Dữ liệu cũ
Thứ bảy, 13/08/2016, 15:59 PM

Ngân hàng Nhà nước có giảm được lãi suất cho vay?

(NTD) - Mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tình hình tiền tệ và hoạt động ngân hàng trong 7 tháng đầu năm 2016. Theo đó, NHNN đã điều hành cung tiền hợp lý tạo điều kiện ổn định mặt bằng lãi suất và phấn đấu giảm lãi suất cho vay.

khach-hang-giao-dich-tai-nam-a-bank-2350
Giảm lãi suất cho vay trong những tháng cuối năm để hỗ trợ cho doanh nghiệp là có cơ sở.

Không giảm được lãi vay thì phải giữ ổn định

Theo báo cáo tình hình kinh tế tháng 7 và 7 tháng đầu năm của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (NFSC), việc giảm mặt bằng lãi suất cho vay trong những tháng cuối năm để hỗ trợ cho doanh nghiệp là có cơ sở thực hiện. Bởi, thanh khoản hệ thống đang khá dồi dào, có thể bảo đảm được nguồn vốn cung ứng cho nền kinh tế trong năm 2016. Bên cạnh đó, cơ cấu tín dụng đang chuyển dịch tập trung cho 5 lĩnh vực ưu tiên, phù hợp với chủ trương của Chính phủ; lãi suất trái phiếu Chính phủ tiếp tục giảm ở các kỳ hạn.

Việc phát hành trái phiếu Chính phủ đã đạt 85% kế hoạch năm (phát hành 250.000 tỷ đồng) sẽ giảm thiểu gây áp lực tăng lãi suất; lạm phát tăng so với năm trước nhưng dự báo cả năm vẫn ở mức thấp (3,5-4%); tỷ giá và thị trường ngoại hối từ đầu năm vẫn khá ổn định. Dự báo tỷ giá cuối năm chỉ dao động trong khoảng kỳ vọng (3%); lợi nhuận 6 tháng đầu năm các ngân hàng thương mại tương đối khả quan, tạo dư địa cho việc xử lý nợ xấu và tiết giảm chi phí hoạt động của hệ thống.

Như vậy, các điều kiện để giảm mặt bằng lãi suất đang có nhiều yếu tố thuận lợi, song để duy trì việc giảm mặt bằng lãi suất, hệ thống ngân hàng cần phải chủ động tiết giảm chi phí hoạt động, đẩy mạnh xử lý nợ xấu để giảm trích lập dự phòng.

Được biết, thanh khoản của hệ thống ngân hàng trong tháng 7 đầu năm 2016 vẫn ở mức dồi dào. Biểu hiện qua mặt bằng lãi suất liên ngân hàng qua đêm tính đến 18/7 là 1,11%, giảm 0,14% so với tháng 6. Đây là mức lãi suất 0/N thấp nhất trong nhiều năm qua, NHNN tiếp tục hút ròng hơn 26.000 tỷ đồng trong khoảng 3 tuần từ 1/7-22/7.

Nguyên nhân thanh khoản dồi dào do huy động tăng cao so với cùng kỳ, tính đến cuối tháng 6 tăng 10,2% so với đầu năm; cùng kỳ năm 2015 tăng 6%. Trong khi tín dụng chỉ tăng ở mức tương đương 8,16% (tính đến hết ngày 20/6/2016) còn cùng kỳ năm 2015 là 7,86%. Cung tiền tăng khá mạnh do NHNN đã bơm vào hệ thống 180.000 tỷ đồng thông qua việc mua ngoại tệ, trong khi tính đến hết ngày 22/7/2016 hút ròng khoản 116.000 tỷ đồng.

Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM cho biết, “đối với việc chỉ đạo tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay, nếu các tổ chức tín dụng giảm được thì giảm còn không phải giữ mức ổn định”.

Ông Nguyễn Hoàng Minh cũng cho biết thêm, lãi suất huy động sẽ không tác động tới lãi suất cho vay. Mặc dù, trong thời gian vừa qua có một số ngân hàng tăng lãi suất huy động nhưng chủ yếu là dài hạn. Mục tiêu nhằm tăng vốn huy động trên nguồn vốn cho vay, bên cạnh đó để cân đối lại nguồn vốn, vì trong thời gian qua các ngân hàng chủ yếu huy động vốn ngắn hạn là chính. Đối với nợ xấu của các ngân hàng cũng có ảnh hưởng làm cho chi phí vốn của các ngân hàng tăng lên, tuy nhiên, tính trên địa bàn TP.HCM trong 6 tháng đầu năm, tỷ lệ nợ xấu giảm nhẹ từ mức 4,02% xuống còn 3,89%.

Dai-bieu-Nguyen-Hoang-Minh
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM.

7 tháng đầu năm mặt bằng lãi suất ổn định

Theo NHNN, tính đến giữa tháng 7, mặt bằng lãi suất cho vay phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 6-7%/năm đối với ngắn hạn, các ngân hàng thương mại nhà nước áp dụng lãi suất cho vay trung và dài hạn phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 9-10%/năm. Lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 6,8-9%/năm đối với ngắn hạn; 9,3-11%/năm đối với trung và dài hạn. Đối với nhóm khách hàng tốt, tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, lãi suất cho vay ngắn hạn từ 5-6%/năm.

Mặc dù có áp lực tăng nhưng với việc thực hiện linh hoạt các giải pháp điều hành của NHNN, mặt bằng lãi suất huy động được giữ ổn định, qua đó giảm sức ép lên lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng trong điều kiện lạm phát có xu hướng tăng nhanh.

Từ cuối tháng 4/2016, thực hiện chủ trương của Chính phủ và NHNN về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại nhà nước và một số ngân hàng TMCP đã điều chỉnh giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn và đưa lãi suất cho vay trung và dài hạn về tối đa 10%/năm đối với các khách hàng vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, đồng thời tích cực triển khai các chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi. Cũng vào tháng 5/2016, NHNN tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện các biện pháp cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn duy trì ổn định lãi suất huy động, tiết giảm chi phí hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh để có điều kiện giảm lãi suất cho vay.

Cũng theo ông Nguyễn Hoàng Minh, việc thực hiện giảm lãi suất cho vay chính là góp phần hỗ trợ cho doanh nghiệp. Bởi, nếu các doanh nghiệp có nợ xấu thì việc tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng là khá khó khăn.

NTD So 63 (252)_Page_11
 

 Ánh Hoa

 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.