Thứ năm, 20/02/2025, 15:32 PM

Ở Hà Nội có một nhóm bạn trẻ mê thu gom và tái chế, tổ chức “đổi rác lấy quà” được nhiều người ủng hộ

(CL&CS) - Nhóm được thành lập với cái tên mới mẻ nhưng rất ý nghĩa khi ở đó có các bạn trẻ yêu môi trường, mong muốn biến rác thải thành những vật dụng hữu ích.

Vào tháng 6/2022, một nhóm các bạn trẻ yêu môi trường tại Hà Nội đã thành lập hội thu gom và tái chế rác thải mang tên Tagom. Tagom  ra đời với ý tưởng thu gom và xử lý các loại rác vô cơ, độc hại như bóng đèn, nhựa, xốp, nhôm, chì, mảnh sành, thủy tinh, pin, thủy ngân... Sau đó phân loại, đưa đến nơi xử lý tập trung hoặc tái chế.

Bất cứ ai cũng có thể “đổi rác lấy quà”

Thủ lĩnh của Tagom là bạn Nguyễn Thị Thùy Linh (SN 1996), giải thích cái tên Tagom có thể hiểu là "chúng ta cùng gom", hay còn mang một ý nghĩa khác là "tái chế" và "thu gom". Theo Thùy Linh, việc thành lập nhóm có mục tiêu thúc đẩy hoạt động phân loại rác tại nguồn thông qua thực hành liên tục, qua đó hướng tới xây dựng thói quen tiêu dùng có trách nhiệm và lối sống bền vững hơn cho cộng đồng. 

 

 

Tagom là nhóm thu gom và tái chế rác thải của các bạn trẻ yêu môi trường

Ý tưởng thành lập nhóm thu gom rác khó để xử lý bắt đầu từ việc mình quan sát thấy rất nhiều người yêu môi trường lúng túng khi không biết cách để xử lý rác. Đôi khi có mấy viên pin, mảnh sành, chai thủy tinh, bóng đèn vỡ mà không biết bỏ đi đâu. 

Mình nhận thấy rác thải sinh hoạt có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, bởi đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra và làm tăng thêm tình trạng ô nhiễm môi trường. Với số lượng rác thải thu gom hằng ngày tại Hà Nội rất lớn, việc phân loại càng khó khăn hơn, gây quá tải cho các bãi rác”, Thùy Linh chia sẻ. 

Vậy là với khát khao bảo vệ môi trường và nâng cao ý thức người dân, nhóm Tagom chính thức ra đời. Ban đầu, hoạt động của nhóm thông qua các tình nguyện viên. Người dân phân loại, làm sạch các loại rác tại nhà, các tình nguyện viên thu gom và đem đến kho ở số 59, ngõ 33 Nguyễn An Ninh, phường Tương Mai (Hoàng Mai, Hà Nội). 

 

 

Các bạn trẻ hăng say làm công việc tái chế rác

Để có thêm nhiều người biết đến hoạt động thu gom rác độc hại, Tagom đã lập fanpage để thông tin về hoạt động của nhóm đến cộng đồng, đồng thời đưa những thông tin về các rác độc hại, cách xử lý, phân loại. Nhóm còn khởi động chương trình “thu rác đổi quà” rất ý nghĩa. 

Năm 2023, Tagom đã tổ chức thành công ngày hội thu gom rác thải tại 6 siêu thị ở Hà Nội, TP.HCM và Bình Dương. Mỗi điểm siêu thị, Tagom tổ chức “đổi rác nhận quà” và được nhiều người ủng hộ. Mỗi điểm, ngày hội thu gom rác diễn ra 12 ngày đêm, thu được gần 2 tấn rác thải. Quà đổi lại cho người dân "nộp" rác là những sản phẩm gia dụng như túi vải, bình nước, sổ tay, cây xanh, giấy vệ sinh,…

 

 

Chương trình “đổi rác lấy quà” của nhóm được nhiều người ủng hộ

Năm 2024, nhóm đã hướng đến các doanh nghiệp, phối hợp tổ chức ngày hội thu gom rác, mời người lao động và gia đình tham dự. Tại ngày hội, nhóm sẽ trao đổi kiến thức về tác hại, cách xử lý, thu gom, vệ sinh rác thải nguy hại và địa điểm nhận rác hằng ngày kèm theo chương trình “đổi rác nhận quà”.

