Thứ bảy, 04/11/2023, 15:04 PM

Một doanh nghiệp bất động sản mất trung bình 149 năm mới hết hàng tồn kho

Theo báo cáo, doanh thu các ngành đã giảm từ giữa năm 2022 đến nay, nghiêm trọng nhất là 2 ngành bất động sản và xây dựng. Đến hết quý 2/2023, tình hình vẫn chưa được cải thiện.

ton-kho

Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV, thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) vừa có báo cáo tài chính của gần 1.600 doanh nghiệp niêm yết trên 3 sàn giao dịch chứng khoán ở Việt Nam trong thời gian từ 2018 đến 6 tháng đầu năm 2023.

Theo đó, doanh thu các ngành đã giảm từ giữa năm 2022 đến nay. Nghiêm trọng nhất là 2 ngành bất động sản và xây dựng. Đến hết quý 2/2023, tình hình vẫn chưa được cải thiện.

Doanh thu 6 tháng đầu năm 2023 của 8/10 ngành đều thấp hơn cùng kỳ năm 2022, chỉ có ngành công nghệ thông tin là tăng quy mô, ngành hàng và dịch vụ tiêu dùng giữ nguyên quy mô doanh thu so với cùng kỳ. 


Trong bối cảnh suy giảm đơn hàng, khó huy động vốn qua trái phiếu, cổ phiếu; khó tiếp cận vốn vay ngân hàng, dòng tiền trở thành vấn đề cấp thiết nhất của doanh nghiệp…

Một thông tin đáng chú ý được báo cáo của Ban IV nêu, là doanh nghiệp xây dựng và bất động sản gặp vấn đề lớn nhất về dòng tiền khi số ngày phải thu và số ngày tồn kho tăng lên nhiều lần. Cụ thể, số ngày phải thu trung bình của doanh nghiệp xây dựng quý 1/2022 là 463 ngày thì sang quý 1/2023 lên đến 1.165 ngày.

Dù hết quý 2/2023, con số này giảm xuống còn 598 ngày nhưng áp lực dòng tiền của doanh nghiệp xây dựng vẫn còn rất lớn. Số ngày tồn kho trung bình quý 1/2023 lên đến 4.527 ngày so với 661 ngày của cùng kỳ năm trước.

"Số ngày tồn kho trung bình của doanh nghiệp bất động sản quý 1/2023 cũng lên đến 5.662 ngày, cá biệt có doanh nghiệp có số ngày tồn kho lên đến 54.334 ngày và với tình hình bán hàng như hiện tại, doanh nghiệp này sẽ phải mất… 149 năm mới bán hết giỏ hàng" - Ban IV nêu.

Hàng tồn kho nhiều nhưng lợi nhuận của doanh nghiệp bất động sản lại giảm mạnh theo sự "đóng băng" của thị trường. Lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2023 của ngành bất động sản giảm đến 27,3% so với cùng kỳ năm trước. Nếu loại trừ lãi ròng nhóm Vingroup (chủ yếu là lợi nhuận của Vinhomes lên đến 21.600 tỉ đồng) thì kết quả giảm lên đến 39,5%.

Trước những khó khăn của các doanh nghiệp niêm yết, Ban IV kiến nghị các chính sách trước mắt cần tập trung vào hỗ trợ dòng tiền thông qua hỗ trợ tiếp cận vốn; giãn, giảm chi phí cho doanh nghiệp.

Kiến nghị Chính phủ có thể trọng tâm thực hiện các chính sách giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn hiệu quả; giãn, giảm chi phí, tạo dòng tiền ngắn hạn ít nhất trong nửa cuối năm 2023 (hoặc nửa đầu năm 2024 tùy độ trễ của chính sách). Cần có cách tiếp cận vừa tổng thể về hỗ trợ doanh nghiệp vừa phải phân tích bài toán theo từng ngành, lĩnh vực cụ thể để hiệu quả.

Riêng đối với lĩnh vực bất động sản, hệ thống ngân hàng có thể cân nhắc cho phép các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thuộc phân khúc phục vụ nhu cầu thiết yếu, ưu tiên như hạ tầng kĩ thuật và hạ tầng xã hội, khu công nghiệp, văn phòng... được giãn nợ, giữ nhóm nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước.

Quốc Chiến

Bình luận

Nổi bật

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00

(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59

(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.