Dữ liệu cũ
Chủ nhật, 15/03/2015, 13:38 PM

Nhiều lao động người kêu cứu ở Nga

(NTD)- Mặc dù, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và xã hội) đã gửi văn bản cho Công ty CP xuất nhập khẩu Hải Dương (Inimexco Hải Dương) về việc không cho phép công ty này được thực hiện hợp đồng đưa lao động đi làm việc tại Liên bang Nga (Nga) ngành nghề may mặc do hiện vẫn tồn tại nhiều vụ việc phát sinh liên quan đến lao động.

Tuy nhiên, Chi nhánh Công ty CP xuất nhập khẩu Hải Dương tại Hà Nội đã không tuân thủ và đưa trái phép số lao động trên sang làm việc tại Nga. Điều đáng nói là, khi đưa những người lao động sang Nga, phía công ty đã không đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động,…

Mới đây, cơ quan báo chí nhận được đơn kêu cứu khẩn cấp của nhiều lao động hiện đang làm việc tại Nga. Theo nội dung đơn thư, người lao động gồm: Nguyễn Thị Huệ (Hà Nội), Hà Thị Nhung, Vũ Thị Nhung, Hà Thị Duyên và Lê Thị Hải Lý (Đăk Nông) đã ký hợp đồng với bên đưa đi là Công ty Inimexco Hải Dương (Số 11 Nguyễn Du, phường Trần Hưng Đạo, tp Hải Dương, tỉnh Hải Dương), bên thực hiện hợp đồng là Chi nhánh Công ty CP xuất nhập khẩu Hải Dương tại Hà Nội để sang làm việc tại Công ty TNHH Goldstar (địa chỉ tại 141281, Tỉnh Max-cơ-va, TP. Ivan-treva, phố Za-Retrnaya, nhà số 1, Liên bang Nga). Tuy nhiên, sang đến nơi các lao động phải làm việc cho chủ sử dụng khác. Các quy định về lương và thời gian làm việc không đúng như trong hợp đồng đã ký.

Cụ thể, theo hợp đồng lao động đã ký với Công ty Inimexco Hải Dương: Các lao động khi sang được thử việc 3 tháng với mức lương thử việc là 450 USD/tháng. Lương sau 3 tháng ăn theo sản phẩm, trung bình mỗi tháng từ 500-800 USD/tháng. Lao động làm việc 8h/ngày và 6 ngày một tuần. Ngày trả lương là từ ngày 1-10 hàng tháng. Đồng thời, các lao động khi làm việc tại Liên bang Nga được hưởng chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn đầy đủ theo quy định của nước sở tại.

Thực tế, theo đơn thư, khi sang Liên bang Nga lao động, các lao động phải làm việc từ 14-16 tiếng/ngày nhưng không được biết về mức lương được lĩnh, không có bảo hiểm, điều kiện sinh hoạt tồi tàn. Người lao động đã liên hệ với Công ty Inimexco Hải Dương nhiều lần và được phía công ty hứa hẹn ngày 14/2/2015 sẽ cho về nước nhưng đến nay tình hình vẫn không được cải thiện. Hiện các lao động đang bị thu giữ hộ chiếu và giam lỏng tại khu nhà xưởng bỏ hoang khác khiến các lao động bị khủng hoảng tinh thần và một người trong nhóm đã bị ngất phải đưa đi cấp cứu.

Trao đổi với PV, anh Hoàng Văn Nam (trú tại cụm 8, thị trấn Phúc Thọ, Hà Nội), chồng của lao động Nguyễn Thị Huệ bức xúc cho biết: “Hành động của Công ty CP xuất nhập khẩu Hải Dương Inimexco đã vi phạm các quy định của hợp đồng. Nguyện vọng của gia đình tôi cũng như của nhiều người lao động khác là đề nghị Công ty Inimexco hoàn tất các thủ tục để đưa người lao động về nước”.

