Mục tiêu xuất khẩu hàng hóa năm 2024 đạt 377 tỷ USD
(CL&CS) - Dựa trên mục tiêu tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước năm 2024 ở mức 6 - 6,5%, Bộ Công thương đặt mục tiêu xuất khẩu tăng khoảng 6%, tương ứng 377 tỷ USD, cán cân thương mại thặng dư 15 tỷ USD.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 355 tỷ USD, giảm 4,4% so với năm 2022. Có 35 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm trên 93% tổng kim ngạch xuất khẩu; có 7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 66%.
Để đạt được mục tiêu xuất khẩu năm 2024 tăng khoảng 6% so với năm 2023, Bộ Công Thương cho biết, sẽ tập trung khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã có hiệu lực và ký kết, triển khai các Hiệp định mới để mở rộng, đa dạng hóa thị trường, mặt hàng xuất nhập khẩu, chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, tăng cường khai thác các thị trường lân cận, còn tiềm năng, chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch gắn với xây dựng thương hiệu, thúc đẩy xuất khẩu bền vững. Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại.
Dựa trên mục tiêu tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước năm 2024 ở mức 6 - 6,5%, Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 6%, tương ứng 377 tỷ USD, cán cân thương mại duy trì trạng thái thặng dư khoảng 15 tỷ USD.

Mục tiêu xuất khẩu hàng hóa năm 2024 đạt 377 tỷ USD. (Ảnh minh họa)
"Đơn hàng xuất khẩu đang dần phục hồi kể từ quý 4/2023 là một trong những yếu tố để các doanh nghiệp xuất khẩu tin tưởng bức tranh thị trường 2024 sẽ khởi sắc hơn năm 2023", Bộ Công Thương nhận định, đồng thời cho biết nhìn chung, áp lực bên ngoài đối với sản xuất công nghiệp và hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2024 đến từ cả 3 kênh.
Thứ nhất: Kênh thương mại quốc tế. Nhiều nền kinh tế là đối tác lớn của Việt Nam tăng trưởng chậm, dẫn đến tổng cầu khó phục hồi mạnh, từ đó tác động đến kết quả xuất khẩu.
Thứ hai: Kênh đầu tư quốc tế. Mặt bằng lãi suất thế giới nhìn chung còn neo ở mức cao, khó thu hút vốn cho đầu tư nói chung và trực tiếp tạo áp lực không nhỏ trong việc giữ vốn đã đầu tư ở lại Việt Nam, cũng như thu hút thêm vốn đầu tư mới.
Thứ ba: Kênh tài chính tiền tệ với áp lực mất giá đồng nội tệ so với đồng USD, tuy thuận lợi phần nào cho xuất khẩu nhưng sẽ khiến chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất tăng cao và làm tăng quy mô thanh toán của các khoản nợ nước ngoài.
Để đạt được mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2024 tăng khoảng 6% so với năm 2023, Bộ Công Thương cho biết sẽ tập trung khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã có hiệu lực và ký kết, triển khai các Hiệp định mới để mở rộng, đa dạng hóa thị trường, mặt hàng xuất nhập khẩu, chuỗi cung ứng.
Bên cạnh đó, tăng cường khai thác các thị trường lân cận, còn tiềm năng, chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch gắn với xây dựng thương hiệu, thúc đẩy xuất khẩu bền vững. Đồng thời, tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại.
Năm 2024, bối cảnh thế giới được dự báo tiếp tục có những chuyển biến lớn và khó lường với nhiều cơ hội và thách thức đan xen. Là nền kinh tế có độ mở cao, Việt Nam không thể tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của những biến động từ bên ngoài trong bối cảnh rủi ro, thách thức còn rất lớn đối với triển vọng kinh tế thế giới trong năm 2024.
Trước diễn biến trên, Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp không được lơ là, chủ quan, mà phải theo dõi chặt chẽ tình hình biến động sản xuất, cung cầu, giá cả hàng hóa trên thế giới và trong nước để kịp thời có các giải pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra trong năm 2024 cũng như giai đoạn 2021 - 2025.
Trúc Anh
Bình luận
Nổi bật
Thủ tướng gặp gỡ kiều bào tại Thụy Điển: 'Tự lo được cho mình cũng là yêu nước'
sự kiện🞄Thứ năm, 12/06/2025, 14:29
Gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Thụy Điển, Thủ tướng Phạm Minh Chính mong bà con làm việc tại Thụy Điển với trách nhiệm cao nhất như làm việc, đóng góp tại Việt Nam, "thành công của bà con là thành công của dân tộc, của đất nước", "tự lo được cho mình cũng là yêu nước" và Đảng, Nhà nước luôn quý trọng mọi đóng góp của bà con với đất nước.
Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Hệ sinh thái tài chính hiện đại, cạnh tranh toàn cầu, thể chế đột phá
sự kiện🞄Thứ tư, 11/06/2025, 13:39
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về trung tâm tài chính (TTTC) quốc tế tại Việt Nam sẽ được xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ 9 lần này của Quốc hội. Trong phiên họp toàn thể tại hội trương diễn ra vào sáng 11/6, Quốc hội đã nghe Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình giới thiệu về vai trò và ý nghĩa của TTTC quốc tế.
Thủ tướng làm việc với các chuyên gia kiều bào: Sẵn sàng góp sức để đất nước làm chủ các công nghệ chiến lược
sự kiện🞄Thứ tư, 11/06/2025, 08:15
Chiều 10/6, tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam ở Thủ đô Paris, Cộng hòa Pháp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp, làm việc với đại diện các chuyên gia, trí thức kiều bào tại nước này.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.