Thứ tư, 24/08/2016, 18:41 PM

“Mẹ đẻ” Phạm Tuyết Hường và hành trình của “đứa con” búp bê giấy

(NTD) - Những con búp bê giấy độc đáo chính là sản phẩm sáng tạo của nữ nhà văn, nhà biên kịch trẻ Phạm Tuyết Hường.

Ý tưởng đến từ bộ phim đầu tay

Nhắc đến búp bê giấy, người ta nghĩ ngay đến Phạm Tuyết Hường, “mẹ đẻ” của loại búp bê độc đáo này. Con đường đưa Phạm Tuyết Hường đến với búp bê giấy khá tình cờ. Cách đây chưa lâu, từ một phóng viên chuyển sang làm biên kịch, Hường có cơ hội thực hiện bộ phim đầu tay của mình. Sau bao trăn trở, Hường quyết định chọn handmade làm đề tài phim bởi nó mới lạ, độc đáo. Tuy nhiên, khi nghĩ được đề tài rồi, Hường lại băn khoăn không biết nên chọn sản phẩm handmade nào có thể khiến mọi tầng lớp, lứa tuổi, giới tính đều yêu thích. Cuối cùng, Hường nghĩ tới búp bê giấy. Sau khi đề cương được duyệt, Hường kiếm người làm búp bê giấy không có. Dù trước đó Hường khá tự tin vì mình làm quản lý một nhóm handmade khi đang còn là phóng viên. Vậy mà không ai trong nhóm làm được. Hường tá hỏa liên hệ khắp nơi nhưng cũng chẳng ai làm được búp bê giấy đúng ý của mình. Nếu không có búp bê giấy, phim sẽ không thể thực hiện. Vậy nên Hường quyết định mày mò làm thử. Con búp bê giấy đầu tiên được Hường làm thử khung xương que bằng xiên nên nó cứng đơ không thể ghép tay vào. Nhưng cũng nhờ vậy mà Hường hình thành được trong đầu cách tạo hình cho búp bê giấy.

Nguyên liệu chính làm búp bê giấy là giấy nhún. Sở dĩ Hường chọn giấy nhún vì nó có độ co giãn, muốn túm, tạo nếp gấp, phồng xòe gì cũng được... Những loại giấy khác sẽ cứng quá hay mềm quá, không thể làm được như giấy nhún. Tất cả các công đoạn làm búp bê giấy đều đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ, chỉn chu. Khi mới làm, Hường thấy cái gì cũng khó, từ kiểu tóc đến nếp gấp váy hay những họa tiết phức tạp khác. Đặc biệt là vẽ mặt, bởi làm xong hết rồi mới vẽ nên chỉ cần chệch tay một chút sẽ làm hỏng cả con búp bê. Do vậy, Hường chỉ vẽ mặt khi tâm trạng đang thoải mái, và may mắn là từ khi bắt đầu đến giờ chưa làm hỏng bé búp bê nào. Một khó khăn nữa mà Hường gặp phải khi làm búp bê giấy là thường xuyên phỏng tay do dùng keo nến. Nếu quét keo xong không dán liền thì keo sẽ nguội tạo thành các cục rất xấu cho búp bê. Vả lại, không thể dùng vật khác hỗ trợ vì nó sẽ dính luôn vào giấy, do đó Hường luôn phải dùng tay ấn trực tiếp vào keo để dán. Mà keo nến đốt lên lại nóng. Làm xong búp bê, Hường nhận thấy bản thân học được nhiều điều bổ ích: Khi nhu khi cương, khi phải quyết đoán mạnh mẽ, lúc phải mềm mại, mượt mà. Nhờ sự khéo tay, óc sáng tạo cùng năng khiếu vẽ, may vá, Hường đã cho ra đời những bé búp bê giấy xinh xắn và nhận về nhiều lời khen ngợi.

2-2
Người truyền cho Hường nhiều cảm hứng nhất là ca sĩ Mỹ Tâm. Hường thường chọn làm các bé búp bê giấy có hình dáng giống Mỹ Tâm. Ngoài ra Hường cũng thích chọn các nghệ sĩ trong trang phục cầu kỳ như cô diễn viên đóng Cinderella trong chiếc váy phồng màu xanh ngọc bích, các nhân vật hoạt hình như nàng tiên cá, Bạch Tuyết.
4-2
Vì làm phim quá lâu nên Phạm Tuyết Hường đã chuyển “Búp bê giấy” thành bản thảo sách và được phát hành bởi NXB Kim Đồng.

Đến những đơn đặt hàng

Hường cho biết để làm ra một con búp bê giấy mất từ 3-5 tiếng tùy vào độ cầu kỳ. Vì mất nhiều thời gian như thế, nên giá mỗi búp bê dao động từ 160-200 ngàn đồng, tùy theo độ tinh xảo. Tuy nhiên, với các khách hàng là học sinh sinh viên hay hoàn cảnh khó khăn mà thích búp bê giấy thì Hường đều giảm giá khá nhiều.

