Dữ liệu cũ
Thứ bảy, 23/05/2015, 14:00 PM

Nguy cơ mía đường vào tay người Thái

(NTD) - Đường Thái Lan đang xâm chiếm thị trường Việt Nam trên nhiều mặt trận: chính ngạch, tiểu ngạch, thậm chí họ đang lên kế hoạch xây dựng và mua lại kênh phân phối.

Thống kê của Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) cho thấy, mỗi năm có khoảng nửa tỷ tấn đường thẩm lậu vào Việt Nam, chủ yếu từ Thái Lan. Đường Thái tuồn vào nội địa sẽ được tập kết tại các kho chứa lớn của các đầu nậu. Sau đó, các đầu nậu sẽ đổi sang bao tải chứa đường mang thương hiệu trong nước, hoặc kẹp nhãn hiệu cơ sở đóng gói vào rồi tung ra thị trường.

Ngoài ra, đường Thái Lan nhập lậu còn để làm nguyên liệu sản xuất sữa, bánh kẹo,... thậm chí để xuất khẩu.

Giá mía đưa vào chế biến ở Thái Lan là 30-35 USD/tấn, giá nguyên liệu mía trong giá thành sản xuất đường khoảng 6.000-7.000 đồng/kg. Trong khi đó, ở Việt Nam, giá mía đưa vào chế biến từ 800.000-1.000.000 đồng/tấn (40-45 USD), giá nguyên liệu mía trong giá thành sản xuất đường là 8.000-10.000 đồng/kg.

Như vậy, chỉ riêng về chi phí cho mía nguyên liệu, Việt Nam đã cao hơn Thái Lan khoảng 2.000-3.000 đồng/kg. Vì vậy, đường Việt Nam không có cửa cạnh tranh với đường Thái do hàng loạt yếu kém về giống, công nghệ, thị trường tiêu thụ, chất lượng,...

141901p1070459-1426838057817

Đường Việt Nam không có cửa cạnh tranh với hàng ngoại nhập

Bà Phan Thị Diệu Hà, Phó Cục trưởng Cục XNK (Bộ Công Thương) đánh giá: Thách thức lớn nhất với ngành đường là từ năm 2018, Việt Nam phải xóa bỏ hoàn toàn hạn ngạch thuế quan đường từ ASEAN. Khi đó, việc NK đường của Việt Nam từ các nước thành viên ASEAN sẽ không bị hạn chế về số lượng và thuế suất thuế NK chỉ còn 5%. Đường NK Thái Lan sẽ cạnh tranh và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đường sản xuất trong nước. “Có thể nói, đây là sân chơi đòi hỏi ngành đường phải có sự chuẩn bị bài bản và quyết tâm lớn để nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm nhằm cạnh tranh vững vàng hơn”, bà Diệu Hà nhấn mạnh.

Trước nguy cơ đường Thái Lan xâm chiếm thị trường Việt, Bộ trưởng Bộ NN-PTNN Cao Đức Phát nhận xét, ngành mía đường Việt Nam vẫn chưa thoát được "chiếc áo bảo hộ”. Thuế nhập khẩu đường đang là 20-40% nếu nhập dưới 81.000 tấn, trên 81.000 tấn thì thuế suất là 80-85%, nhờ đó giá đường trong nước khá cao. Tuy nhiên, khi hàng rào bảo hộ dần được gỡ bỏ, ngành đường Việt Nam muốn phát triển phải lấy đường Thái Lan ra làm định lượng so sánh cả về chất lượng và giá cả. Từ đó, suy xét xem nên co lại sản xuất hay mở rộng, nếu mở rộng thì phải nâng cao cạnh tranh trước những ưu thế của đường Thái Lan, có như vậy mới hi vọng ngành mía đường phát triển bền vững.

Với không ít yếu kém từ khâu sản xuất, chế biến tới tiêu thụ, nhiều chuyên gia đánh giá, nếu không kịp thời khắc phục, chỉ vài năm tới khi kinh tế hội nhập sâu, đường ngoại ồ ạt tràn vào, ngành mía đường Việt Nam có thể sẽ bị đánh bật khỏi “cuộc chơi” và “dâng” toàn bộ thị trường cho các DN nước ngoài.

Tin tức mới nhất về Kinh doanh độc giả có thể đọc tại đây.

Cao Phong

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.