Môi giới bất động sản vẫn “chật vật” với nghề, cần sớm tháo gỡ “nút thắt”?

Mặc dù Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 có hiệu lực từ 1/8/2024 nhưng sau 9 tháng luật đi vào cuộc sống thì hàng chục nghìn môi giới bất động sản vẫn thiếu chứng chỉ môi giới hoặc chứng chỉ hết thời hạn.

Untitled-2

89% môi giới chưa có chứng chỉ

Theo khảo sát từ Viện Nghiên cứu Đánh giá thị trường bất động sản Việt Nam (VARS IRE), có đến 89% lực lượng môi giới bất động sản hiện nay chưa có chứng chỉ hành nghề hoặc chứng chỉ đã hết hiệu lực; trong đó, 51,8% chưa có chứng chỉ và chưa từng qua đào tạo, 24,1% đã qua đào tạo nhưng chưa có chứng chỉ và 12,8% có chứng chỉ nhưng đã hết hiệu lực.

Chỉ có 11,3% hiện đang sở hữu chứng chỉ hành nghề còn hiệu lực.

Khảo sát của VARS IRE với khoảng gần 30.000 nhà môi giới cũng cho thấy, đến nay đã có hơn 6.000 học viên hoàn thành chương trình đào tạo theo chuẩn Thông tư số 04/2024/TT-BXD của Bộ Xây dựng hướng dẫn về chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hành nghề môi giới bất động sản, điều hành sàn giao dịch bất động sản nhưng chưa thể tham gia kỳ thi sát hạch, do vướng mắc trong hướng dẫn tổ chức kỳ thi ở các tỉnh, thành.

Đáng lưu ý, có đến 416 doanh nghiệp môi giới báo cáo thiếu hụt nhân sự đạt chuẩn, dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp môi giới không thể tuyển đủ nhân sự hợp pháp, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động giao dịch và quá trình phục hồi thị trường.

Điều này đã khiến hình thành một cơn “bão ngầm” trong ngành môi giới. Người hành nghề bị mắc kẹt giữa kỳ vọng tuân thủ pháp luật và thực tế không có lối đi rõ ràng.

Thực tế này đã phản ánh thực trạng đáng lo ngại về tính pháp lý hành nghề và cũng đặt ra nhu cầu cấp thiết trong việc chuẩn hóa đội ngũ, tăng cường đào tạo cũng như minh bạch hóa quy trình tổ chức thi sát hạch cấp chứng chỉ.

Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) - TS Nguyễn Văn Đính nhận định hệ thống thi và cấp chứng chỉ hành nghề là yếu tố then chốt để chuẩn hóa lực lượng môi giới nhưng lại chưa được bất kỳ địa phương nào triển khai. Tình trạng này khiến người hành nghề rơi vào trạng thái hoang mang.

Đồng thời, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nhân lực hợp pháp để vận hành các sàn giao dịch.

Sự chậm trễ trong việc ban hành kế hoạch tổ chức thi, cùng với thiếu hướng dẫn thống nhất và xác định rõ vai trò của các bên liên quan, đang tạo ra tâm lý bất ổn và lo lắng trong cộng đồng kinh doanh bất động sản.

Cần tháo “nút thắt”?

Những con số trên phản ánh thực trạng đáng lo ngại về tính pháp lý hành nghề và cũng đặt ra nhu cầu cấp thiết trong việc chuẩn hóa đội ngũ, tăng cường đào tạo và minh bạch hóa quy trình tổ chức thi sát hạch cấp chứng chỉ.

Cũng theo ông Nguyễn Văn Đính, hiện có 3 vấn để nảy sinh từ việc siết chặt hoạt động môi giới bất động sản.

Một là, chất lượng đào tạo các khóa bồi dưỡng kiến thức còn hạn chế do thiếu sự quản lý chặt chẽ đối với các cơ sở đào tạo.

Hai là, việc không tổ chức kỳ thi sát hạch khiến hàng chục ngàn môi giới buộc phải hoạt động sai luật.

Ba là, công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động môi giới bất động sản còn lỏng lẻo.

“Việc triển khai thực tế chậm so với quy định pháp lý mới không chỉ cản trở quá trình chuyên nghiệp hóa môi giới, mà còn tiềm ẩn rủi ro pháp lý trong quá trình giao dịch bất động sản, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững của thị trường bất động sản”, ông Đính nói.

Hiện nay, chỉ duy nhất Bộ Xây dựng là đơn vị cấp loại chứng chỉ này. Vì vậy, để tháo gỡ “nút thắt”, các chuyên gia kiến nghị Bộ Xây dựng cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể giúp UBND các tỉnh, thành phố có cơ sở triển khai kỳ thi, tuân thủ đúng quy định pháp luật.

Bên cạnh đó, cũng cần cho phép các đơn vị đào tạo đủ điều kiện được phối hợp tổ chức kỳ sát hạch; đồng thời, đề xuất xây dựng hệ thống thi trực tuyến hoặc liên tỉnh, nhằm giảm áp lực cho từng địa phương và đảm bảo tính công khai, minh bạch trong toàn hệ thống.

Việc xây dựng một cơ chế phối hợp linh hoạt, liên thông và hiệu quả giữa các bên liên quan là tiền đề rất quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu chuẩn hóa đội ngũ môi giới bất động sản, nhằm góp phần phát triển thị trường minh bạch, chuyên nghiệp và bền vững trong thời gian tới.

An Nhiên

Bình luận

Nổi bật

Môi giới bất động sản vẫn “chật vật” với nghề, cần sớm tháo gỡ “nút thắt”?

Môi giới bất động sản vẫn “chật vật” với nghề, cần sớm tháo gỡ “nút thắt”?

sự kiện🞄Thứ hai, 26/05/2025, 11:30

Mặc dù Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 có hiệu lực từ 1/8/2024 nhưng sau 9 tháng luật đi vào cuộc sống thì hàng chục nghìn môi giới bất động sản vẫn thiếu chứng chỉ môi giới hoặc chứng chỉ hết thời hạn.

Vedan tổ chức diễn tập “Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ” năm 2025

Vedan tổ chức diễn tập “Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ” năm 2025

sự kiện🞄Thứ sáu, 23/05/2025, 13:49

(CL&CS) - Tích cực hưởng ứng “Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2025” Ngày 22/5, Công ty Vedan Việt Nam phối hợp với lực lượng cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (PCCC) tỉnh Đồng Nai tổ diễn tập PCCC và cứu nạn cứu hộ (CNCH), nhằm nâng cao năng lực phản ứng, xây dựng môi trường làm việc an toàn, trách nhiệm, gắn bó... cho người lao động. Đây cũng là hoạt động thường niên của công ty từ nhiều năm nay.

Giới đầu cơ đang như “ngồi trên đống lửa”, chật vật để thoát hàng?

Giới đầu cơ đang như “ngồi trên đống lửa”, chật vật để thoát hàng?

sự kiện🞄Thứ sáu, 23/05/2025, 13:47

Sau một khoảng thời gian thị trường đất nền “tăng nóng”, cho đến hiện tại đã có dấu hiệu chững lại, nhu cầu mua bán cũng giảm đáng kể khiến nhiều nhà đầu tư có ý định “lướt sóng” vào thế “tiến thoái lưỡng nan”.