Thứ hai, 06/12/2021, 20:36 PM

Nếu không có gói phục hồi sẽ “lỡ nhịp”, lỡ cơ hội và tụt hậu

(CL&CS) – Đề xuất quy mô gói phục hồi kinh tế khoảng 840.000 tỷ đồng (10,38% GDP) chuyên gia cho rằng “không có vấn đề gì” với nợ công, bội chi và khả năng trả nợ.

Tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2021, TS.Cấn Văn Lực cho rằng nếu không có Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế thì Việt Nam có sẽ lỡ nhịp, lỡ cơ hội và tụt hậu.

Vị chuyên gia này nói rằng dường như Việt Nam đã lỡ nhịp tăng trưởng và phục hồi theo hình chữ U trong khi thế giới phục hồi theo hình chữ V.

Tăng trưởng GDP quý III/2021 giảm 6,17%, cả năm dự báo tăng khoảng 2%. Tỷ lệ thất nghiệp ở quý III/2021 là 3,98%, và nhiều ngành nghề bị ảnh hưởng nghiêm trọng.   

Trong 2 năm đối mặt với đại dịch COVID-19, Quốc hội, Chính phủ đã có nhiều giải pháp hỗ trợ nền kinh tế tăng trưởng hồi phục và giải quyết các vấn đề an sinh xã hội. 

Thế nhưng, nếu cộng gộp các gói hỗ trợ đã có hiệu lực, thì tổng số tiền chỉ chiếm 2% - 3% GDP của Việt Nam. Như vậy không đủ để “giải cứu” nền kinh tế.

TS.Cấn Văn Lực: Có Chương trình phục hồi, GDP năm 2022 đạt khoảng 6% và năm 2023 là 7,5%

TS.Cấn Văn Lực: Có Chương trình phục hồi, GDP năm 2022 đạt khoảng 6% và năm 2023 là 7,5%

TS.Cấn Văn Lực cho biết theo dự báo của nhóm chuyên gia, năm 2022 tăng trưởng sẽ rất khó khăn và nếu không có chương trình phục hồi thì  năm 2022 GDP chỉ có thể tăng 4-4,5%, lạm phát khoảng 3,4-3,7%.

Nhấn mạnh không có chương trình hỗ trợ, Việt Nam sẽ lỡ nhịp và không đạt được kế hoạch 5 năm ông Lực cho rằng: Dư địa cho chương trình phục hội và phát triển kinh tế còn tương đối khả quan do những năm qua chúng ta cũng cố gắng tương đối tốt. Quốc tế đánh giá nền tài khóa chúng ta khá vững chãi. Dĩ nhiên vẫn cần phải có các biện pháp kiểm soát khi đưa ra các gói, chương trình hỗ trợ.

Tại Diễn đàn này PGS.TS Bùi Quang Tuấn – Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam kiến nghị gói hỗ trợ 666.000 tỷ đồng, tương đương 8% GDP Việt Nam. Gói hỗ trợ này tập trung vào 4 vấn đề chính, bao gồm củng cố nền y tế, hỗ trợ an sinh xã hội, hỗ trợ doanh nghiệp và giải quyết đầu tư công.

Nhưng TS Cấn Văn Lực và nhóm  chuyên gia kinh tế đề xuất gói hỗ lớn cao hơn nữa, chiếm 10,38% GDP, tương đương 840.000 tỷ đồng, khoảng 35 tỷ USD.

Trong số này, chính sách tài khóa chiếm lớn nhất trong cơ cấu với 8,34%, tương đương 678.395 tỷ đồng; chính sách tiền tệ 65.000 tỷ đồng (chiếm 0,8%), chính sách an sinh xã hội là 12.800 tỷ đồng (chiếm 0,16%), chính sách khác là 37.650 tỷ đồng (0,46%); đầu tư SCIC vào doanh nghiệp là 50.000 tỷ đồng (chiếm 0,6%).

Trong tổng quy mô đó, theo tính toán của nhóm nghiên cứu, giá trị thực tế sẽ chi, sẽ là 445.760 tỷ đồng (chiếm 5,48% GDP), và mức này đủ sức hấp thụ trong thời gian tới.

Để thực hiện gói hỗ trợ này, nhóm nghiên cứu cũng đã có những tính toán cụ thể về nguồn lực huy động.

Theo nhóm chuyên gia, chính sách tài khóa cần có quy mô khoảng 389.000 tỷ đồng, tương đương 4,79% GDP. Trong đó bao gồm tăng đầu tư khoảng 150.000 tỷ đồng trong 2 năm cho y tế, đào tạo nghề, chống dịch và đầu tư cho SCIC. Hỗ trợ lãi suất 20 – 30.000 tỷ đồng, bảo lãnh vay vốn 80.000 tỷ đồng và thực hiện một số chính sách giảm thuế, phí…

Về chính sách tiền tệ, nhóm nghiên cứu đề xuất tiếp tục gia hạn thực hiện Thông tư 14; hỗ trợ các tổ chức tín dụng giảm lãi suất thêm khoảng 0,5 – 1% trong năm 2022 và duy trì trong năm 2023; cho vay tái cấp vốn các ngân hàng để cho vay nhà ở (nhà ở thu nhập tháp, nhà ở xã hội, cải tạo chung cũ..) với quy mô khoảng 65.000 tỷ đồng. Cùng với đó giữ nguyên tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, linh hoạt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức 13 – 14% trong năm 2022 – 2023; luật hóa việc xử lý nợ xấu…

Trong chương trình này còn có các chính sách an sinh xã hội khác như hỗ trợ tiền thuê nhà cho lao động ngoại tỉnh đến làm việc tại 4 vùng kinh tế trọng điểm, hỗ trợ đào tạo nghề với giá trị khoảng 12.800 tỷ đồng. Giảm tiền điện, nước, viễn thông, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo… với quy mô ước khoảng 37.000 tỷ đồng.

Với quy mô này, nhóm nghiên cứu tính toán có thể tăng thâm hụt ngân sách thêm 1% GDP mỗi năm trong 2 năm 2022 – 2023. Kết hợp với huy động nguồn lực từ tiết giảm chi phí (khoảng 29,2 nghìn tỷ); đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn (khoảng 80.000 tỷ), phát hành trái phiếu Chính phủ; rà soát các quỹ ngoài ngân sách, quỹ tại địa phương; và sử dụng một phần dự trữ ngoại hối nếu cần (khoảng 45.400 tỷ).

Tổng số các giải pháp huy động nguồn lực ước khoảng 445.760 tỷ đồng.

“Với quy mô chương trình hỗ trợ này, sẽ không có vấn đề gì với nợ công, bội chi và nghĩa vụ trả nợ vì nợ công, bội chi vẫn trong ngưỡng an toàn và tương đối thấp”, ông Lực nói.

 Thời gian thực hiện chương trình hỗ trợ theo đề xuất của nhóm nghiên cứu là 2 năm (2022-2023), chia thành 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1 là chuẩn bị kích hoạt chương trình và mở cửa nền kinh tế, phục hồi rõ nét hơn (hết quý II/2022). Giai đoạn 2 là tạo lập nền tảng, phục hồi nhanh và tăng tốc (đến hết quý III/2023).

Kết thúc chương trình và bước sang quỹ đạo mới (từ quý IV/2023). Đối tượng tiếp cận chương trình là lao động và người sử dụng lao động.

Nhóm chuyên gia gia ước tính trong kịch bản thông thường, Chương trình phục hồi này sẽ giúp GDP năm 2022 đạt khoảng 6% và năm 2023 là 7,5%, và nếu không có gói hỗ trợ, tăng trưởng chỉ đạt 4 % trong năm 2022 và và ở năm 2023.

(Bài/loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ - CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ).

Tri Nhân

Bình luận

Nổi bật

Phấn đấu giảm lãi suất cho vay từ 1-2% để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

Phấn đấu giảm lãi suất cho vay từ 1-2% để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

sự kiện🞄Chủ nhật, 19/05/2024, 14:17

(CL&CS) - Chiều tối ngày 16/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Thực hiện quyết liệt, nghiêm túc các biện pháp quản lý, điều hành và bình ổn thị trường vàng

Thực hiện quyết liệt, nghiêm túc các biện pháp quản lý, điều hành và bình ổn thị trường vàng

sự kiện🞄Chủ nhật, 19/05/2024, 14:14

(CL&CS) - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục thực hiện các biện pháp quản lý, điều hành và bình ổn thị trường vàng, bảo đảm kịp thời, hiệu quả hơn nữa; chú trọng công tác thông tin truyền thông để tạo sự đồng thuận trong xã hội.

“Xanh hóa” vật liệu xây dựng sẽ đóng góp tích cực vào hành trình chuyển đổi xanh nền kinh tế

“Xanh hóa” vật liệu xây dựng sẽ đóng góp tích cực vào hành trình chuyển đổi xanh nền kinh tế

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 15:58

(CL&CS) - Thúc đẩy chuyển đổi ngành sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng “xanh hóa” sẽ đóng góp tích cực vào hành trình chuyển đổi xanh nền kinh tế, hướng đến phát triển bền vững.