Thứ năm, 10/08/2017, 07:37 AM

Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ đắc cử Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội

(NTD) - Tại phiên họp chính thức Đại hội Nhà văn Hà Nội sáng 9/8, bà Nguyễn Thị Thu Huệ - nổi danh là một trong những nhà văn nữ "tài - sắc vẹn toàn" của văn học Việt Nam đương đại, đã được bầu làm Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Một số nhà thơ, nhà văn phát biểu ca ngợi tân chủ tịch. Riêng phần mình, khi trả lời phỏng vấn của giới nhà báo, bà nói: “Tôi định sẽ mời các nhà văn lớn tuổi hiện đang có các đề cương đi đến các trại sáng tác để hoàn thiện tác phẩm của mình”.

Theo kế hoạch, ban chấp hành mới gồm 11 người, nhưng kết quả bỏ phiếu chỉ có 8 người đủ số phiếu cần. Hội nghị quyết định không bầu thêm, mà giữ 8 người ở trong ban chấp hành.

Ban chấp hành mới gồm 8 người: nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ (224 phiếu bầu), nhà thơ Trần Hữu Việt (220 phiếu), nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại (193 phiếu), nhà thơ Bùi Việt Mỹ (186 phiếu), nhà thơ Trần Quang Quý (176 phiếu), nhà văn Y Ban (172 phiếu), nhà thơ Nguyễn Việt Chiến (169 phiếu), nhà thơ Trần Gia Thái (165 phiếu).

Sau kết quả bầu cử, tám thành viên Ban chấp hành Hội nhà văn Hà Nội nhiệm kỳ 2015-2020 đã họp phiên đầu tiên và bầu nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ làm Chủ tịch Hội với 100% số phiếu bầu. Ba ủy viên được bầu làm Phó Chủ tịch gồm: Nguyễn Sĩ Đại, Nguyễn Việt Chiến, Trần Quang Quý.

ThuHue1

Nguyễn Thị Thu Huệ - một trong số ít nhà văn nữ "tài - sắc vẹn toàn" của văn học Việt Nam đương đại, chính thức được bầu làm Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội.

Nguyễn Thị Thu Huệ sinh năm 1966, tại Khe Hùm (phường Hà Phong, TP Hạ Long). Chị là con của nhà văn, nhà báo Nguyễn Thị Ngọc Tú và nhà báo Nguyễn Ngọc Chánh cùng là phóng viên Báo Vùng mỏ. Chị tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp HN, nay là ĐH KHXH&NV. Chị giữ nhiều trọng trách trong hoạt động nghệ thuật như: Giám đốc Hãng phim Truyền hình Việt Nam, Ủy viên thường vụ ban chấp hành Hội Nhà Văn Việt Nam khóa 8, Giám đốc Trung tâm Bản quyền Văn học Việt Nam.

Nguyễn Thị Thu Huệ nhận nhiều giải thưởng văn học như: Giải thưởng Tác phẩm Tuổi xanh của báo Tiền Phong, giải Nhất cuộc thi của Tạp chí Văn nghệ Quân Đội, giải A cuộc thi Tiểu thuyết và Truyện ngắn Hà Nội, tặng thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1994 với Hậu thiên đường, giải thưởng Hội Nhà Văn Việt Nam năm 2013 với Thành phố đi vắng.

Một số tác phẩm đã xuất bản: Cát đợi, Hậu thiên đường, Phù thủy, Tân cảng, 21 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, Nào, ta cùng lãng quên, 37 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ và tập truyện ngắn Thành phố đi vắng. Tập này nhận được Giải thưởng Hội nhà văn 2012.

ThuHue2
Ban chấp hành Hội nhà văn Hà Nội.

Được mời phát biểu tại Đại hội, nhà thơ Vũ Quần Phương cho biết: “Tôi thấy Ban chấp hành quan trọng phải hiểu nghề, thứ hai là kinh nghiệm quản lý. Trong BCH có nhiều người có kinh nghiệm, người nọ bù người kia, như thế đẹp rồi. Nhưng tôi cũng hơi tiếc là các nhà phê bình chưa có ai”.

Nhà văn Nguyễn Xuân Thủy thì nhận xét: "Tôi nghĩ BCH bầu người cao phiếu nhất làm Chủ tịch là đã lựa chọn theo ý chí của Đại hội, chọn người cao phiếu nhất vào vị trí lãnh đạo cao nhất. Hơn nữa lại là một nhà văn nữ có tài. Tôi hy vọng vào những hoạt động đề cao bản sắc Hà Nội của tân Chủ tịch và BCH nhiệm kỳ mới trong thời gian tới đây".

Vốn là người ít chịu lên tiếng, nhất là ở các đại hội nhà văn, nhưng nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ cuối cùng vui vẻ trả lời báo chí. “Tôi cảm ơn mọi người tín nhiệm, càng nhiều người đặt niềm tin thì trách nhiệm càng lớn”, Thu Huệ nói. Dù mới ra mắt với tư cách tân Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, nhưng chị cũng không lạ gì công việc này: Chị từng là Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà văn Hà Nội thời Chủ tịch là nhà văn Hồ Anh Thái.

ThuHue3

Nhà văn Thu Huệ trả lời phỏng vấn của báo chí sau khi được bầu làm Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội.

