Văn hóa và Đời sống
Thứ ba, 09/01/2024, 06:19 AM

Ngôi chùa trăm năm tuổi toạ lạc trên nền đất rộng 58.000m2 ở miền Bắc, nổi tiếng với bộ cánh cửa ‘lưỡng long chầu nhật’ là bảo vật Quốc gia 'hiếm có khó tìm'

Ngôi chùa sở hữu nét kiến trúc độc đáo từ thời Lê Trung Hưng và đã được Chính phủ công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2012.

Thái Bình, mảnh đất địa linh nhân kiệt, nổi tiếng với nhiều công trình kiến trúc tâm linh độc đáo thu hút đông đảo phật tử khắp nơi tìm về chiêm bái. Trong đó, không thể không nhắc đến chùa Keo, ngôi chùa được xây dựng quy mô lớn nằm tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Với tuổi đời hơn 400 năm nhưng đến nay ngôi chùa vẫn giữ nguyên bản sắc kiến trúc có từ thời Lê Trung Hưng cùng những bảo vật độc đáo hiếm nơi nào có được.

Ngôi cổ tự đẹp nhất nhì Việt Nam

Chùa Keo Thái Bình còn được biết đến với tên Hán Việt là Thần Quang Tự, được xây dựng vào năm 1630 dưới triều đại vua Lê Trung Hưng. Cho đến thời điểm hiện tại, chùa đã có niên đại gần 400 năm. Đây là một trong những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo và quy mô lớn nhất nhì tại Việt Nam.

Chùa Keo có quy mô lớn nhất nhì tại Việt Nam

Chùa Keo có quy mô lớn nhất nhì tại Việt Nam

Theo đó, ngôi chùa này sở hữu kiến trúc “nội công ngoại quốc” trên một nền đất rộng lớn, lên đến 58.000m2 với tất cả 157 gian và 21 công trình lớn nhỏ. Hai công trình kiến trúc chủ đạo dùng để thờ Phật và Thánh Tổ Dương Không Lộ được xây dựng và bày trí một cách quy mô. 

Trải dài trong khuôn viên là hệ thống các công trình như chùa Phật, tam quan, toà thượng điện, điện thánh, gác chuông, hành lang và khu tăng xá

Trải dài trong khuôn viên là hệ thống các công trình như chùa Phật, tam quan, toà thượng điện, điện thánh, gác chuông, hành lang và khu tăng xá

Ngoài ra, chùa còn có tam quan nội với đường nét chạm trổ hình rồng chầu tinh xảo và nổi bật. Từ khu vực này, bạn chỉ cần qua sân khách sẽ đến được khu chùa Phật gồm điện Phật, tòa thiêu hương và chùa Ông Hộ. Ngoài kiến trúc ấn tượng, điểm nhấn của chùa Keo Thái Bình còn nằm ở các pho tượng như: tượng Quan Thế Âm Bồ Tát, La Hán, Tuyết Sơn,...

Tượng Phật Bà thờ phụng tại chùa Keo

Tượng Phật Bà thờ phụng tại chùa Keo

Bên cạnh đó, chùa còn sở hữu hai dãy hành lang đông, tây dài rộng được xây dựng uốn quanh khu chùa Phật, đền Thánh. Mặt trước của hành lang đi qua tam quan nội và hàng dậu, mặt sau gắn liền với gác chuông tạo thành hình chữ “quốc”. Ngoài ra, chùa còn có các khu phụ trợ như nhà khách ở hai bên đông, tây.

Vì kèo được chạm trổ tinh xảo

Vì kèo được chạm trổ tinh xảo

Toàn bộ ngôi chùa được làm bằng gỗ lim

Toàn bộ ngôi chùa được làm bằng gỗ lim

Đặc biệt, trong khuôn viên chùa có một giếng nước được xây dựng từ lâu đời. Giếng nước này có phần miệng được xếp ngay ngắn bằng những chiếc cối đá đã tồn tại vài thế kỷ. Hiện tại, hạng mục này đã được rào chắn bọc lại để bảo tồn di tích được nguyên vẹn. Các tín đồ du lịch khi tham quan chỉ có thể ngắm nhìn từ bên ngoài.

Tòa gác chuông 4 tầng là một công trình ấn tượng trong khuôn viên chùa

Tòa gác chuông 4 tầng là một công trình ấn tượng trong khuôn viên chùa

Ngoài ra, phía cuối con đường Thần Đạo trong khuôn viên chùa tọa lạc một công trình ấn tượng là tòa gác chuông. Tòa tháp bao gồm 4 tầng, trong đó tầng 1 treo khánh đá, tầng 2 đặt chuông đồng lớn, tầng 3 và tầng thượng đặt 2 chuông đồng cỡ nhỏ.

Sở hữu bảo vật Quốc gia

Chùa keo có 2 hiện vật đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia. Trong đó, có bộ cánh cửa chạm khắc rồng ở Tam quan nội chùa Keo, được công nhận vào năm 2017 và Hương án được công nhận năm 2021.

Hiện nay, bộ cánh cửa chạm khắc rồng của chùa Keo (bản gốc) đang được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Còn bộ cánh cửa đang được lắp ở Tam quan nội chùa Keo Là phiên bản được chạm khắc đúng như bản gốc. 

Hiện nay, bộ cánh cửa chạm khắc rồng của chùa Keo (bản gốc) đang được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Ảnh: Dân Việt

Hiện nay, bộ cánh cửa chạm khắc rồng của chùa Keo (bản gốc) đang được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Ảnh: Dân Việt

Bộ cánh cửa đang được lắp ở Tam quan nội chùa Keo được chạm khắc đúng như bản gốc. Ảnh: Dân Việt

Bộ cánh cửa đang được lắp ở Tam quan nội chùa Keo được chạm khắc đúng như bản gốc. Ảnh: Dân Việt

Theo tư liệu, bộ cánh cửa có chiều cao 2m, rộng 2,6m. Hai cánh cửa được ghép từ 8 phiến gỗ lim, chia đều cho hai cánh. Tất cả đều ghép thủ công, sử dụng kỹ thuật ghép mộng gỗ. Mỗi cánh chạm một hình rồng lớn, một hình rồng nhỏ và một hình nghê đứng giữa hai chân trước rồng lớn. Đôi rồng lớn trong thế vươn mình hướng lên chầu vào giữa, đuôi hất ngược lên trên. 

Mỗi cánh chạm một hình rồng lớn, một hình rồng nhỏ và một hình nghê

Mỗi cánh chạm một hình rồng lớn, một hình rồng nhỏ và một hình nghê

Hiện tại, cánh cửa ở Tam quan nội chùa Keo chỉ mở khi chùa có sự kiện lớn vào những ngày thường cửa được khóa chặt. Còn hương án chùa Keo được làm bằng chất liệu gỗ sơn son, thếp vàng từ thời Lê Trung Hưng, thế kỷ XVII, với dạng hình hộp chữ nhật được kết cấu ba phần chính: mặt, thân và chân.

Hương án được làm bằng chất liệu gỗ sơn son, thếp vàng

Hương án được làm bằng chất liệu gỗ sơn son, thếp vàng

Hiện vật này có kích thước dài 227cm, rộng 156cm, cao 153cm với hình dáng đặc biệt kiểu chân quỳ dạ cá, trang trí hoa văn dày đặc với các họa tiết "lưỡng long chầu nguyệt", "long ẩn vân", "long giáng" cùng 550 cánh sen, 435 bông cúc, 24 hoa dây lá và linh thú, mây lửa, ngọc báu.

Hoa văn được trang trí dày đặc trên bề mặt hương án với các họa tiết

Hoa văn được trang trí dày đặc trên bề mặt hương án với các họa tiết "lưỡng long chầu nguyệt"

Đặc biệt, do có kích thước lớn và nặng nên dưới chân hương án còn được gắn hệ thống bánh xe để khi cần có thể đẩy di chuyển. Sự sáng tạo này vừa bảo vệ hương án không chịu tác động xấu do quá trình khiêng vác gây ra, vừa tránh được việc hơi nước ẩm từ nền đất ngấm lên. Chính nhờ sự sáng tạo này mà trải qua thời gian mấy trăm năm, hương án chùa Keo Thái Bình vẫn được bảo tồn gần như nguyên vẹn.

Du khách có thể ghé thăm chùa Keo vào bất cứ thời điểm nào trong năm để cầu nguyện may mắn, an lành, tài lộc cho bản thân và gia đình. Đặc biệt là trong các dịp Tết Nguyên Đán, Lễ Vu Lan. Ngoài ra, lễ hội chùa Keo từ năm 2017 đã được nhà nước công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam. Vì thế, dịp lễ hội nơi đây tổ chức rất nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn. Ngày hội diễn ra trong khoảng từ 13/9 – 15/9 (Âm lịch) hằng năm tái hiện lại những dấu mốc quan trọng của vị Quốc sư Dương Không Lộ.

Lễ hội chùa Keo là nét văn hóa đặc trưng mà bạn nên tìm hiểu

Lễ hội chùa Keo là nét văn hóa đặc trưng mà bạn nên tìm hiểu

Với các giá trị về lịch sử, khoa học và thẩm mỹ, hương án,...năm 2012, chùa Keo Thái Bình đã được Chính phủ công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt. Có thể nói, chùa Keo xứng đáng là một điểm đến lưu giữ nhiều giá trị độc đáo về văn hóa mà bạn không nên bỏ lỡ khi đến với mảnh đất Thái Bình.

Thanh Thanh

Bình luận

Nổi bật

Sắp ngừng khai thác đường bay siêu ngắn, khách ngồi 7 phút đã hạ cánh sau gần 30 năm hoạt động

Sắp ngừng khai thác đường bay siêu ngắn, khách ngồi 7 phút đã hạ cánh sau gần 30 năm hoạt động

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 10:51

Việc dừng khai thác chặng bay nối liền 2 đảo khiến người dân vô cùng lo lắng.

Ngắm ngôi làng ‘sạch nhất châu Á’ tại quốc gia ô nhiễm bậc nhất thế giới, nắm giữ cây cầu được UNESCO công nhận là Di sản

Ngắm ngôi làng ‘sạch nhất châu Á’ tại quốc gia ô nhiễm bậc nhất thế giới, nắm giữ cây cầu được UNESCO công nhận là Di sản

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 10:50

Mặc dù Ấn Độ được biết đến như một trong những quốc gia ô nhiễm nhất trên thế giới, nhưng một ngôi làng ở phía Đông Bắc của đất nước này lại được công nhận là nơi sạch nhất châu Á.

Việt Nam có một ngôi làng cổ hơn 500 năm tuổi, nằm cách thành phố Huế 40km, được đề xuất nâng hạng Di tích Quốc gia đặc biệt

Việt Nam có một ngôi làng cổ hơn 500 năm tuổi, nằm cách thành phố Huế 40km, được đề xuất nâng hạng Di tích Quốc gia đặc biệt

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 09:45

Ngôi làng được bao bọc bởi con sông Ô Lâu êm đềm tạo nên khung cảnh bình yên.