Ô tô Toyota đi ngược xu hướng, quay về dùng chìa khoá truyền thống

Khách hàng mua một số mẫu xe mới của thương hiệu Toyota sẽ nhận được một chiếc khoá chìa cơ thay vì chìa điện tử do công ty đang gặp tình trạng thiếu hụt chất bán dẫn.

Chìa khóa thông minh của ô tô Toyota sẽ bị thay thế

Dẫn thông báo của nhà sản xuất Toyota, hãng tin Reuters cuối tháng 10/2022 cho biết một trong hai chiếc chìa khóa thông minh của ô tô hãng này sẽ bị thay thế bằng khóa chìa.

Hãng xe Toyota thông báo: “Trong bối cảnh tình trạng thiếu chất bán dẫn tiếp tục diễn ra, đây là một biện pháp tạm thời nhằm giao xe cho khách hàng càng sớm càng tốt. Chìa khóa điện tử thứ hai sẽ được bàn giao ngay khi sẵn sàng”.

Cũng trong thông cáo báo chí, hãng xe nổi tiếng của Nhật Bản cho biết trong năm nay họ sẽ không thể sản xuất được 9,7 triệu xe như dự báo ban đầu.

Theo báo Nhật Bản Asahi Shimbun, sự thay đổi trên sẽ áp dụng đối với 14 mẫu xe Toyota và 9 mẫu xe Lexus.

"Do chậm trễ trong chuỗi cung ứng, Toyota sẽ tạm thời cung cấp một chìa khóa điện tử cho một số loại xe được sản xuất ở Bắc Mỹ. Các đội sản xuất, hậu cần và bán hàng của chúng tôi đang nỗ lực làm việc để tìm ra các biện pháp đối phó nhằm giảm thiểu tác động đến khách hàng", Toyota trả lời thư của Fox Business Digital.

190244_toyota.jpeg

Mặc dù doanh số bán hàng ở nước ngoài tăng - chủ yếu ở châu Á - trong nửa đầu năm tài chính 2023, doanh số bán hàng trên toàn cầu của thương hiệu này đã giảm so với năm trước.

Tập đoàn sẽ phát trực tiếp họp báo kết quả tài chính quý 2 năm tài chính 2023 vào hôm nay ngày 1/11/2022.

Tình trạng thiếu hụt chất bán dẫn toàn cầu kể từ năm 2021 đã khiến các dây chuyền lắp ráp trên khắp thế giới ngừng hoạt động và làm chậm quá trình sản xuất điện thoại thông minh, thiết bị gia dụng và các sản phẩm khác.

Sự phụ thuộc của các nhà sản xuất ô tô vào chip điện tử đã tăng lên đáng kể khi các phương tiện, đặc biệt là các mẫu xe cao cấp, trở nên giàu tính năng hơn như kết nối bluetooth hay trợ lý lái xe, hệ thống định vị điện tử.

Chất bán dẫn là các chip silicon được sử dụng để các chức năng điều khiển và bộ nhớ trong các sản phẩm từ ô tô, máy tính và điện thoại di động đến nhiều mặt hàng điện tử khác.

Dự báo thiếu hụt chất bán dẫn ô tô đến năm 2023

Theo đánh giá từ các chuyên gia của Viện Công nghệ Ô tô Hàn Quốc, khoảng cuối năm 2020 tình trạng thiếu chất bán dẫn ô tô đã xuất hiện trên toàn thế giới.

Điều này ảnh hưởng đến ngành công nghiệp ô tô 2022 và dự báo sau năm 2023 tình trạng thiếu nguyên liệu này vẫn có thể gây ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp sản xuất ô tô toàn cầu.

Trong nhiều thập kỷ qua, ngành công nghiệp ô tô sử dụng mô hình "Đúng sản phẩm - với đúng số lượng, tại đúng nơi, vào đúng thời điểm cần thiết" để giảm chi phí. Tuy nhiên, sự thiếu hụt trong chuỗi cung ứng hiện nay khiến cho các doanh nghiệp phải thay đổi như: Dự trữ những loại chất bán dẫn quan trọng nhất; Tự sản xuất chất bán dẫn và những thành phần khác, để giảm sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng.

Theo trích dẫn dữ liệu từ IHS Markit, nhu cầu về chất bán dẫn ô tô dự kiến sẽ là 209,3 tỷ vào năm 2027, cho thấy tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 8%.

Trong bối cảnh đó, các nhà sản xuất xe và công ty phụ tùng ô tô cần đặt ra kế hoạch dài hạn để chuẩn bị cho ngành công nghiệp ô tô trước tình trạng thiếu hụt kéo dài đồng thời, tập trung vào tiềm năng thị trường dài hạn hơn ngắn hạn, và có kế hoạch hợp tác với các nhà sản xuất ô tô về đầu tư và phát triển công nghệ.

https-s3-ap-northeast-1-amazon-5179-9459-1610263858.jpeg

Hiện nay, các quốc gia bắt đầu chú trọng hơn trong việc đầu tư xây dựng các dây chuyền sản xuất chất bán dẫn của riêng mình. Cụ thể, Tập đoàn Intel thì có kế hoạch đầu tư 95 tỷ đô la Mỹ vào hạ tầng sản xuất chip bán dẫn tại châu Âu trong vòng 1 thập kỷ mới. Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đang đẩy mạnh kế hoạch đầu tư 50 tỷ USD để kích thích các doanh nghiệp nội địa đầu tư vào mảng sản xuất chip bán dẫn.

Theo Hiệp hội các Nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), để giúp thị trường ô tô Việt Nam không bị ảnh hưởng bởi sự thiếu hụt này Chính phủ cần có những chính sách ưu đãi về thuế, hỗ trợ về sản xuất kinh doanh để kích cầu phát triển ngành công nghiệp ô tô.

Xem thêm: Top 10 xe điện thế hệ mới chuẩn bị ra mắt thị trường toàn cầu

Sơn Trường

Bình luận

Nổi bật

Quý 1/2024, doanh thu ngành lương thực của Lộc Trời tăng 96%

Quý 1/2024, doanh thu ngành lương thực của Lộc Trời tăng 96%

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 11:56

(CL&CS) - CTCP Tập đoàn Lộc Trời (Lộc Trời) có quý 1/2024 tăng trưởng vượt bật về doanh thu với 3.849 tỷ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu tăng trưởng mạnh chủ yếu đến từ ngành lương thực với mức tăng trưởng 96%.

Masan: Mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi ghi nhận EBIT tăng 70% trong quý 1/2024

Masan: Mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi ghi nhận EBIT tăng 70% trong quý 1/2024

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 08:11

(CL&CS) - Mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi của CTCP Tập đoàn Masan ghi nhận lợi nhuận hoạt động kinh doanh (thu nhập trước lãi vay và thuế - EBIT) tăng trưởng 70% so với cùng kỳ năm trước cho thấy sự phục hồi tích cực của thị trường tiêu dùng và đà tăng trưởng của những phát kiến chiến lược.

Hành trình khởi nghiệp của ông chủ NextTech qua lời kể của mẹ: Bán 2 miếng đất để mua máy tính cho con học lập trình, lập công ty từ 2 triệu đồng tiền viết phần mềm thuê

Hành trình khởi nghiệp của ông chủ NextTech qua lời kể của mẹ: Bán 2 miếng đất để mua máy tính cho con học lập trình, lập công ty từ 2 triệu đồng tiền viết phần mềm thuê

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 06:40

Ông đã từ kể lại quãng thời gian khởi nghiệp của mình với "ba không": không vốn, không trụ sở và cơ sở vật chất, không có nhân viên.