Dữ liệu cũ
Thứ bảy, 21/03/2015, 16:00 PM

Những thực phẩm tưởng an toàn mà hóa độc hại

(NTD) - Đây là những thực phẩm tưởng chừng an toàn, quen thuộc và gần gũi với người tiêu dùng nhưng thực ra lại rất độc hại bởi sự chế biến và lòng tham của người bán.

Đậu phụ độn thạch cao dễ gây thiểu năng

Đậu phụ là món ăn phổ biến, mát, lành nhưng nhiều người đang nghi ngại bởi thông tin các cơ quan chức năng phát hiện nó có chứa thạch cao. Theo đó, người làm đậu phụ thường cho thêm thạch cao vào để đậu nhanh nổi váng và cho sản lượng gấp nhiều lần so với cách làm truyền thống.

Bà Trần Bích Lam, giảng viên bộ môn Công nghệ thực phẩm, khoa Kỹ thuật hoá học (ĐH Bách khoa TPHCM), thạch cao (cacbonat canxi) là chất được cho phép sử dụng trong thực phẩm, dược phẩm và nhiều lĩnh vực khác như nha khoa, mỹ thuật, kim hoàn... Cacbonat canxi được sử dụng trong sản xuất đậu phụ vì giúp tạo kết tủa. Tuy nhiên, thạch cao dùng trong xây dựng có lẫn nhiều tạp chất, tuỳ theo vùng khai thác có thể chứa các kim loại nặng như chì, thuỷ ngân... Vì vậy, nếu sử dụng thạch cao còn lẫn nhiều tạp chất sẽ gây bệnh như đau bụng, buồn nôn, suy gan, thận, trẻ em bị thiểu năng trí tuệ.

7-tac-dung-phu-vo-cung-dang-so-cua-dau-phu

                                      Đậu phụ độn thạch cao dễ gây thiểu năng. Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia thực phẩm, việc phân biệt đậu phụ chứa thạch cao hay không, chủ yếu dựa vào trực quan. Khi mua,nên chọn miếng đậu phụ có mùi thơm và vị béo đặc trưng của đậu nành, giống như khi ăn váng sữa đậu nành còn nóng.  Ngoài ra, đậu phụ không chứa thạch cao khi cầm lên tay thấy hơi nhẹ, mềm, nhìn có màu trắng kem. Còn đậu phụ cho nhiều thạch cao thường có vị hơi chát, nếu cho nhiều bột thì sờ vào thấy cứng, nặng tay.

Tôm bơm thạch rau câu: Rước thêm ký sinh trùng

Vì mục đích lợi nhuận, nhiều tiểu thương đã bất chấp thủ đoạn, sử dụng thạch rau câu (Agar) bơm vào tôm sú đông lạnh khiến chúng trở nên cứng, đẹp và nặng cân hơn. Một chuyên gia phụ trách kỹ thuật nuôi tôm tại Kiên Giang tiết lộ cách phân biệt tôm thật và bơm thạch cao như sau: người dân chỉ cần kiểm tra trên đầu hoặc cầm con tôm lên nếu thấy cứng thì nên lưu ý. Ông Nguyễn Như Tiệp - Phó cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Bộ NNPTNT) cho rằng việc bơm thạch rau câu vào tôm là việc làm rất ngớ ngẩn. Hành động này đã đưa ký sinh trùng, vi sinh vật độc hại vào tôm nên nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm rất cao. Tệ hại hơn, chất này còn làm cho thịt con tôm bị dập nát, giảm chất lượng.

images975112_90

                                            Tôm bơm thạch để tăng trọng. Ảnh minh họa

Tiềm ẩn ung thư vì ngô luộc bằng pin 

Việc sử dụng pin để luộc ngô nhanh chín, mềm và ngon hơn đã được phản ánh rất nhiều. PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội) phân tích trong pin có chất làm điện cực như kẽm, thỏi than chì nén. Khi 2 điện cực xảy ra quá trình điện hóa sinh dòng điện, giải phóng kẽm và gây độc.  Chất điện ly ở trong thỏi pin gồm một số muối kim loại như magie, mangan. Những kim loại này mang tính kiềm, khi người bán ngô cho vào đun với ngô, nước sẽ tạo thành môi trường kiềm, giúp tinh bột phân hủy nhanh hơn. PGS Thịnh cho biết, việc làm này rất có hại cho sức khỏe. Chì, magie, mangan trong pin sẽ nhiễm vào thực phẩm khiến người ăn bị ngộ độc. Nếu chất này tích lũy vào cơ thể trong thời gian dài sẽ tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh ung thư. 

Theo TS Phạm Duệ, Giám đốc Trung tâm chống độc, bệnh viện Bạch Mai, việc luộc ngô với pin gây nhiễm chì suy khiến người dùng có thể bị giảm suy trí tuệ, khả năng học kém, rối loạn tư duy.

Hải sản tẩm urê gây rối loạn thần kinh

Hải sản là thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng gần đây, có hiện tượng chúng bị tẩm ướp urê, chất tẩy javel để kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn và bảo quản thực phẩm lâu ươn. Theo các chuyên gia, khi sử dụng urê để tẩm ướp, bảo quản hải sản, urê sẽ ngấm trực tiếp vào cá, tôm. 

Sau đó, thực phẩm này dù có được rửa kỹ nhiều lần vẫn không loại bỏ được hết các dẫn xuất độc hại của urê đã ngấm sâu vào thực phẩm. Trong cơ thể người, nếu lượng urê cao quá mức có thể gây giảm hoạt động của tuyến giáp, rối loạn máu ác tính, rối loạn thần kinh... 

cabien

                           Cá biển ướp ure gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Ảnh minh họa

Ngoài ra, urê có thể chứa các thành phần nguy hiểm như kim loại nặng gây ngộ độc. Nhẹ là chóng mặt, đau bụng, nặng hơn sẽ nôn mửa, tiêu chảy, trường hợp cấp cứu không kịp sẽ gây tử vong. Tuy nhiên, có thể nhận biết được bằng cảm quan. Với các loại hải sản khi có dấu hiệu hư hỏng luôn có mùi ươn dù được xử lý kỹ; mô thịt thường nhão, không săn chắc tự nhiên;  đối với cá, độ đàn hồi phần thân không cao, khi ấn tay vào sẽ mềm, mình lõm xuống, ngửi kỹ có mùi khai chứ không phải mùi tanh đặc trưng. Ngoài ra, sau khi rửa vài nước cá sẽ mềm, lúc chiên hay kho cá sẽ rã ra và không có mùi thơm tự nhiên của cá biển.

Mọi thông tin thêm, bạn đọc tham khảo mục Cảnh báo 

                                                                                                                             Hồng Nhung (TH)

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.