Dữ liệu cũ
Thứ bảy, 08/04/2017, 12:21 PM

Mỹ tấn công Syria: Cuộc chiến Trung Đông sẽ bùng nổ?

(NTD) - Ngày 8/4 (giờ VN), sau loạt tấn công tên lửa hành trình Tomahawk, chính quyền Mỹ cảnh báo nước này sẵn sàng có thêm những đợt tấn công quân sự ở Syria. Trong bối cảnh đó, một số nước Mỹ Latin lên án Mỹ tấn công, còn tàu hộ vệ Nga Đô Đốc Grigorovich RFS-494 áp sát tàu khu trục Mỹ tại Địa Trung Hải. Phía chính phủ Syria cũng bắt đầu động binh. Liệu sẽ bùng nổ một cuộc chiến Trung Đông thảm khốc?

Mỹ dọa sẽ tiếp tục tấn công Syria

Theo AFP, đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley, đưa ra thông điệp cảnh báo này tại phiên họp khẩn của Hội đồng Bảo an LHQ sau loạt tấn công tên lửa của Mỹ tại Syria nhằm trừng phạt vụ tấn công bằng vũ khí hóa học của chính quyền tổng thống Bashar al-Assad. Bà cũng nói Mỹ cũng sẽ sẵn sàng trừng phạt kinh tế Syria.

Bà Nikki nói: “Nước Mỹ đã đi một bước rất có tính toán đêm qua. Chúng tôi đã chuẩn bị để tiến hành thêm nữa, nhưng chúng tôi hy vọng điều đó sẽ không cần thiết”.

Theo bà Haley, đợt tấn công bằng tên lửa hành trình Tomahawk đã phá hủy một sân bay mà Washington tin rằng phía Damascus đã sử dụng để tấn công khu vực Khan Sheikhun do lực lượng nổi dậy kiểm soát khiến 86 người, trong đó có 27 trẻ em, thiệt mạng.

Tuy nhiên theo thông tin từ các tổ chức giám sát nhân quyền, tối 7/4, các máy bay chiến đấu của Syria vẫn tiếp tục xuất kích từ căn cứ quân sự này. Văn phòng tổng thống Assad gọi cuộc tấn công là “ngu ngốc và vô trách nhiệm”. Trong khi đó Moscow tuyên bố một loạt biện pháp trả đũa, đồng thời đang củng cố lực lượng không quân của Syria.

TrumpAssad4
 
TrumpNikki
Mỹ bắn tên lửa hành trình vào các căn cứ quân sự tại Syria (Ảnh: Getty)

Trong bối cảnh Anh, Canada, Pháp, Đức, Israel, Nhật Bản, Ả rập Saudi, Thổ Nhĩ Kỳ và một số nước đều lên tiếng bày tỏ quan điểm ủng hộ Washington trong đợt tấn công tên lửa, thì một số nước Mỹ Latin phản đối.  

Ngày 7/4, Tổng thống Bolivia Evo Morales đã lên tiếng phản đối cuộc tấn công, cho rằng Nhà Trắng không thể lấy cớ cuộc tấn công vũ khí để nã tên lửa vào quốc gia Trung Đông này. Trên tài khoản Twitter, ông Morales khẳng định năm 2013, LHQ đã chứng nhận tại Syria không còn vũ khí hóa học và những vấn đề nội bộ của một quốc gia cần được giải quyết thông qua đối thoại, không thể sử dụng vũ khí.

Ngoại trưởng Costa Rica Manuel González và cựu Tổng thống Brazil Lula da Silva cũng tố cáo cuộc tấn công của quân đội Mỹ. Ông González lên án việc sử dụng vũ khí và kêu gọi giải trừ quân bị. Còn ông Lula đánh giá việc Nhà Trắng can dự vào Syria là hành động vô trách nhiệm và thế giới không cần những tổng thống “ngạo mạn”.

Các phong trào xã hội và đảng cánh tả Bolivia cũng đã tổ chức cuộc biểu tình phản đối trước Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô La Paz, bày tỏ tình đoàn kết với nhân dân Syria. Hội đồng Hòa bình thế giới (WPC) cho rằng các cuộc tấn công tên lửa làm leo thang hành động can thiệp quân sự của Mỹ tại Syria. Cùng ngày, các quốc gia đồng minh của Mỹ gồm Argentina, Chile, Colombia, México, Paraguay, Peru và Uruguay ra thông cáo chung bày tỏ quan ngại về tình trạng leo thang căng thẳng trong cuộc chiến Syria, đồng thời lên án mạnh mẽ việc sử dụng vũ khí hóa học chống lại người dân thường, đặc biệt là trẻ em.

Mức độ chính xác của tên lửa hành trình Tomahawk nã vào Syria như thế nào?

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Quốc phòng Nga, trong số 59 quả tên lửa Mỹ nhằm vào căn cứ Shayrat ở Syria, chỉ có 23 quả trúng mục tiêu. Kênh truyền hình RT, Bộ Quốc phòng Nga mô tả tính hiệu quả chiến đấu của cuộc tấn công từ phía Mỹ là “khá kém”. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga- Đại tướng Igor Konashenkov, cho biết: “Vào rạng sáng 7/4 (giờ Nga), hai tàu khu trục của Mỹ USS Porter và USS Ross đã phóng 59 quả tên lửa tấn công căn cứ Shayrat từ khu vực gần đảo Crete trên Địa Trung Hải. Theo nguồn tin của chúng tôi, chỉ có 23 quả tên lửa rơi xuống căn cứ của Syria. 36 quả còn lại hiện vẫn chưa rõ tung tích”.

