Văn hóa và Đời sống
Thứ hai, 24/06/2024, 18:10 PM

Nhà ga xe lửa cổ đẹp nhất Việt Nam và Đông Dương chính thức được 'lên đời' thành Điểm du lịch

Nơi đây được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia năm 2001.

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành Quyết định công nhận Điểm du lịch “Ga đường sắt Đà Lạt”, đặt tại địa chỉ số 1 Quang Trung, Phường 10, TP. Đà Lạt, do Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam quản lý.

Theo đó, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cam kết tuân thủ đầy đủ các quy định của Luật Du lịch và các quy định pháp luật liên quan trong quá trình quản lý, khai thác kinh doanh tại Điểm du lịch “Ga đường sắt Đà Lạt”.

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành Quyết định công nhận Điểm du lịch “Ga đường sắt Đà Lạt”. Ảnh: Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành Quyết định công nhận Điểm du lịch “Ga đường sắt Đà Lạt”. Ảnh: Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam

Được khởi công xây dựng vào năm 1932 và hoàn thành vào năm 1938, Ga Đà Lạt là một phần của tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt, kết nối thành phố cao nguyên với Phan Rang (Ninh Thuận). Tuyến đường sắt này dài 84km, với độ chênh cao toàn tuyến lên đến 1.500m, được khởi công từ năm 1908 theo lệnh của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer.

Được khởi công xây dựng vào năm 1932 và hoàn thành vào năm 1938, Ga Đà Lạt là một phần của tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt. Ảnh: Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam

Được khởi công xây dựng vào năm 1932 và hoàn thành vào năm 1938, Ga Đà Lạt là một phần của tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt. Ảnh: Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam

Ga Đà Lạt gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của TP. Đà Lạt. Đây là ga tàu hỏa duy nhất của khu vực Tây Nguyên và từng đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa và hành khách giữa Đà Lạt và các khu vực khác. Tuyến đường sắt này có 12 nhà ga, 5 hầm chui và là một tuyến đường sắt đặc biệt bởi có 16km đường sắt răng cưa leo dốc, với độ dốc trung bình 12%. Khi ấy, đường sắt và đầu máy có bánh xe răng cưa chỉ có ở Thụy Sĩ và Việt Nam.

Ga Đà Lạt gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của TP. Đà Lạt. Ảnh: Doanh nghiệp Việt Nam

Ga Đà Lạt gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của TP. Đà Lạt. Ảnh: Doanh nghiệp Việt Nam

Dưới bàn tay tài hoa của hai kiến trúc sư người Pháp Moncet và Revéron, ga Đà Lạt được thiết kế với phong cách kiến trúc đậm tính bản địa, kết hợp hài hòa giữa nét hiện đại và truyền thống. Cấu trúc công trình mạch lạc, khoa học nhưng vẫn giữ được sự tinh tế, sang trọng.

Năm 1972, tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt bị chiến tranh phá hủy. Sau khi đất nước thống nhất vào năm 1975, tuyến đường sắt này được khôi phục nhưng chỉ hoạt động trong một thời gian ngắn do hiệu quả kinh tế kém. Hệ thống đường ray, dấu vết đường sắt răng cưa bị tháo bỏ và các nhà ga bị bỏ hoang.

Ga mang hình ảnh đối xứng hoàn hảo, với khối kiến trúc chính giữa mô phỏng ba đỉnh núi Langbiang hùng vĩ và những mái nhà rông Tây Nguyên độc đáo. Hai bên là hai khối kiến trúc trải dài, tạo nên tổng thể hài hòa và cân đối. Ngay chính giữa công trình, dưới mái hiên rộng rãi, du khách sẽ bắt gặp chiếc đồng hồ to lớn ghi lại thời gian bác sĩ Alexandre Yersin - người Pháp, đã phát hiện ra Đà Lạt vào năm 1893.

Khối kiến trúc chính giữa ga Đà Lạt được chia thành hai sảnh: sảnh dành cho hành khách và sảnh dành cho hàng hóa. Giữa hai lối đi này là khu vực chờ tàu rộng rãi, thoải mái. Toàn bộ khối kiến trúc chỉ có một tầng nhưng sở hữu không gian thoáng mát và chiều cao ấn tượng, lên tới mái nhà. Với gam màu nâu trầm chủ đạo cùng những đường nét kiến trúc mềm mại, ga Đà Lạt hòa quyện một cách hoàn hảo với cảnh quan thiên nhiên xung quanh, tạo nên một điểm nhấn độc đáo cho đô thị Đà Lạt.