Phát biểu tại đại hội, nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ nói: “Hội Nhà văn Hà Nội là niềm tự hào của chúng tôi. Thay mặt ban chấp hành, tôi hứa Hội sẽ luôn đoàn kết nhưng tôn trọng sự khác biệt. Đáp ứng nhu cầu phát triển mới của thay đổi. Nhà văn bằng tác phẩm sẽ phản ánh sự phát triển, vận động của Hà Nội”. Chủ tịch mới của Hội mong muốn UBND TP Hà Nội quan tâm hơn nữa tới đời sống sáng tạo của nhà văn thủ đô.

Trước đây, lúc bà Ngọc Tú nằm bệnh ở nhà, bà Thu Huệ đã thuê cho mẹ 2 người giúp việc. Một người lo đấm bóp chân tay, tắm gội, đưa mẹ đi dạo mỗi ngày và thỉnh thoảng cùng mẹ đi thăm bạn bè; một người lo đi chợ nấu cơm, lau nhà, giặt giũ...

Bà Thu Huệ có năng khiếu văn chương từ nhỏ, nhưng lại mê hội họa hơn cả và thích trở thành họa sĩ. Theo lời kể của nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn - một người bạn thân của mẹ Thu Huệ, thì từ trẻ bà đã sở hữu một nhan sắc vô cùng xinh đẹp. Bởi vậy, bà Ngọc Tú cảm thấy vô cùng lo lắng, sợ "nó yêu phải thằng nào không xứng đáng!".

Thế rồi đến năm 20 tuổi bà Thu Huệ cưới chồng, 22 tuổi sinh con đầu lòng, 28 tuổi xinh thêm 1 cậu con trai nữa (là chồng của diễn viên Trang Nhung). Tuy nhiên, cuộc sống trước kia của Thu Huệ cũng không được nhàn hạ sung sướng.  Nhà thơ Thanh Nhàn kể: "Bố mất sớm, mẹ lại không được khỏe, một mình loay hoay vừa làm việc hết mình để nuôi con, chăm mẹ, lại vừa say mê sáng tác".

ThuHue4

Hai nhà văn Thu Huệ và Nguyễn Quang Thiều

Sau khi trở thành tân Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, có nhà báo đã hỏi chị:

Thưa chị, có một vài hội viên Hội Nhà văn Hà Nội cho rằng, hoạt động của hội từ trước tới nay không khác gì hoạt động của các cụ hưu trí, bởi tỷ lệ tuổi trên 60 của các hội viên chiếm hơi nhiều trong khi tuổi các hội viên trẻ thì quá ít. Chị nghĩ như thế nào về đánh giá này?

Nhà văn Thu Huệ trả lời:

- Ban chấp hành khóa mới này sẽ có trách nhiệm tìm tới các nhà văn trẻ và mời họ tham gia vào hội. Bởi các nhà văn trẻ họ sáng tác, cách nhìn nhận mới mẻ. Họ có các góc nhìn nhận, tiếp cận với tác phẩm rất mới mà không nhất thiết là chỉ ngồi viết. Họ có thể tiếp cận tác phẩm thông qua hình ảnh, facebook, qua những tản văn…

ThuHue5

Nhà văn Thu Huệ (trái) và Trang Nhung trong lễ ăn hỏi.

Những nhà văn trẻ này là những người đã đến gần với công chúng, tiếp cận gần hơn với độc giả. Vì vậy ban chấp hành mới sẽ đến gặp và mời họ tham gia thay vì ngồi đợi họ đến nộp đơn tham gia vào Hội. Có như vậy chúng ta mới tăng thêm độ trẻ hóa được đội ngũ hội viên Hội nhà văn Hà Nội. Tôi cho là vậy.

Tiếp đến, ban chấp hành khóa mới này là sẽ mời các hội đồng. Từ hội đồng các mảng như thơ, văn, phê bình…sẽ nắm bắt những ai đang nổi tiếng ở bên ngoài, có những tác phẩm hay được công chúng, dư luận đánh giá cao, chất lượng thì sẽ đến và mời họ tham gia vào Hội Nhà văn Hà Nội.

Thứ hai, các nhà văn lớn tuổi sẽ vẫn sáng tác. Tôi định sẽ mời các nhà văn lớn tuổi hiện đang có các đề cương đi đến các trại sáng tác để hoàn thiện tác phẩm của mình.

Nếu như có những nhà văn nào viết xong tác phẩm mà lại viết bằng tay, thì tôi sẽ đến nói chuyện với nhà văn đó để mang các tác phẩm đó đi đánh máy, đồng thời sẽ đăng ký bản quyền và xuất bản tác phẩm đó cho nhà văn đó luôn.

                                                                                                                             Thủy Tiên (Ảnh internet)

Bình luận

Nổi bật

LITHACO: Mục tiêu năm 2030 có 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

LITHACO: Mục tiêu năm 2030 có 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 17:04

(CL&CS) - Sáng ngày 11/5, Hội thảo "Điện mặt trời – Kỷ nguyên lưu trữ năng lượng" do công ty LITHACO tổ chức đã giới thiệu về Pin năng lưu trữ năng lượng và ứng dụng của dòng pin này trong đời sống.

Thực hiện quy định chức danh, chuẩn nhà giáo: Đảm bảo chất lượng giáo dục

Thực hiện quy định chức danh, chuẩn nhà giáo: Đảm bảo chất lượng giáo dục

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 09:08

(CL&CS) - Việc thực hiện quy định chức danh, chuẩn nhà giáo giúp thống nhất quản lý đối với tất cả nhà giáo, đảm bảo chất lượng nhà giáo nói chung và tạo cơ hội học tập bình đẳng của người học ở tất cả vùng miền, loại hình cơ sở giáo dục.

Quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non

Quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 09:08

(CL&CS) - Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể.