Thứ sáu, 12/11/2021, 14:51 PM

Nếu không có hỗ trợ của Chính phủ, tỷ lệ DNVVN đóng cửa tăng gần gấp đôi

(CL&CS) - Chính sách phải đủ mạnh để hồi phục kinh tế bền vững trong bối cảnh “sống chung với COVID-19”.

Việt Nam đã nổi lên như một cường quốc sản xuất của Châu Á.

Khôi phục kinh tế vững chắc trong bối cảnh phải chấp nhận “sống chung với COVID-19” là một trong những chủ đề chính tại Hội thảo quốc tế về các vấn đề đương đại trong kinh tế, quản lý và kinh doanh lần thứ 4 (CIEMB 2021) tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Việt Nam.

“Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới hiện đang đứng trước yêu cầu khôi phục kinh tế vững chắc trong bối cảnh phải chấp nhận “sống chung với COVID-19”, PGS.TS.Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân phát biểu. Đây cũng là vấn đề xuất hiện trong nhiều bài tham luận, nhiều phát biểu quan trọng tại trong 16 phiên thảo luận song song tại Hội thảo.

Hội thảo quốc tế về “Các vấn đề đương đại trong kinh tế, quản lý và kinh doanh” đã trở thành sự kiện thường niên, là diễn đàn, là nơi có các cuộc tranh luận về các vấn đề đương đại của Kinh tế, Quản lý và Kinh doanh, hỗ trợ các chiến lược để kích thích tăng trưởng và phát triển bền vững trên toàn thế giới. 

Hội thảo quốc tế về các vấn đề đương đại trong kinh tế, quản lý và kinh doanh lần thứ 4 (CIEMB 2021) diễn ra trong 2 ngày 11 và 12 tháng 11 tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân với 16 phiên hội thảo song song

Hội thảo quốc tế về các vấn đề đương đại trong kinh tế, quản lý và kinh doanh lần thứ 4 (CIEMB 2021) diễn ra trong 2 ngày 11 và 12 tháng 11 tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân với 16 phiên hội thảo song song

Là diễn giả có tham luận mở màn, Giáo sư Lisa Magnani từ Đại học Macquarie (Úc) nhấn mạnh: Nếu không có sự hỗ trợ của chính phủ, tỷ lệ đóng cửa sản xuất của các DNVVN sẽ tăng 9,1 điểm phần trăm, tăng gần gấp đôi, theo đó  4,6% việc làm mất đi.

“Khả năng dễ bị tổn thương của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trước cú sốc COVID-19 là mối quan tâm hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách ở khắp mọi nơi”, Giáo sư Lisa nói.

Riêng về Việt Nam, Giáo sư Lisa Magnani nói:  “Việt Nam đã nổi lên như một cường quốc sản xuất của Châu Á”.

Nhưng 96% số doanh nghiệp ở Việt Nam là DNVVN, và những doanh nghiệp này đang phải đối diện với những thách thức lớn: đó là có thể phải cạnh tranh với các sản phẩm thay thế nhập khẩu do các doanh nghiệp nước ngoài sản xuất, phải cạnh tranh với các DNVVV nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. 

Chính phủ Việt Nam cũng đã sửa đổi và nâng cấp chính sách DNVVN của mình, chẳng hạn như ban hành Luật Hỗ trợ DNVVN để tăng cường khu vực tư nhân trong nước.

Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chương trình khuyến khích đầu tư vào nâng cao năng lực cạnh tranh của DNVVN, từ nâng cấp và đổi mới công nghệ đến phát triển thị trường, đào tạo, nâng cao kỹ năng cũng như các gói tài chính.

Hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt sẽ giảm tỷ lệ DNVVN đóng cửa

Nhưng khi nói về cơ hội phát triển của DNVVN ở Việt Nam, vị giáo sư này đã đưa ra một từ: Hạn chế.

Hạn chế bởi tiềm lực tài chính mỏng, khả năng tiếp cận tài chính hạn chế nhưng phải cạnh tranh với các DNNN, các doanh nghiệp lớn hơn và cả DN nước ngoài. Lại thêm thách thức, khó khăn vì hội nhập trong các phương thức sản xuất toàn cầu. Kỹ năng của lao động cũng nhiều hạn chế. 

DNVVN Việt Nam cũng đã và đang chịu tác động nặng nề bởi đại dịch COVID-19 như ở các quốc gia khác.

Việt Nam cũng đã và đang đưa ra những chính sách hỗ trợ sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn mà đại dịch mang lại, hỗ trợ để phục hồi sản xuất kinh doanh, phục hồi nền kinh tế.

Và Giáo sư Lisa Magnani nhấn mạnh: Nếu không có sự hỗ trợ của Chính phủ tỷ lệ đóng cửa sản xuất của doanh nghiệp sẽ tăng lên đáng kể. Bà đã đưa những phát hiện chính trong nghiên cứu về tác động của đại dịch và chính sách của Chính phủ để các nhà hoạch định chính sách tham khảo.

