Dữ liệu cũ
Thứ hai, 22/06/2015, 10:31 AM

Mất mạng internet kéo dài, nhà mạng vẫn thu tiền đều là vô lý?

(NTD) - Tính đến thời điểm này tuyến cáp quang ngoài biển Thái Bình Dương AAG đã không dưới 3 lần bị đứt đã gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến hàng triệu khách hàng sử dụng dịch vụ internet của các nhà mạng VNPT, CMC…

Tuy nhiên cho đến này chưa một lần các nhà mạng chính thức đứng ra xin lỗi, cũng như bồi thường thiệt hại cho khách hàng.

unnamed (5)

Người tiêu dùng đang rất bức xúc vì mất mạng internet kéo dài, nhà mạng vẫn thu tiền đều.

Dịch vụ kém…vẫn thu tiền đều như vắt chanh

Mặc dù mỗi khi nhà mạng gặp sự cố như cáp quang AAG bị đứt người sử dụng dịch vụ internet đi quốc tế như Facebook, email…bị ảnh hưởng nặng nề kéo dài cả chục ngày, theo thông thường như các dịch vụ khác thì nhà mạng phải tính toán giảm tiền cước cho khách hàng. Tuy nhiên dường như thông lệ này chưa hề được áp dụng đối với các nhà mạng cung ứng dịch vụ Internet tại Việt Nam. Mất mạng 10, 15 ngày không dùng được các dịch vụ chúng tôi vẫn phải nộp tiền cước cho nhà mạng là rất vô lý.

Chị Chuyên – làm hành chính tại Báo N.T.D – đơn vị có sử dụng dịch vụ Internet của nhà mạng VNPT cho biết: “Từ đầu năm đến giờ đã xảy ra rất nhiều lần cáp quang của nhà mạng bị đứt gây ảnh hưởng đến công việc của chúng tôi. Mỗi lần gửi mail đi cho các đối tác phải đợi rất lâu, thậm chí không thể tải vào mail được. Lần đứt cáp quang gần nhất hầu như chúng tôi không thể sử dụng được internet của VNPT mà phải nhà một đường truyền của nhà mạng khác mới vào mạng được. Mặc dù có tháng cáp quang đứt sửa chữa kéo dài đến hơn 10 ngày ảnh hưởng đến công việc nhà mạng không những không trừ tiền, mà hàng tháng vẫn đều như vắt chanh thu trọn gói nhưng trong hợp đồng”.

Cũng chia sẻ về vấn đề này chị Nga, chủ quán cà phê Tùng (61 Lạc Trung, Hà Bà Trung, Hà Nội) cho biết, hiện nhà tôi đang dùng gói cáp quang của nhà mạng VNPT trả trước 4 triệu đồng dùng trong vòng 18 tháng, hồi này mạng rất kém vào web thì chậm, email lúc được lúc không, còn facebook gần như không truy cập được.

“Chẳng riêng gì đứt cáp quang AAG mà internet quán cà phê nhà tôi chập chờn, có lần mất mạng cả tháng gọi nhà mạng FPT hơn nửa tháng không thấy đến sửa ảnh hưởng rất nhiều đến việc kinh doanh. Khách bây giờ đến uống cà phê hầu như là phải vào mạng lướt web, Fecabook… chính vì vậy mất mạng 1 – 2 ngày họ chịu được, chứ mất cả tháng thì họ chuyển đi chỗ khác ngay” – ông Trân chủ một quán cà phê cho biết.

Là một khách hàng sử dụng dịch vụ của nhà mạng khác, anh Lê Hoàng Anh, ở khu đô thị Xa La (Hà Đông, Hà Nội) cho biết tình trạng mạng chập chờn cũng thường xuyên xảy ra. “mấy hôm nay mạng internet của nhà cung cấp dịch vụ CMC rất kém Facebook vào rất khó, có những lúc mạng báo đợi rồi báo lỗi mạng luôn. Tình trạng mạng kéo dài như thế này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống, cũng như công việc của tôi thường xuyên phải sử dụng Email, Facebook “.

Nhà mạng phải bồi thường cho khách hàng!