Trao đổi với PV, ông Bùi Mạnh Hùng - Giám đốc Công ty CP xuất nhập khẩu Hải Dương thừa nhận: “Việc Chi nhánh công ty CP xuất nhập khẩu Hải Dương tại Hà Nội đưa người lao động sang Nga là sai hoàn toàn vì chưa có thẩm định của Cục quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội). Sau khi tiếp nhận ý kiến phản ánh của phóng viên về cuộc sống của người lao động tại Nga, tôi đã bị “sốc” vì chi nhánh công ty tại Hà Nội đưa người đi nhưng tôi không hề biết, không được chi nhánh công ty Hà Nội báo cáo. Trước sự việc trên, tôi kiên quyết chỉ đạo chi nhánh công ty Hà Nội phải đưa người lao động về nước, đồng thời phải bồi thường những thiệt hại cho người lao động”.

IMG_laodong
Người nhà người lao động tại Nga bức xúc kể với PV

 Sau khi tiếp nhận đơn thư của gia đình người lao động tại Nga, ngày 26/02/2015, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã có công văn gửi Công ty Inimexco Hải Dương yêu cầu: Khẩn trương đưa những lao động về nước theo nguyện vọng cá nhân và gia đình. Cục cũng yêu cầu lãnh đạo công ty cùng 1 cán bộ chuyên môn phụ trách thị trường tới trụ sở Cục để làm rõ các sai phạm của công ty và có các giải pháp giải quyết dứt điểm vụ việc trên vào ngày 06/03/2015.

Liên quan đến đến vụ việc này, trao đổi với PV, luật sư Trương Anh Tú  - Trưởng văn phòng luật sư Trương Anh Tú (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho biết: “Theo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (Luật xuất khẩu lao động), hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có vốn pháp định theo quy định của Chính phủ và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Như vậy, nếu doanh nghiệp không được cấp phép mà nhận tiền đưa người lao động sang nước ngoài thì  hành vi đó có dấu hiệu lừa đảo.

Đối với trường hợp của Công ty CP xuất nhập khẩu Hải Dương, Chi nhánh Hà Nội đưa người lao động sang Nga làm may mặc thì doanh nghiệp này đã phạm vào một trong các hành vi bị nghiêm cấm. Đó là: đưa người lao động đi làm việc ở khu vực, ngành, nghề và công việc bị cấm theo quy định của Chính phủ hoặc không được nước tiếp nhận người lao động cho phép.Vì vậy, doanh nghiệp này phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả, trong đó có việc đưa lao động về nước và bồi thường thiệt hại”.

IMG_1168
Hợp đồng đưa lao động đi làm việc tại Nga của Công ty Inimexco Hải Dương

Luật sư Tú cho biết thêm: “ Doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động, có nhận tiền và đưa lao động xuất khẩu sai luật thì có thể chỉ bị xử phạt hành chính theo quy định về giải quyết và xử lý vi phạm theo Luật này. Đồng thời, doanh nghiệp phải có trách nhiệm bồi hoàn toàn bộ chi phí đi lại, lưu trú và xuất nhập cảnh cho người lao động”.

Cũng theo anh Hoàng Văn Nam:  “Mặc dù chúng tôi (người nhà của lao động) không được có mặt tham gia trực tiếp trong buổi làm việc của Cục Quản lý lao động ngoài nước với đại diện phía Chi nhánh Hà Nội của Công ty CP xuất khẩu Hải Dương vào chiều ngày 6/03/2015, nhưng ngay sau khi kết thúc làm việc, đại diện phía Cục đã có cuộc trao đổi trực tiếp với chúng tôi. Theo đó, vị đại diện của Cục cho biết, Công ty CP xuất nhập khẩu Hải Dương đã cam kết sẽ đưa 5 người lao động (trong đó có vợ tôi) hiện đang ở Nga về Việt Nam, thời gian chậm nhất là ngày 15/03/2015.

Như vậy, các sai phạm của Công ty CP xuất nhập khẩu Hải Dương đã rõ. Cơ quan chức năng đã vào cuộc sát sao. Liệu nhánh Hà Nội của Công ty CP xuất khẩu Hải Dương có thực hiện đúng như cam kết trong buổi làm việc với Cục Quản lý lao động ngoài nước và những sai phạm của công ty sẽ bị xử lý ra sao…?

Hoan Nguyễn – Mai Phương

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.