Thứ tư, 17/04/2024, 14:10 PM

Nâng cao năng lực phòng đo lường, thử nghiệm tấm pin quang điện

(CL&CS)- Ngày 16/4, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức Hội thảo “Đo lường và thử nghiệm tấm pin quang điện” và “Chuyển hóa dữ liệu và giới thiệu bản đồ số”.

Tham dự hội thảo có TS. Hà Minh Hiệp, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL), đại diện các đơn vị trực thuộc Tổng cục theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Chia sẻ về cơ sở hạ tầng, chuẩn đo lường và liên kết chuẩn đối với tấm quang điện (PV) tại Viện Đo lường Việt Nam (VMI), theo ông Nguyễn Đức Tâm, Trưởng phòng Đo lường Quang học, hiện nay có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến điện mặt trời, trong đó, Nghị quyết đại hội IX đã định hướng phát triển năng lượng tái tạo năm 2001 nhấn mạnh ưu tiên phát triển các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo như điện mặt trời, thủy điện;

7ee5f6e39a9134cf6d80

 Ông Nguyễn Đức Tâm, Trưởng phòng Đo lường Quang học - Viện Đo lường Việt Nam

Cũng theo ông Tâm, về công suất nguồn điện năng lượng mặt trời, số liệu thống kê năng lượng tái tạo năm 2023 cho thấy, với công suất từ 8 MW vào năm 2017 đã tăng lên đến 18475 MW vào năm 2022. Về sản lượng, theo số liệu từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), lũy kế đến tháng 11/2023, sản lượng điện toàn hệ thống là 257,35 tỷ kWh, trong đó năng lượng tái tạo: 34,7 tỷ kWh (13,5%), điện mặt trời: 24,1 tỷ kWh, điện gió: 9,84 tỷ kWh. Có thể thấy, Việt Nam là nước đi đầu về công suất lắp đặt điện năng lượng tái tạo trên thế giới và trong khu vực.

Về vai trò của đo lường đối với hoạt động sản xuất, sử dụng tấm quang điện, theo quy trình Calidena (PTB) chuỗi giá trị của nhà máy điện PV gồm 6 bước, bước đầu tiên, thiết kế và sản xuất các thành phần; bước hai, thiết kế hệ thống và lựa chọn thiết bị; bước ba, vận chuyển, lắp đặt và nghiệm thu; bước bốn, vận hành và bảo trì; bước năm, hòa lưới và lưu trữ; bước sáu, tái chế, tái sử dụng, tiêu hủy.

Đối với kinh tế, năng lượng mặt trời chiếm tỷ trọng khá lớn, giá thành lắp đặt thấp, đây là điều kiện thuận lợi tăng công suất lắp điện năng lượng điện mặt trời. Để đạt hiệu quả, tại các công ty, nhà máy sản xuất công nghiệp PV rất cần dịch vụ đo lường, thử nghiệm thông số của tấm PV.

Hiện nay, để hoạt động đảm bảo đo lường đối với tấm PV cần liên kết chuẩn đến SI, độ không đảm bảo đo tốt hơn, cải tiến quy trình hiệu chuẩn cho các loại PV khác nhau; Thứ hai, đầu tư, nâng cấp thiết bị chuẩn, học tập nghiên cứu chuyên sâu; Thứ ba, tư vấn, xây dựng mạng lưới các PTN PV để đáp ứng ngày càng phát triển lĩnh vực này trên toàn thế giới; Thứ tư, tham gia so sánh quốc tế để được thừa nhận các kết quả đo trên quốc tế.

Cũng tại hội thảo, ông Tâm đưa ra một số kiến nghị để nâng cao năng lực phòng đo lường thử nghiệm, trong đó, cử cán bộ tham gia khóa đạo tạo, tập huấn nâng cao chuyên môn nghiệp vụ từ các NMIs, PTN về PV. Bên cạnh đó, tăng cường trang thiết bị: Thiết bị mô phỏng mặt trời (cần thiết), tiến tới đầu tự hệ thống chuẩn đầu năng suất bức xạ; Xây dựng năng lực, đầu tư hệ thống chuẩn bức xạ: hiệu chuẩn thiết bị đo bức xạ (Pyrometer, Irradiance Meter…). Ngoài ra, xây dựng mạng lưới các PTN trong cả nước (phòng hiệu chuẩn, phòng thử nghiệm PV) đạt tiêu chuẩn quốc tế.

haf

Trong khuôn khổ hội thảo, ông Ngô Mạnh Hà - Tổ phó Tổ công tác Chuyển đổi số của Tổng cục TCĐLCL đã chia sẻ về chuyển hoá dữ liệu và giới thiệu bản đồ số, bản đồ số hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng (iSTAMEQ map) kết hợp sử dụng nền tảng bản đồ của Google và dữ liệu trong hệ thống tổ chức, đơn vị hoạt động trong ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Bên cạnh đó, bản đồ số gợi ý cho người dân, doanh nghiệp có thể truy cập, tra cứu, tìm kiếm thông tin, chỉ dẫn tới các tổ chức thực hiện dịch vụ về tiêu chuẩn đo lường chất lượng trực tuyến.

Với những tiện lợi và nhiều lợi ích gia tăng cho người dân và doanh nghiệp. Người dân, doanh nghiệp sử dụng Bản đồ số trên các thiết bị điện tử thông minh như máy tính để bàn, laptop, máy tính bảng và các loại điện thoại di động thông minh tại địa chỉ http://map.tcvn.gov.vn.

PV

Bình luận

Nổi bật

Triển khai ISO 22000:2018 giúp doanh nghiệp tiêu chuẩn hóa toàn bộ hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh

Triển khai ISO 22000:2018 giúp doanh nghiệp tiêu chuẩn hóa toàn bộ hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh

sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 07:17

(CL&CS) - Hiện nay, ISO 22000:2018 được áp dụng nhiều tại các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh, hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm và có liên quan đến thực phẩm, từ đó, giúp doanh nghiệp tiêu chuẩn hóa toàn bộ hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh.

4 bước triển khai đo lường năng suất tại doanh nghiệp

4 bước triển khai đo lường năng suất tại doanh nghiệp

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:06

(CL&CS) - Để triển khai đo lường năng suất doanh nghiệp cần thực hiện qua 4 bước bao gồm: Chuẩn bị dữ liệu; Tính toán; Phân tích và cuối cùng là Cải tiến và duy trì.

7 công cụ quản lý chất lượng cho doanh nghiệp

7 công cụ quản lý chất lượng cho doanh nghiệp

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:01

(CL&CS) - Để các hệ thống quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp được phát huy tối đa hiệu quả, việc hiểu và thực hành một cách nhuần nhuyễn các công cụ hỗ trợ cải tiến năng xuất, chất lượng là việc không thể thiếu. Ngoài Kaizen, 5s hay Lean 6 Sigma thì không thể nhắc đến bộ công cụ quản lý “7 công cụ quản lý chất lượng” trong sản xuất của doanh nghiệp.