TrumpTTomahawk3
Hoạt động của tên lửa Tomahawk (Ảnh: BBC News)

Trước đó, theo tờ New York Times, Lầu Năm Góc thông báo đã phóng 59 quả tên lửa hành trình Tomahawk vào căn cứ  Shayrat, nhắm thẳng vào chiến đấu cơ, thiết bị radar, boong-ke vũ khí và kho nhiên liệu cũng như hệ thống phòng không của Syria. Trả lời giới truyền thông qua thư điện tử, người phát ngôn Lầu Năm Góc - Chỉ huy Jeff Davis, cho biết hai tàu khu trục Porter (DDG-78) và USS Ross (DDG-71) đã triển khai tấn công từ đông Địa Trung Hải vào lúc 20h40 ngày 6/4. Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng khẳng định ra lệnh tấn công quân sự nhằm vào sân bay ở Syria, đồng thời cho rằng Mỹ có lợi ích an ninh quốc gia quan trọng trong việc ngăn chặn tình trạng phổ biến và sử dụng các loại vũ khí hóa học.

Tại sao Mỹ dùng tên lửa Tomahawk tấn công Syria?

Theo các quan chức quân đội Mỹ, nước này thường dựa vào những vũ khí “rường cột” khi Lầu Năm góc muốn tấn công từ một khoảng cách an toàn. Tên lửa Tomahawk là một vũ khí quan trọng của Mỹ trong chiến tranh kể từ cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991, thường mang một đầu đạn hơn 450 kg. Lần mới đây nhất Lầu Năm góc dùng Tomahawk là tháng 10/2016, khi đó, quân đội Mỹ đã phóng Tamahawk từ Biển Đỏ vào ba khu vực radar ven biển ở Yemen sau khi phiến quân Houthi phóng ba tên lửa vào một số tàu Mỹ.

Trước đó, Mỹ đã dùng Tomahawk hồi tháng 9/2014 khi Mỹ mở rộng cuộc chiến trên không chống phiến quân từ Iraq tràn vào Syria. Lầu Năm Góc cho biết tại thời điểm đó, quân đội Mỹ đã phóng 47 quả Tomahawk từ tàu USS Philippine Sea ở Vịnh Ba Tư và tàu USS Arleigh Burke ở Biển Đỏ, bắn trúng các khu vực của nhóm Khorasan, một tổ chức Hồi giáo liên hệ với al-Qaeda.

Một trong những lợi thế lớn nhất trong sử dụng Tomahawk là không cần phi công ở gần một tiêu định tấn công. Tên lửa này có thể được phóng từ tàu khu trục Hải quân cách xa mục tiêu tới 1.600 km. Đây là lợi thế chiến thuật quan trọng khi đối mặt với hệ thống phòng không của kẻ địch.

Quân đội Syria sử dụng hệ thống tên lửa đất đối không S-200 đơn giản nhưng được hỗ trợ từ lực lượng Nga – nước có hệ thống tân tiến hơn là S-300 và S-400. Các hệ thống này có radar tốt hơn và nhanh hơn tên lửa đất đối không cũ. Quân đội Mỹ có thể làm nhiễu một số loại radar Nga thông qua sử dụng máy bay EA-18G và các phương tiện khác. Tuy nhiên, S-400 của Nga có thể xử lý được sự cố nhiễu radar.

TrumpAssad2
Các căn cứ quân sự Syria (có 6 chiếc Mig- 23 do Nga sản xuất) bị trúng tên lửa (Ảnh: Reuters)

Tomahawk có sức nổ kém hơn loại bom to được mang trên máy bay có người lái. Tuy nhiên, theo ông Harmer, để ném bom máy bay Syria trên mặt đất, điều này không thành vấn đề. Máy bay là mục tiêu “mềm nhất trong các mục tiêu mềm” và không cần vũ khí khủng cũng có thể phá hủy và vô hiệu hóa được.

Sẽ bùng nổ một cuộc chiến khu vực?

Ông Rex Tillerson đã có kế hoạch tuần tới đến Moscow để hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin về vụ Syria tấn công vũ khí hóa học buộc Mỹ phải trả đũa bằng việc bắn tên lửa hành trình Tomahawk vào phá hủy các căn cứ quân sự của Syria.

TrumpNikki2
Tàu hộ vệ Nga Đô Đốc Grigorovich RFS-494 áp sát tàu khu trục Mỹ tại Địa Trung Hải (Ảnh: Getty)

Nga cảnh báo hành động của Mỹ sẽ gây “tổn hại đáng kể” tới quan hệ Nga - Mỹ, lập tức ngừng một thỏa thuận với Mỹ đạt được trước đó nhằm tránh đụng độ trên không phận Syria. Dù vậy, Bộ ngoại giao Nga vẫn không hủy bỏ chuyến thăm Moscow theo kế hoạch của ông Tillerson.

Trước quan điểm Nga buộc tội Mỹ đã tấn công vào lãnh thổ có chủ quyền của Syria và vi phạm luật pháp quốc tế với loạt tấn công hạt nhân, ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cho biết: “Tôi thất vọng với phản ứng của Nga vì điều đó cho thấy họ tiếp tục ủng hộ chính quyền của ông Assad”.

Vụ bắn tên lửa hành trình Tomahawk vào Syria cũng ngầm "răn đe" Trung Quốc và Triều Tiên. Sau vụ tấn công gây chấn động này, hiện cả thế giới đang chờ xem những gì sẽ xảy ra tiếp theo. Liệu các bên có liên quan trong cuộc chiến đẫm máu tại Syria có tự kiềm chế mình, để không làm bùng nổ một cuộc chiến khu vực tầm cỡ tại Trung Đông?

                                                                                          Lê Miên Tường (Theo BBC News, AP, 4/2017)

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.