Ga mang hình ảnh đối xứng hoàn hảo, với khối kiến trúc chính giữa mô phỏng ba đỉnh núi Langbiang hùng vĩ và những mái nhà rông Tây Nguyên độc đáo. Ảnh: Doanh nghiệp Việt Nam

Ga mang hình ảnh đối xứng hoàn hảo, với khối kiến trúc chính giữa mô phỏng ba đỉnh núi Langbiang hùng vĩ và những mái nhà rông Tây Nguyên độc đáo. Ảnh: Doanh nghiệp Việt Nam

Ngày nay, Ga Đà Lạt đã được trùng tu và trở thành một điểm tham quan du lịch nổi tiếng. Du khách đến đây có thể tham quan ga, chụp ảnh lưu niệm, tìm hiểu về lịch sử của ga và tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt. Ga Đà Lạt cũng là nơi tổ chức nhiều hoạt động văn hóa và nghệ thuật, góp phần thu hút du khách đến với thành phố Đà Lạt.

Nhờ những giá trị kiến trúc và lịch sử to lớn, ga Đà Lạt đã được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia vào năm 2001. Hiện nay, tuyến đường sắt Đà Lạt - Trại Mát chỉ dài khoảng 7km, phục vụ du khách tham quan từ ga Đà Lạt đến ga Trại Mát và ngược lại.

Nhờ những giá trị kiến trúc và lịch sử to lớn, ga Đà Lạt đã được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia vào năm 2001. Ảnh: Báo điện tử Đầu tư

Nhờ những giá trị kiến trúc và lịch sử to lớn, ga Đà Lạt đã được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia vào năm 2001. Ảnh: Báo điện tử Đầu tư

Vào giữa tháng 4/2024, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã khai trương chương trình "Hành trình đêm Đà Lạt", đưa du khách vào hành trình khám phá thành phố Đà Lạt lung linh huyền ảo về đêm. Chuyến tàu khởi hành từ ga Đà Lạt lúc 18h15 và trở về ga Đà Lạt lúc 21h20. Du khách trên tàu có thể thưởng thức âm nhạc, trà atiso, sử dụng wifi miễn phí và đặc biệt là thưởng thức tiệc tối theo yêu cầu (chi phí chưa bao gồm trong giá vé).

Đây là một sản phẩm du lịch được ngành đường sắt khai thác, nhằm mang đến cho hành khách những trải nghiệm mới, khám phá vẻ đẹp của Đà Lạt vào ban đêm, đồng thời đóng góp vào việc đa dạng hóa dịch vụ và phát triển du lịch địa phương.

Nhật Linh

Bình luận

Nổi bật

Nhà ga xe lửa cổ đẹp nhất Việt Nam và Đông Dương chính thức được 'lên đời' thành Điểm du lịch

Nhà ga xe lửa cổ đẹp nhất Việt Nam và Đông Dương chính thức được 'lên đời' thành Điểm du lịch

sự kiện🞄Thứ hai, 24/06/2024, 18:10

Nơi đây được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia năm 2001.

Thị trấn nhỏ đẹp nhất thế giới được UNESCO tấm tắc 'độc đáo, bảo tồn tốt', di chuyển từ Việt Nam rất dễ

Thị trấn nhỏ đẹp nhất thế giới được UNESCO tấm tắc 'độc đáo, bảo tồn tốt', di chuyển từ Việt Nam rất dễ

sự kiện🞄Thứ hai, 24/06/2024, 17:02

Với vẻ đẹp riêng biệt, thị trấn cổ còn được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1994.

Hồ nước ngọt lớn nhất của Tây Nguyên đại ngàn, nằm ngay sát biệt điện của vị vua cuối cùng triều Nguyễn

Hồ nước ngọt lớn nhất của Tây Nguyên đại ngàn, nằm ngay sát biệt điện của vị vua cuối cùng triều Nguyễn

sự kiện🞄Thứ hai, 24/06/2024, 16:30

Đến đây, bạn sẽ được ngắm nhìn khung cảnh thơ mộng, yên bình cũng như được tận hưởng bầu không khí trong lành, mát mẻ.