Theo nghiên cứu từ các công ty ở 17 quốc gia, bà Lisa cho biết: Các công ty lớn có thể giải quyết cú sốc COVID-19 bằng cách rút ra hạn mức tín dụng của họ, sử dụng nguồn dự trữ.

Nhưng với DNVVN bộ đệm tiền mặt thấp và / hoặc mức nợ cao, đại dịch đã làm tăng khả năng dòng tiền giảm dẫn đến thiếu thanh khoản gặp phải đại dịch họ gặp khó khăn lớn về thanh khoản và dòng tiền. Thiếu hụt thanh khoản tác động tới khả năng thanh toán và thậm chí đẩy một số doanh nghiệp đến phá sản.

Thế giới đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ và các chính sách có xu hướng chia thành hai nhóm:

Nhóm chính sách có chi phí vừa phải nhưng giảm được tỷ lệ doanh nghiệp đóng cửa ở mức vừa phải. Một số chính sách, chẳng hạn như miễn giảm lãi suất, hoãn thuế và tiền thuê nhà, chỉ có tác động hỗ trợ nhỏ so với thiệt hại mà doanh nghiệp phải hứng chịu.

Và nhóm có chi phí cao nhưng giảm được nhiều tỷ lệ đóng cửa doanh nghiệp hơn, đó là chính sách như trợ cấp tiền mặt. “Tuy nhóm chính sách này có chi phí tài chính cao nhưng các chính sách này vẫn cứu được nhiều doanh nghiệp đang  bị ảnh hưởng nặng nề, giúp được nhiều doanh nghiệp hồi phục sản xuất”.

Và các khoản vay ngân hàng với sự bảo lãnh của chính phủ, giúp đưa tỷ lệ thất bại của DNVVN trở lại mức trước COVID và tiết kiệm 4,59% việc làm, vị nữ giáo sư này cho biết thêm. Nhưng bà cũng nhắc nhở chi phí sẽ phát sinh cao và trở nên đắt đỏ nếu sự hỗ trợ không hiệu quả, như kiểu hỗ trợ tất cả các công ty trong đó có cả những công không gặp phải tình trạng thiếu thanh khoản.

 Và chính sách hỗ trợ có sẽ trở thành lãng phí nếu đổ vào những công ty yếu kém mà dù sao cũng sẽ thất bại.

 Nhưng để phục hồi vững chắc, chính sách của Chính phủ phải đủ mạnh và không chỉ cứu để doanh nghiệp tồn tại mà còn cần hỗ trợ để doanh nghiệp tận dụng cơ hội này bứt lên mạnh hơn, kéo theo sự phát triển của những DN khác, đó là ý kiến được nhiều chuyên gia nêu lên.

Một số các chuyên gia khác nhấn mạnh rằng các chính sách cần tập trung hướng đến làm thế nào để hồi phục và phát triển nền kinh tế một cách bền vững trong bối cảnh “sống chung với COVID-19”, thay vì tập trung theo hướng “ứng phó với COVID-19” và chỉ tập trung tháo gỡ khó khăn do tác động của đại dịch. Điều này phù hợp với chiến lược mới của Chính phủ Việt Nam là “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” thay vì chiến lược “Không COVID-19”.

Linh Đan

Bình luận

Nổi bật

Việt Nam sẽ có sân vận động đạt chuẩn quốc tế trong năm 2024?

Việt Nam sẽ có sân vận động đạt chuẩn quốc tế trong năm 2024?

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 16:06

Sân vận động được thiết kế có sức chứa lên tới 22.000 khán giả, có mái che và các hệ thống trang thiết bị đồng hồ hiện đại, diện tích sân bóng đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế

Cú ‘bắt tay’ gây chấn động giới địa ốc giúp Lạng Sơn ‘mở cửa’ đón khu đô thị nghìn tỷ

Cú ‘bắt tay’ gây chấn động giới địa ốc giúp Lạng Sơn ‘mở cửa’ đón khu đô thị nghìn tỷ

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:55

Dự án sẽ được chia làm 2 giai đoạn, trong đó, giai đoạn 1 không quá 15 tháng; giai đoạn 2 không quá 18 tháng kể ngày nhà đầu tư được giao đất, cho thuê đất.

Cao tốc đắt nhất Việt Nam sở hữu cây cầu văng lớn nhất cả nước hơn 7.000 tỷ đồng

Cao tốc đắt nhất Việt Nam sở hữu cây cầu văng lớn nhất cả nước hơn 7.000 tỷ đồng

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:29

Cây cầu này đứng thứ 3 trong số 7 cây cầu dây văng có nhiều nhịp nhất thế giới.