chân các em ở lại trường, đồng thời sát xao đi đến các hộ gia đình để tuyên truyền, vận động phụ huynh, cho phụ huynh ký cam kết không dẫn theo con em lên Ủy ban Tỉnh tập trung. Theo thống kê sơ bộ, sáng ngày 2/3, tại trường Tiểu học Quảng Cư có 8 học sinh nghỉ học đi lên Ủy ban Tỉnh tập trung".

Trước đó, khi trao đổi với người dân tại địa bàn xã Quảng Cư, cô Nguyễn Thị Thuỷ, hơn 50 tuổi, gắn bó với nghề nạo ngao từ nhỏ bức xúc: " Phương án gì, chúng tôi không cần, họ nói hỗ trợ mỗi hộ vài chục triệu để chuyển đổi nghề. Tôi không có học, chuyển nghề nào, ai nhận tôi. Năm ngoái họ vận động bán ruộng nói để xây dựng rồi đưa người địa phương vào làm. Dân chúng ai cũng mừng, đến khi bán xong nào có người dân nào được đi làm. Giờ chúng tôi chỉ còn mặt biển sinh nhai, họ chắn hết, rào hết, thấy dân là đuổi. Chúng tôi bị đuổi ngay trên mảnh đất cha ông, bị mất nghề cả bao đời gắn bó sinh nhai..."

Một điểm đáng chú ý nữa là lực lượng an ninh đã tiến hành kiểm tra, rà soát các điểm xe bus trên địa bàn thị xã Sầm Sơn nhằm hạn chế người dân kéo nhau lên thành phố để phản đối dự án của FLC.

12804354_915376191911069_1856007753_n
Lực lưởng cảnh sát đứng ngay tại các điểm xe bus của thị xã Sầm Sơn để ngăn không cho người dân đi xe bus lên thành phố tập trung phản đối dự án FLC

Về phía thị Ủy Sầm Sơn, ông Lê Văn Khoa - Phó Chánh Văn phòng thị xã Sầm Sơn được giao nhiệm vụ trả lời cơ quan báo chí về những vấn đề liên quan đến sự vụ này, song khi phóng viên tìm gặp thì ông Khoa bận họp và liên lạc nhiều lần song ông Khoa không nghe máy.

Như vậy, đến thời điểm hiện tại, việc người dân tập trung trước Ủy ban Tỉnh Thanh Hóa để phản đối việc thu đất của dân xây dựng dự án cho FLC vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Tỉnh Thanh Hóa và FLC vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng cho dân, khiến nhân dân vùng biển Sầm Sơn chịu cảnh không có kế sinh nhai, rừng phòng hộ bị tàn phá... 

Phóng viên báo Người tiêu dùng sẽ tiếp tục thông tin về sự việc này!

Nhóm phóng viên!

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.