Dữ liệu cũ
Thứ tư, 08/04/2015, 14:08 PM

Nỗi lo từ thực phẩm đường phố: Trách nhiệm quản lý thuộc về ai?

(NTD) - Hòa theo cuộc sống hiện đại, người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng thực phẩm đường phố. Thế nhưng, một điều đáng quan ngại là rất nhiều vụ ngộ độc do sử dụng loại thực phẩm này đã xảy ra trong thời gian gần đây. Người dân dù lo sợ, nhưng vẫn dùng vì đó là nhu cầu tất yếu. Không ít người tiêu dùng đã thắc mắc rằng, chất lượng thực phẩm đường phố thật sự phải do ai quản lý? Cuộc khảo sát của nhóm PV Báo Người tiêu dùng sẽ trả lời cho câu hỏi này.

Từ những chuyện quá đỗi bình thường

Giữa dòng xe cộ tấp nập hòa quyện cùng bụi đường, chiếc xe nước mía tại góc cuối Công viên Tao Đàn (Q.1, TP.HCM) nườm nượp khách vào ra. Chiếc xe này khá bắt mắt với dòng chữ “nước mía siêu sạch” lồ lộ phía trước nên thu hút khá nhiều ánh mắt của người đi đường. Vì đông khách nên thao tác của chủ quán cực kỳ dứt khoát. Chẳng cần bao tay, cứ thế người đàn ông vạm vỡ nhễ nhại mồ hôi tóm lấy 3 cây mía rồi đưa vào máy xay. Mồ hôi rớt cứ rớt, ruồi đậu cứ đậu, dường như không ai quan tâm lắm về việc này. Trước hình ảnh mất vệ sinh trên, chúng tôi ghé tai hỏi nhỏ một người khách bên cạnh: “Ruồi nhặng lăn tăn như vậy anh không ngán hả?”. “Ở đâu cũng thế à, uống ngoài đường phải chịu thôi. Cho đã cơn khát rồi tính sau” – anh ta trả lời gọn trơn, trên môi là chiếc ống hút vừa được cắm vào ly nước mía mới mua.

Noi lo thuc tu thuc pham duong pho 1
Ông Huỳnh Lê Thái Hòa - Chi cục trưởng Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm TP.HCM.

Chiều 27/3, một xe đẩy cháo lòng được nhóm 4 người thanh niên đang ngồi đánh cờ tướng tại đường D2 nối dài (Q.Bình Thạnh) gọi vào. Bác cháo lòng nhanh nhảu lấy ra 4 cái tô và vớ ngay một chiếc khăn đã ố màu lau chiếu lệ và nói: “Vậy cho nó sạch, đường này bụi nhiều lắm”! Khâu chuẩn bị xong, ông ta bắt đầu múc cháo vào từng tô một và lôi ra một chiếc kéo màu đen đã qua sử dụng rồi cắt lòng lợn nghe “phành phạch”. Sau đó, bác chủ xe đẩy vồn vã đem cháo cho khách. Họ ăn một cách ngon lành!

Noi lo tu thuc pham duong pho 2
 
Noi lo tu thuc pham duong pho 3
 

 

Noi lo tu thuc pham duong pho 4
Chủ xe đẩy cháo lòng tại Q.Bình Thạnh, TP.HCM.

Tối ngày 1/4, một quán ốc không tên nằm trên vỉa hè đường Phạm Văn Đồng, P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức la liệt khách nhậu. Vì là quán nằm ngoài lề đường nên bếp nấu được đặt cạnh các bàn nhậu của khách. Chưa nói đến chất lượng thực phẩm, chỉ riêng việc chứng kiến khâu “xử lý’ mớ chén đĩa bẩn mà chúng tôi đã khiếp đảm. Công đoạn của người phụ nữ ấy chỉ xoay quanh 2 lần: “tráng sơ qua” và “nhúng sơ lại”. Thời gian làm sạch cho mỗi sản phẩm bẩn tối đa là 3 giây. Và chỉ trong vòng 5 phút ngắn ngủi, xô chén đĩa bẩn đã được “giải quyết” một cách gọn ghẽ. Thế là bàn nhậu của thực khách lại được bày lên món mới, với chiếc đĩa “mới rửa” cùng những con ốc thơm lừng nhưng… mập mờ về nguồn gốc.

Trách nhiệm thuộc về ai?