Ban đầu, Hường không có ý định kinh doanh. Mục đích Hường sáng tạo búp bê giấy là để làm phim. Trong một lần ghé về tòa soạn báo Mực Tím, phu nhân của một tổng giám đốc công ty lớn rất thích búp bê giấy Hường làm nên ngay ngày hôm sau liền gọi điện đặt bốn bé búp bê dân tộc để tặng cho đối tác Nhật của con trai chị. Khi đó, Hường vừa vui mừng vừa áp lực. Vui vì búp bê của mình được yêu thích, lại còn được làm quà tặng đối tác nước ngoài. Áp lực vì thời gian quá gấp mà gu thẩm mỹ của người Nhật rất cao. Đêm đó, Hường thức trắng để kịp làm và giao. Chỉ đến khi nhận được phản hồi là những vị khách Nhật vô cùng thích những em búp bê giấy đó, Hường mới nhẹ nhõm thở phào.

Mỗi người liên hệ đặt Hường làm búp bê giấy đều có một câu chuyện riêng, một tâm tư riêng. Người đặt tặng chị gái tốt nghiệp, người tặng cho con, tặng sếp nước ngoài, tặng thần tượng, tặng người yêu phương xa... Với Hường, mỗi câu chuyện đều rất đáng yêu. Khách hàng khiến Hường nhớ hơn cả là một giáo viên mầm non ở Kon Tum đặt 17 bé búp bê mặc trang phục dân tộc để làm dụng cụ dạy học. Hường đã từ chối vì không thể sắp xếp được thời gian, phần vì người đó chỉ có thể trả mỗi con búp bê bằng 1/3 giá bình thường. Thế nhưng sau đó, cô giáo kia cứ liên hệ mãi. Vì yêu trẻ con nên Hường đã nhận lời làm trong thời gian vô cùng gấp gáp. Hường đã phải thức khuya suốt 5 đêm liền vừa nghiên cứu trang phục dân tộc, vừa làm để kịp gửi đi trước khi bay ra nước ngoài công tác. Tuy vậy, cũng nhờ đơn đặt hàng đó, sau khi làm xong, Hường hiểu được hơn rất nhiều thứ về trang phục dân tộc Việt Nam: Dân tộc H’mông, dân tộc ở Tây Nguyên, áo dài, bà ba, tứ thân...

Búp bê giấy của Hường đã được “đặt chân” đến TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Cà Mau, Gia Lai, Kon Tum, Vũng Tàu, Cần Thơ... Nước ngoài thì có Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp, Moldova... Một giảng viên bên Đại học Bách khoa Hà Nội ngỏ ý muốn kết hợp làm và phát triển búp bê giấy thành sản phẩm du lịch nhưng Hường vẫn chưa có thời gian bởi phải tập trung cho công việc chính là biên kịch. Ngoài ra còn có nhiều lời đề nghị hấp dẫn khác nhưng Hường cho biết khi nào sắp xếp công việc ổn thỏa mới có thời gian dành cho búp bê giấy.

Phạm Tuyết Hường bật mí sắp tới sẽ cho ra mắt cuốn sách “Tập cho con sáng tạo” (NXB Trẻ phát hành) gồm nhiều sản phẩm handmade và công dụng của handmade đối với sự phát triển thông minh của trẻ nhỏ. Trước đó, năm 2015, Hường cũng đã trình làng cuốn “30 mẫu handmade cực xinh mẹ và bé cùng làm”.

3-2
Bánh cưới búp bê giấy được Hường làm tặng chị gái trong lễ thành hôn, rất nhiều người đã lầm tưởng chiếc bánh này là thật vì nó trông quá giống.
5-banh-cuoi-bup-be
Búp bê giấy trong trang phục áo dài và trang phục dân tộc.

 Nhiên Phượng

 

_NTD_So 46 _253_4
 

Bình luận

Nổi bật

Hai trường THCS chất lượng cao của Hà Nội tuyển sinh gần 800 chỉ tiêu lớp 6

Hai trường THCS chất lượng cao của Hà Nội tuyển sinh gần 800 chỉ tiêu lớp 6

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 07:22

(CL&CS) - Mới đây, Trường THCS chất lượng cao Cầu Giấy và Trường THCS chất lượng cao Thanh Xuân vừa công bố kế hoạch tuyển sinh lớp 6 năm học 2024 – 2025. Sau khi Trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam dừng tuyển sinh lớp 6, đây là hai ngôi trường được nhiều học sinh giỏi đặt mục tiêu học tập.

Thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp: Tăng năng suất lao động, đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm

Thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp: Tăng năng suất lao động, đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 07:21

(CL&CS) - Vừa qua, Hội nghị chuyên đề “Thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp” đã diễn ra tại Hà Nội, đây là hội nghị số hóa đầu tiên với quy mô toàn quốc về kinh tế ngành trong năm 2024 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) phụ trách; nhằm tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của hoạt động số hóa trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững của đất nước trong điều kiện phát triển hiện nay.

VinFast VF 3 - Giá phổ thông nhưng cá nhân hoá 'chất' như xe sang?

VinFast VF 3 - Giá phổ thông nhưng cá nhân hoá 'chất' như xe sang?

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 07:20

(CL&CS) - Không chỉ sở hữu mức giá tốt, với dịch vụ tự thiết kế họa tiết trang trí ngoại thất, VinFast VF 3 còn là chiếc xe mang đến trải nghiệm độc bản cho khách hàng. Người dùng đặt cọc sớm đến hết ngày 15/5 được chọn miễn phí toàn bộ các màu sơn nâng cao, bên cạnh ưu đãi về giá.