Ông Phan Huy Khang rời ghế Tổng Giám đốc Sacombank

(NTD) - Vào ngày 1/7, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã ra Nghị quyết của HĐQT về việc thôi nhiệm chức danh Tổng Giám đốc đối với ông Phan Huy Khang theo nhiệm vụ cá nhân. Ông Phan Huy Khang không còn là Tổng Giám đốc Sacombank kể từ ngày 03/07/2017.

HĐQT cũng bổ nhiệm bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Phó Tổng Giám đốc Sacombank, giữ chức Tổng Giám đốc thay ông Phan Huy Khang. Trong thời gian chờ Ngân hàng Nhà nước phê duyệt chức danh Tổng Giám đốc đối với bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, HĐQT thống nhất giao bà Nguyễn Đức Thạch Diễm giữ chức Quyền Tổng Giám đốc Sacombank và là người thực hiện công bố thông tin của Sacombank kể từ ngày 03/07/2017.

 

O_Phan_Huy_Khang_-_IMG_8827(1)[1]
Ông Phan Huy Khang thôi chức Tổng Giám đốc Sacombank

Ngày 30/06, Sacombank đã tổ chức Đại hội cổ đông năm tài chính 2015, 2016 và bầu HĐQT mới gồm 6 thành viên. Trong đó, có 3 thành viên HĐQT cũ, gồm ông Kiều Hữu Dũng, nguyên Chủ tịch Sacombank; ông Nguyễn Miên Tuấn, nguyên Phó Chủ tịch Sacombank và ông Nguyễn Xuân Vũ, Phó TGĐ Sacombank. Có 2 thành viên đến từ Vietcombank là bà Lê Thị Hoa, nguyên thành viên HĐQT Vietcombank và ông Phạm Văn Phong, Giám đốc Vietcombank chi nhánh Đắk Lắk. Ông Dương Công Minh, nguyên Chủ tịch LienVietPostbank được bầu làm Chủ tịch HĐQT của Sacombank nhiệm kỳ 2017-2021.

Trong năm 2017, Sacombank cũng đặt ra kế hoạch như sau: Tổng tài sản: 384. 600 tỷ đồng; tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng 356.100 tỷ đồng, trong đó huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư (TCKT& DC) là 351.400 tỷ đồng; Tổng dư nợ tín dụng: 277.000 tỷ đồng; Lợi nhuận trước thuế 585 tỷ đồng: Các tỷ lệ an toàn đảm bảo theo quy định.

Thời gian tới, Sacombank sẽ củng cố và kiện toàn hoạt động của ngân hàng sau sáp nhập, hoàn thiện cấu trúc tổ chức và chuẩn hóa các đơn vị sáp nhập. Xây dựng chi tiết kế hoạch để triển khai thực hiện hiệu quả đề án tái cơ cấu đã được NHNN phê duyệt. Xử lý dứt điểm các vấn đề tài chính còn tồn đọng trước đây, tái cấu trúc tài sản có và tài sản nợ để giảm dần các khoản phải thu, tăng tài sản sinh lợi thông qua việc đẩy nhanh tiến trình xử lý tài sản cấn trừ nợ, giảm dần lãi dự thu. Kiểm soát hiệu quả và ngăn chặn nợ quá hạn, quyết liệt xử lý nợ xấu và nợ cơ cấu để nhanh chóng thu hồi vốn, tăng tài sản sinh lời nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.

 Mai Trinh

 

 

Bình luận

Nổi bật

Nội thành “chật chội”, nhà đầu tư tiềm kiếm cơ hội tại các tỉnh lân cận?

Nội thành “chật chội”, nhà đầu tư tiềm kiếm cơ hội tại các tỉnh lân cận?

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 15:48

Trong khi các đô thị trọng điểm về nhà ở như Hà Nội, TP.HCM vẫn khan hiếm dự án mới cũng là lúc nhà đầu tư tìm đến những nơi có nguồn cung dồi dào hơn đó là tại các tỉnh.

Lo thiếu cát cho các công trình trọng điểm, HoREA có đề xuất bất ngờ

Lo thiếu cát cho các công trình trọng điểm, HoREA có đề xuất bất ngờ

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 15:38

Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) cho rằng nếu không có đủ nguồn cát san lấp thì các dự án trọng điểm sẽ khó hoàn thành vào năm 2025. Hiệp hội này đã có đề xuất lên Thủ tướng để giải quyết nguồn cung cát.

Bắc Giang yêu cầu tăng cường công tác quản lý, phát triển cụm công nghiệp

Bắc Giang yêu cầu tăng cường công tác quản lý, phát triển cụm công nghiệp

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 15:38

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang mới đây đã ban hành công văn về việc tăng cường công tác quản lý, phát triển cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn tỉnh.