Về vấn đề này tiếp cận dưới góc độ là cơ quan bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng, ông Vương Ngọc Tuấn, Phó tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam cho biết, Nếu trường hợp mất mạng kéo dài vì lý do bất khả kháng thì nhà mạng phải cáo lỗi mong người tiêu dùng thông cảm đồng thời phải trừ số tiền những người tiêu dùng không dùng được dịch vụ mới là công bằng. Còn trong trường hợp mất mạng do yếu tố chủ quan người tiêu dùng có quyền khiếu nại đòi nhà mạng trừ tiền, thậm chí trong quá trình mất mạng làm thiệt hại cho sản xuất kinh doanh thì tuy theo mức độ nhà mạng phải bồi thường. “Không có chuyện một tháng anh bán phở có 20 ngày mà bắt tôi trả tiền 30 ngày được” – ông Tuấn cho biết thêm.

Còn theo luật sư Nguyễn Văn Tú, đoàn luật sự TP Hà Nội cho biết, tại Điều 16, mục e của Luật viễn thông có quy định, người sử dụng dịch vụ viễn thông, thuê bao viễn có quyền khiếu nại về giá cước, chất lượng dịch vụ; được hoàn trả giá cước và bồi thường thiệt hại trực tiếp khác do lỗi của doanh nghiệp viễn thông hoặc đại lý dịch vụ viễn thông gây ra.

Trong trường hợp mạng internet kém chất lượng kéo dài nhà mạng phải có trách nhiệm thông báo, xin lỗi, đồng thời tùy theo mức độ thiệt hại phải bồi thường cho khách hàng. Còn khách hàng có nghĩa vụ chứng minh thống kê thiệt hại để trên cơ sở đó các cơ quan chức năng phán quyết yêu cầu doanh nghiệp bồi thường. Ví dụ cáp đứt trong 10 ngày trong một tháng nếu dùng gói 1 triệu nhà mạng phải hoàn lại hơn 300.000 đồng. Ngoài ra trong quá trình mất mạng khách hàng bị thiệt hại về kinh tế có thể chứng minh để nhà mạng bồi thường.

Còn trường hợp bất khả kháng như thiên tai, động đất… được các cơ quan cớ thẩm quyền xác nhận ảnh hưởng đến đường truyền Internet thì căn cứ vào hợp đồng dân sự ký giữa các bên để xem xét viếc có hay không phải bồi thường. “Nhưng vì bất cứ lý do chủ quan hay chủ quan thì mất mạng kéo dài 10,15 ngày nhà mạng phải trừ tiền thuê bao hàng tháng cho khách hàng” – luật sư Tú nhấn mạnh.

Đứt cáp quang AAG là trường hợp bất khả kháng, là lỗi khách quan không nhà mạng nào mong muốn điều đó người tiêu dùng hiểu hơn ai hết, tuy nhiên để công bằng hơn giữa lợi ích doanh nghiệp và người tiêu dùng thiết nghĩ trong thời gian tới nhà mạng cần thay đổi cách ứng xử với người tiêu dùng. Không thể ứng xử như hiện nay anh gặp sự cố tôi có thể thông cảm, chứ không có nghĩa người tiêu dùng mãi phải bỏ tiền ra để bù đắp những lỗi mang tính hệ thống thường xuyên, kéo dài như vậy được. 

Nhà mạng Viettel đầu tư cáp quang mới

Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel cho biết, nhà mạng này hiện có 30% lưu lượng Internet quốc tế qua tuyến cáp quang AAG. Khi tuyến cáp này tạm ngắt để bảo dưỡng trong tháng 6/2015, Viettel bổ sung thêm dung lượng qua hướng cáp quang biển Liên Á (IA) và hướng đất liền. 

Tuy nhiên, để đảm bảo kết nối quốc tế ổn định lâu dài, Viettel đang đẩy nhanh tiến độ đầu tư vào tuyến cáp quang biển châu Á – Thái Bình Dương APG Asia Pacific Gateway (nối từ Việt Nam đi các nước châu Á và Mỹ) và tuyến cáp quang biển AAE1-Asia Africa Euro 1 (nối các nước châu Á đến châu Âu, châu Phi). Hai tuyến cáp mới này dự kiến sẽ hoạt động vào trong năm 2016. 

Khi đó, Viettel sẽ có 5 hướng kết nối quốc tế (IA, AAG, đất liền qua Trung Quốc, APG và AAE1), đảm bảo hệ thống dự phòng cho tất cả sự cố ở bất kỳ hướng nào. Ở thời điểm hiện tại, Việt Nam có bốn tuyến cáp quang biển quốc tế. Trong đó tuyến cáp quang AAG liên tục xảy ra sự cố, mới đây nhất là sự cố không ổn định đường truyền dẫn đến việc phải tạm ngắt để xử lý. 

Tin tức mới nhất về xã hội mời bạn đọc xem thêm tại đây.

Đức Nguyễn

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.