Ngành chăn nuôi cái gì cũng nhập thì nói gì chuyện cạnh tranh!

(NTD) – Giá thịt tại Việt Nam đắt đỏ nhất thế giới là hậu quả của việc chúng ta chưa tối ưu được khâu chăn nuôi và nguyên phụ liệu, con giồng nhập khẩu đội giá sản phẩm.

Chi hàng tỷ USD nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

Theo Tổng cục Hải quan, Việt Nam đã chi gần 3 tỷ USD nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi trong 11 tháng đầu năm 2014. Chỉ tính riêng trong tháng 11, số ngoại tệ để nhập thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu lên tới 243 triệu USD, tăng gần 28% so với cùng tháng năm 2013. Bộ Công Thương cho biết, giá sản phẩm khi đến tay người chăn nuôi đã "đội" lên cao do nguyên liệu của ngành thức ăn chăn nuôi chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài.

bo sua lam dong
Ngành chăn nuôi đang phụ thuộc quá nhiều các yếu tố ngoại nhập

So với các nước trong khu vực, giá thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam luôn cao hơn khoảng 15 đến 20%, dẫn đến các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam khó cạnh tranh. Theo Hiệp hội thức ăn chăn nuôi, cả nước có khoảng 239 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, trong đó 180 nhà máy là của các doanh nghiệp trong nước, 59 là của các liên doanh và 100% vốn FDI. Số nhà máy liên doanh và FDI không nhiều song công suất lớn, sản lượng cao, chiếm thị phần lớn hơn nhiều so với doanh nghiệp trong nước

Thậm chí phải nhập tới 90% con giống ngoại

Thực tế cho thấy, hiện các giống vật nuôi trong nước như lợn, gà, bò, vịt… đều có nguồn gốc “ngoại nhập” và đây cũng là những giống chiếm tỷ lệ cao trong các trại chăn nuôi tập trung công nghiệp, còn các giống bản địa phần lớn tồn tại dưới dạng “đặc sản”

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi chia sẻ, sở dĩ họ phải nhập heo giống về do các loại giống heo trong nước chất lượng kém, năng suất thấp, nhiều mỡ và khả năng chống chịu bệnh tật kém. Nguồn heo giống Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Mỹ, Canada, Anh, Hà Lan, Đan Mạch...với giá từ 2.500 – 5.000 USD/con, tùy giống.

Ngoài ra dịch vụ thú ý cũng bị chi phối bởi các công ty tư nhân nước ngoài dẫn đến nguy cơ thị trường bị thiên lệch, sử dụng quá nhiều loại thuốc giá đắt và gây thiệt hại cho nông dân. Ngay đến hệ thống giết mổ, phân phối thịt, nhập lậu thịt chất lượng kém… là những mối đe dọa đến sự phát triển của ngành.

Thông tin thêm về thị trường, kinh doanh độc giả có thể đọc tại đây.

Cao Phong

Bình luận

Nổi bật

Cú bắt tay lịch sử của các thương hiệu huyền thoại: Kempinski Hotels và Kengo Kuma tại Ecovillage Saigon River

Cú bắt tay lịch sử của các thương hiệu huyền thoại: Kempinski Hotels và Kengo Kuma tại Ecovillage Saigon River

sự kiện🞄Thứ bảy, 11/05/2024, 19:48

Kempinski Saigon River - Tổ hợp khách sạn sang trọng, biểu tượng sống của sự tinh tế với những trải nghiệm dịch vụ đẳng cấp thế giới lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Kempinski Saigon River là kết quả bắt tay của các huyền thoại: Nhà sáng lập Ecopark, Kempinski Hotels cùng huyền thoại kiến trúc đương đại - Kengo Kuma.

Condotel tiếp tục đóng băng, mất thanh khoản

Condotel tiếp tục đóng băng, mất thanh khoản

sự kiện🞄Thứ bảy, 11/05/2024, 19:47

Condotel xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2014 và phát triển bùng nổ ở giai đoạn 2015 - 2018, theo thống kê của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), đã có khoảng 30.000 sản phẩm condotel được tung ra thị trường tại nhiều địa bàn có lợi thế du lịch như Nha Trang (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang), Đà Nẵng... Tuy nhiên, khi thị trường khó khăn, loại hình này bắt đầu lắng xuống, đóng băng và mất thanh khoản.

Đại diện duy nhất Việt Nam được LĐBĐ Châu Á công nhận là Trung tâm y học thể thao xuất sắc

Đại diện duy nhất Việt Nam được LĐBĐ Châu Á công nhận là Trung tâm y học thể thao xuất sắc

sự kiện🞄Thứ bảy, 11/05/2024, 19:47

(CL&CS) - Với việc đạt chứng nhận cao nhất của AFC dành cho các cơ sở y tế và bệnh viện cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tối ưu cho các cầu thủ bóng đá Châu Á, Trung tâm chấn thương chỉnh hình và y học thể thao Vinmec được kỳ vọng sẽ là “địa chỉ đỏ” cho các VĐV chuyên nghiệp và những người tham gia thể thao phong trào.