Nhà nước sẽ điều tiết nếu BĐS tăng giá hơn 20% trong 3 tháng
Nghị định mới quy định các Bộ, ngành sẽ phải đề xuất biện pháp nhằm điều tiết thị trường nếu như chỉ số giá giao dịch BĐS có sự biến động tăng/giảm trên 20%.
Nghị định số 96/2024/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 96) chính thức có hiệu lực từ 1/8, trong đó quy định việc các Bộ, ngành sẽ có trách nhiệm điều tiết thị trường nếu BĐS có biến động "bất thường".
Theo đó, Bộ Xây dựng sẽ thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ hoặc căn cứ vào chỉ số giá, chỉ số lượng giao dịch BĐS cũng như các chỉ số, số liệu thống kê về kinh tế - xã hội thuộc các ngành, lĩnh vực khác có liên quan đến thị trường BĐS để đánh giá tình hình thị trường BĐS cũng như đề xuất thực hiện việc điều tiết thị trường.
Nghị định đã nêu rõ việc nghiên cứu, tổng hợp báo cáo, đánh giá tình hình cũng như đề xuất các biện pháp điều tiết thị trường BĐS sẽ được thực hiện khi chỉ số giá giao dịch BĐS có sự biến động tăng hoặc giảm trên 20% trong vòng 3 tháng; hoặc thị trường BĐS sẽ có những biến động khác ảnh hưởng đến sự ổn định của kinh tế - xã hội.
Việc đề xuất các biện pháp điều tiết thị trường BĐS sẽ diễn ra trong thời hạn 15 ngày; Bộ Xây dựng sẽ chủ trì và phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND cấp tỉnh nhằm tổng hợp, báo cáo đánh giá tình hình cũng như đề xuất các biện pháp điều tiết thị trường BĐS để trình Chính phủ xem xét và quyết định.
Bộ Xây dựng đề xuất các biện pháp điều tiết thị trường BĐS liên quan đến chính sách pháp luật về quy hoạch đô thị, xây dựng, nhà ở, kinh doanh BĐS; về chương trình, kế hoạch phát triển đô thị, bất động sản...
Những biện pháp điều tiết thị trường BĐS liên quan đến chính sách pháp luật về đầu tư, đấu thầu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất. Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất các chính sách pháp luật về đất đai.
Bộ Tài chính sẽ đề xuất các biện pháp có liên quan đến chính sách pháp luật về thuế, tài chính, chứng khoán cũng như trái phiếu doanh nghiệp; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ đề xuất liên quan đến chính sách pháp luật về tín dụng.
UBND cấp tỉnh có trách nhiệm rà soát việc triển khai thực hiện các dự án BĐS tại các địa phương, doanh nghiệp cũng như đề xuất các biện pháp điều tiết thị trường BĐS trên địa bàn.
Bộ Xây dựng sau đó sẽ tiến hành tổng hợp, báo cáo và đánh giá tình hình, đề xuất các biện pháp điều tiết thị trường BĐS để trình Chính phủ xem xét và quyết định.
Trong trường hợp các biện pháp điều tiết thị trường BĐS vượt thẩm quyền Chính phủ, Bộ Xây dựng sẽ báo cáo Chính phủ trình quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành xem xét và quyết định.
Việc điều tiết thị trường BĐS nhằm mục tiêu đảm bảo cung cầu, cơ cấu sản phẩm BĐS sao cho phù hợp với từng giai đoạn của thị trường, được thực hiện thông qua việc lập, trình phê duyệt và triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, chương trình, kế hoạch phát triển đô thị cũng như nhà ở.
An Nhiên
Bình luận
Nổi bật
Hàng Việt Nam chiếm lĩnh thị trường Halal bằng lòng tin và chất lượng
sự kiện🞄Thứ năm, 31/10/2024, 09:15
(CL&CS) - Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, với khả năng xuất khẩu trên 50 tỷ USD nông sản mỗi năm cùng với việc đã xây dựng được các chuỗi cung ứng là lợi thế để nông sản, thủy sản Việt Nam tiến nhanh vào thị trường Halal.
Kết nối giao thương để phát triển thị trường thủ công mỹ nghệ
sự kiện🞄Thứ tư, 30/10/2024, 15:21
(CL&CS) - Thực tế triển khai 14 kỳ Hội chợ quốc tế Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội (Hanoi Giftshow) cho thấy, việc tăng cường kết nối giao thương là một trong những hoạt động đem lại hiệu quả thiết thực trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ (TCMN), làng nghề trong việc tìm kiếm và mở rộng thị trường.
Điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
sự kiện🞄Thứ ba, 29/10/2024, 14:13
(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1279/QĐ-TTg ngày 28/10/2024 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.