 

 

Bất cứ ai cũng có thể "đổi rác nhận quà"

Không chỉ đơn giản là gom được nhiều rác…

Bạn Thùy Linh cho biết, trong suốt thời gian hoạt động gần 3 năm qua, khó khăn lớn nhất của Tagom chính là kho chứa rác: “Kinh phí của nhóm không nhiều, thuê kho ở xa thì không tiện cho người dân đem rác đến, thuê ở nội thành thì giá cao. Vì hoạt động của Tagom tập trung vào rác và phân loại rác tại nguồn nên cần kho lớn, với số lượng rác ngày càng nhiều”.

 

 

Các thành viên phân loại rác trong nhà kho cũ

Với nhà kho cũ rộng 100m2 trong ngõ nhỏ đường Nguyễn An Ninh, nhóm đã có thể hoạt động theo đúng mục đích thành lập. Hiện tại, họ vẫn phải dùng xe đẩy tay đẩy từng thùng hàng ra đường Nguyễn An Ninh để chất lên xe tải chở đi xử lý, tái chế vì ngõ nhỏ, xe tải không đến được tận kho.

Tuy khó khăn về kinh tế, nhưng với nhiệt huyết tuổi trẻ và tình yêu môi trường, các thành viên trong nhóm đã cùng nhau nỗ lực để đưa Tagom đến gần hơn với cộng đồng. Từ vài thành viên sáng lập ban đầu, đến nay Tagom có các thành viên thường trực và đội ngũ đông đảo tình nguyện viên là sinh viên ở các trường đại học, bạn trẻ ở các câu lạc bộ môi trường. 

 

 

Nhóm đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa

Ngoài ra thu gom và tái chế rác thải, Tagom cũng kết hợp với các câu lạc bộ, đội nhóm môi trường của trường đại học, quận, huyện để tận dụng thế mạnh về con người và kinh nghiệm tổ chức, qua đó giúp nhân rộng mô hình tới nhiều địa điểm hơn.

Với nhóm rác dễ tái chế như chai nhựa, vỏ hộp, giấy báo... họ gửi trực tiếp đến các nhà máy tái chế để tạo thành các sản phẩm tái chế. Với nhóm rác tái sử dụng, họ gửi tặng các tổ chức thiện nguyện để trao tặng cho những khu vực khó khăn, trong khi với nhóm rác khó tái chế, họ gửi đến các nhà máy xử lý để rác được xử lý an toàn hoặc liên kết với đội, nhóm sáng tạo để tạo thành các sản phẩm có giá trị. 

 

 

Ngày càng nhiều người yêu mến Tagom

Được biết, Tagom hiện có hơn 10 khách hàng là doanh nghiệp, khoảng hơn 1.000 tình nguyện viên, gia đình thường xuyên mang rác tới kho. Trung bình mỗi tháng nhóm xử lý hơn 1 tấn rác thải nguy hại.

Tham gia Tagom, niềm vui mỗi ngày của những người yêu môi trường là lan tỏa lối sống xanh trong cộng đồng, giúp nâng cao nhận thức của người dân, xây dựng thói quen phân loại rác và góp phần giảm ô nhiễm, bảo vệ môi trường. Từ một cái tên mới lạ và khó hiểu, giờ đây Tagom đã trở nên gần gũi đối với những ai yêu môi trường, thích lối sống xanh, sạch, đẹp. 

Theo Tri thức và Cuộc sống

Bình luận

Nổi bật

Ở Hà Nội có một nhóm bạn trẻ mê thu gom và tái chế, tổ chức “đổi rác lấy quà” được nhiều người ủng hộ

Ở Hà Nội có một nhóm bạn trẻ mê thu gom và tái chế, tổ chức “đổi rác lấy quà” được nhiều người ủng hộ

sự kiện🞄Thứ năm, 20/02/2025, 15:32

(CL&CS) - Nhóm được thành lập với cái tên mới mẻ nhưng rất ý nghĩa khi ở đó có các bạn trẻ yêu môi trường, mong muốn biến rác thải thành những vật dụng hữu ích.

Những khuyến nghị làm giảm rác thải nhựa tại môi trường biển Việt Nam

Những khuyến nghị làm giảm rác thải nhựa tại môi trường biển Việt Nam

sự kiện🞄Thứ năm, 20/02/2025, 08:15

(CL&CS)- Thông qua Dự án 3SIP2C, các nhà khoa học đưa ra một số khuyến nghị nhằm giải thiểu rác thải nhựa tại môi trường biển Việt Nam.

Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm ở Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh

Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm ở Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh

sự kiện🞄Thứ tư, 19/02/2025, 08:36

(CL&CS) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 15/CĐ-TTg ngày 17/2/2025 về việc chủ động ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm ở Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh.