Ngoại tệ biến động, ảnh hưởng gì tới nền kinh tế?
(CL&CS)-Trong bối cảnh kinh tế - xã hội còn nhiều bất ổn, các đồng tiền quốc tế biến động phức tạp đã tác động trực tiếp vào thương mại các nước, đặc bệt là các nước sử dụng thanh toán quốc tế bằng đồng USD và EURO.
Trước những biến chuyển ngược chiều của các đồng tiền quốc tế, hoạt động đầu tư, xuất - nhập khẩu của Việt Nam cũng không tránh khỏi tác động, do đó các doanh nghiệp nên tính đến các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá và có kế hoạch ứng phó kịp thời.
Đồng tiền quốc tế không còn là “chuẩn”?
Mới đây Mỹ đã thực hiện một loạt hành động để điều chỉnh kinh tế khỏi mức lạm phát đang trên đà tăng. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2022, Cục dự báo liên bang Mỹ (FED) đã nâng mức lãi suất điều hành lần thứ 3, đạt mốc cao kỷ lục trong vòng 28 năm.
Chính hành động này đã làm đồng USD tăng giá, ngày 22/7 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thực hiện điều chỉnh tỷ giá của VNĐ/USD, hiện tại 1 USD bằng 23.405 đồng. Trong khi các đồng tiền của những nền kinh tế mới nổi giảm giá vì nhà đầu tư rút vốn chuyển sang USD thì các nước phát triển cũng chịu tổn thương không kém. Vào tuần trước, đã có thời điểm đồng Euro xuống thấp hơn cả đồng USD, mức thấp nhất kể từ năm 2002.
Trong phiên giao dịch ngày 20/7, Ngân hàng Nhà nước công bố giá mua vào của đồng EURO là 23.067 và bán ra là 24.494. Nguyên do đến từ áp lực trong bối cảnh kinh tế - xã hội có nhiều bất ổn khi các nước châu Âu đang đối diện với mức lạm phát tăng cao.
Bên cạnh sự “tụt giá” của đồng EURO thì tại Châu Á, đồng Nhân dân tệ Trung Quốc mất giá 5,3%, đồng won Hàn Quốc mất giá 4,7%, đồng baht Thái Lan mất giá 3,4%, trong đó giá trị đồng Yen Nhật xuống 14% mức kỷ lục trong trong 24 năm qua.
Trong thời gian ngắn việc các đồng tiền USD, EURO hay Yen Nhật biến động đều ảnh hưởng đến hoạt động thông thương sang châu Âu và Nhật Bản trong thời gian sắp tới.
Các doanh nghiệp Việt “đau đầu” khi giá trị đồng tiền thanh toán quốc tế thay đổi
Theo thống kê, Việt Nam sử dụng thanh toán quốc tế bằng đồng USD chiếm hơn 70% và mức thanh toán bằng đồng EURO và Yen Nhật giao động từ 5-8%. Thế nên sự biến động giá trị các đồng tiền quốc tế ảnh hưởng đến tình hình thông thương Việt Nam khi đây các đồng tiền chủ chốt trong thanh toán quốc tế tại nước ta.
Ông Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia cho biết sự lên xuống trong đồng USD và EURO ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Với các doanh nghiệp xuất khẩu bằng đồng Euro sẽ bị thiệt, còn nhập khẩu bằng đồng Euro sẽ có lợi. Thế nên những doanh nghiệp trong lĩnh vực này nên theo dõi tỷ giá hối đoái các đồng tiền và lựa chọn thanh toán linh động bằng cả đồng EURO và đồng USD để không muốn gặp bất lợi khi làm việc với công ty nước ngoài.
Thống kê của Tổng cục Hải quan công bố, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng cả nước đạt 371,32 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Có thể thấy được, đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thì việc đồng USD tăng giá đem lại nhiều lợi nhuận hơn khi giá hàng hóa được quy ra USD rẻ hơn tăng tính cạnh tranh trên thị trường.
Ông Nguyễn Quốc Anh, chủ tịch hiệp hội Nhựa – Cao su TP.HCM cho biết hiện tại trên thị trường xuất khẩu cao su đều thanh toán bằng USD vì thế đồng USD tăng giá có lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu. Tuy nhiên tại ngành nhựa 80-90% nguyên vật liệu sản xuất phải nhập khẩu từ nước ngoài thanh toán bằng USD vì thế buộc DN phải tặng giá bán từ 30-40%.
Một số khu vực tại thị trường Châu Âu, từ trước đến nay các doanh nghiệp đều giao dịch xuất EURO, vì thế sự rớt giá của đồng tiền này làm cho lợi nhuận từ các hoạt động nhập khẩu tại thị trường này giảm sút khoảng 6% khi doanh nghiệp nhập khẩu bằng đồng USD nhưng giá xuất khẩu lại tính bằng đồng EURO.
Dưới góc nhìn từ một chuyên gia trước tác động của đồng tiền “quốc tế” nhận định điều quan trọng hiện nay không phải tìm cách giảm tác động mất giá của đồng EURO mà việc lầm làm là làm thế nào để bán hàng qua EURO giữ vững đượng thị phần và tăng lợi nhuận hàng hóa của Việt Nam.
Nguyên Ngọc
Bình luận
Nổi bật
Phân khúc bất động sản khu công nghiệp vẫn giữ vị thế ổn định
sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 18:00
Bất động sản khu công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút dòng vốn FDI trong nhiều năm qua. 9 tháng đầu năm 2024, tổng vốn FDI thực hiện tại Việt Nam ước đạt 17.34 tỷ USD, tăng gần 9% so với cùng kỳ; trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với hơn 1,4 tỷ USD, chiếm hơn 8% vốn thực hiện.
Đồng Khởi và Tràng Tiền tiếp tục lọt nhóm mặt bằng cho thuê đắt nhất thế giới
sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:59
Giá thuê mặt bằng trên đường Đồng Khởi xếp thứ 14 trên thế giới, trong khi Tràng Tiền Plaza Hà Nội góp mặt ở vị trí 18, theo bảng xếp hạng các đại lộ bán lẻ đắt đỏ nhất thế giới của đơn vị Cushman & Wakefield.
Bất động sản công nghiệp: Nhiều “ông lớn” đua nhau rót tiền, tương lai vẫn còn rất tươi sáng?
sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:57
Trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức, bất động sản công nghiệp (BĐS KCN) đang trở thành một "miền đất hứa" thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mạnh mẽ.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.