Để trả lời cho câu hỏi này, ông Huỳnh Lê Thái Hòa – Chi cục trưởng Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm TP.HCM cho biết, hiện nay tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn thành phố, nhất là đối với thực phẩm đường phố còn nhiều diễn biến phức tạp. Theo ông, sở dĩ có thực trạng như trên bởi vì đây là loại hình thực phẩm đa số được kinh doanh bởi bà con nghèo, có số lượng nhiều, nhận thức của họ chưa cao. Đa phần, điều kiện kinh doanh của các hộ không đảm bảo về vệ sinh; vị trí kinh doanh dễ bị tác động từ môi trường như bụi đường, rác, ống cống… gây nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao.

Noi lo tu thuc pham duong pho 5
 
Noi lo tu thuc pham duong pho 6
 
Noi lo tu thuc pham duong pho 7
Chủ xe nước mía tại công viên Tao Đàn, Q.1, TP.HCM.

Trước vấn đề này, thành phố chủ động thực hiện nhiều phương án hỗ trợ như miễn chi phí tập huấn đối với các loại thực phẩm cho hộ kinh doanh; miễn giảm một phần chi phí khám sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người kinh doanh hiểu và thực hiện đúng các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm… Đồng thời, thông qua công tác xã hội hóa, hỗ trợ dụng cụ vệ sinh để đảm bảo được điều kiện kinh doanh cho người kinh doanh. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền… Ngoài ra theo ông Hòa, để việc quản lý thực phẩm đường phố được triển khai tốt nhất, đi kèm trách nhiệm về mặt chuyên môn của các đơn vị về an toàn vệ sinh thực phẩm là trách nhiệm từ các cấp chức năng có liên quan khác. “Quản lý an toàn thực phẩm là quản lý của cả hệ thống chính trị. Đầu mối là Ủy ban nhân dân, các cấp đương nhiên phải phối hợp để làm tốt công tác này. Tuy nhiên, điều cốt lõi nhất vẫn là ý thức của người dân” – ông Hòa nói.

Đồng quan điểm cùng ông Hòa, Luật sư Phạm Thị Bạch Tuyết - Trưởng Văn phòng Luật sư Phạm Thị Bạch Tuyết, Đoàn Luật sư TP.HCM cho biết, với số hàng rong, quán ăn đường phố quá nhiều như hiện tại, việc làm sao để kiểm soát được mà không phải qua kiểm tra hoặc là xin cấp phép đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề nan giải. “Muốn dẹp bỏ những loại hình buôn bán này không phải dễ, vì nó đã trở thành văn hóa truyền thống của người Việt Nam, là kế sinh nhai của đa số người dân thành thị. Dẹp chỗ này họ lại chạy chỗ khác” – Luật sư Tuyết đánh giá.

Cũng theo nữ luật sư này, xét về góc độ pháp lý, đối với những trường hợp có Giấy phép kinh doanh cùng Giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, khi xảy ra ngộ độc, cửa hàng đó phải chịu trách nhiệm pháp lý (bồi thường thiệt hại cho nạn nhân, bị tịch thu Giấy phép kinh doanh, và có thể phải chịu cả trách nhiệm hình sự nếu hậu quả nghiêm trọng xảy ra). Tuy nhiên, việc quy trách nhiệm kể cả đối với hộ kinh doanh có đủ điều kiện cũng không dễ, vì trên cơ sở pháp lý thì người tiêu dùng phải chứng minh được họ đã sử dụng thực phẩm của nơi gây ra thiệt hại bằng chứng từ pháp lý, cụ thể là hóa đơn mua bán. “Đối với thực phẩm đường phố, việc chủ kinh doanh xuất hóa đơn cho khách hàng là trường hợp thiểu số. Để tránh rủi ro đến với người tiêu dùng, quan trọng nhất vẫn là ý thức của cả bên mua lẫn bên bán. Chính họ mới là người quản lý an toàn nhất cho sản phẩm của họ” - Luật sư Tuyết khẳng định.

Như vậy, từ những diễn biến vừa nêu, chúng tôi phần nào rút kết được lời giải đáp cho câu hỏi “Trách nhiệm quản lý chất lượng thực phẩm đường phố thuộc về ai?”. Với thực trạng xã hội hiện nay, có thể thấy rằng để đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm đường phố, ngoài trách nhiệm từ quan hữu trách, còn phụ thuộc vào ý thức của đại đa số người dân.

Huỳnh Văn - Thu Hiền

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.