Văn hóa và Đời sống
Thứ năm, 20/02/2025, 09:34 AM

Làng dệt lụa Vạn Phúc vươn tầm thế giới

(CL&CS) - Là một trong những làng nghề dệt lụa lâu đời với trên 1.000 năm tuổi, mới đây cùng với làng gốm Bát Tràng, làng dệt lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) đã chính thức gia nhập mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo thế giới. Làng dệt lụa Vạn Phúc đã khẳng định vị thế trên bản đồ văn hóa thế giới, đây chính là cơ hội để làng nghề quảng bá hình ảnh và sản phẩm ra thế giới, là tiền đề để các nghệ nhân nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thế giới nhưng vẫn giữ được hồn cốt và văn hóa bản địa.

Biểu tượng của sự hồi sinh, phát triển mạnh mẽ

Hà Nội là nơi tập trung số lượng làng nghề và các nghệ nhân nhiều nhất cả nước với 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề truyền thống của cả nước. Mỗi làng nghề đều mang bản sắc riêng, với những sản phẩm độc đáo theo phong cách văn hóa địa phương; có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế. Nổi bật như các sản phẩm gốm sứ, dệt, thêu, ren, đồ gỗ mỹ nghệ, chế biến nông sản...

1

Làng dệt lụa Vạn Phúc là một trong những làng nghề dệt lụa lâu đời với trên 1.000 năm tuổi. Làng hiện có hơn 200 hộ sản xuất và kinh doanh lụa.

Trải qua bao thăng trầm, các làng nghề của Hà Nội vẫn giữ được nét đẹp riêng vốn có. Với bề dày lịch sử cùng câu chuyện ý nghĩa ẩn giấu trong từng sản phẩm, những làng nghề bền bỉ phát triển theo thời gian đã khắc sâu trong tâm hồn của mỗi người con Hà Nội. Từ những bàn tay khéo léo của các nghệ nhân, biết bao sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo đã ra đời, vượt qua thời gian để tồn tại và phát triển cho đến ngày nay. Với sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại, các làng nghề tại Hà Nội đang dần khẳng định vị thế vững chắc trên thị trường quốc tế.

Minh chứng cho sự hồi sinh, phát triển mạnh mẽ của làng nghề thủ công truyền thống, câu chuyện của làng dệt lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông là một trong những điển hình tiêu biểu. Là một trong những làng nghề dệt lụa lâu đời với trên 1.000 năm tuổi. Làng hiện có hơn 200 hộ sản xuất và kinh doanh lụa với các mẫu mã the, lụa, gấm,... Làng dệt lụa Vạn Phúc được Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam công nhận làng nghề dệt lụa tơ tằm lâu đời nhất còn duy trì hoạt động đến nay.

Trải qua thời gian, dù phải đối mặt với bao khó khăn, những nghệ nhân làng nghề vẫn khắc phục khó khăn, vươn lên và một lần nữa trở thành trung tâm của nền thủ công mỹ nghệ và niềm tự hào văn hóa.

Người dân Vạn Phúc ý thức được tầm quan trọng của công tác gìn giữ làng nghề truyền thống, do đó, ngay ở đầu làng, có một khu trưng bày về bảo tồn nghề dệt lụa cho khách tham quan với chiếc máy dệt cổ và mô phỏng quy trình dệt lụa...

2

Đến Vạn Phúc du khách được trải nghiệm các công đoạn dệt lụa.

Điểm thú vị ở làng lụa Vạn Phúc ghi dấu ấn trong lòng du khách là hầu hết các hộ kinh doanh nơi đây từ nghệ nhân đến tiểu thương đều rất nhiệt tình và thân thiện với khách hàng.

Khách đến Vạn Phúc không nhất thiết phải bắt buộc mua hàng, mà có thể trò chuyện, tìm hiểu nghề lụa hay ngắm các sản phẩm phong phú, đa dạng từ lụa. Để phục vụ khách du lịch, các gian hàng trong khu phố Lụa được sắp xếp gọn gàng, đẹp mắt. Các gian hàng trưng bày nhiều sản phẩm mới, các mẫu thiết kế thời trang, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ làm từ lụa đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách.

Không chỉ tổ chức tốt hoạt động sản xuất kinh doanh mà làng lụa Vạn Phúc còn gắn kết với du lịch, dịch vụ. Ngày nay, ngoài việc kinh doanh các sản phẩm làm từ lụa, các cơ sở sản xuất còn kết hợp mô hình cho du khách tới tham quan, trải nghiệm quy trình làm ra sản phẩm, giúp khách hàng thấy được giá trị chất lượng của sản phẩm lụa nơi đây để yên tâm lựa chọn mua sắm.

Từ di sản truyền thống đến làng nghề thủ công thế giới

Đặc biệt nhận thức rõ về việc nếu không duy trì được nét độc đáo và sự khác biệt riêng của lụa Vạn Phúc sẽ khiến làng nghề bị mai một, các nghệ nhân của làng đã dần khôi phục cách dệt truyền thống, đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng cao, phục vụ xuất khẩu tại những thị trường quốc tế.

Bà Nguyễn Thị Huệ, người đã có thâm niên hơn 30 năm gắn bó với nghề dệt lụa cho biết: “Thương hiệu lụa của làng nổi tiếng bởi chất liệu từ sợi tơ tự nhiên vừa óng ánh, vừa mềm mại, khác xa các sản phẩm khác trên thị trường. Trải qua bao thăng trầm đổi thay, ngày nay làng lụa Vạn Phúc vẫn giữ được nguyên vẹn những giá trị cổ truyền trên từng tấm lụa. Lụa Vạn Phúc ngày nay được biến tấu trở nên đa dạng hơn về chủng loại, mẫu mã, cùng với những tên gọi khác nhau”.

3

Tại phố Lụa các sản phẩm lụa phong phú, đa dạng.

Đặc biệt để phát triển du lịch bền vững, quảng bá sản phẩm, phường Vạn Phúc đã xây dựng các tuyến phố Lụa kết hợp với các ngành nghề phụ trợ để phục vụ khách du lịch như: Khu phố ẩm thực, phố sinh vật cảnh, trung tâm giao lưu văn hóa đồ cổ, phát triển loại hình lưu trú, mua sắm. Ngoài ra, nơi đây đã thành lập Hợp tác xã Vụn Art, mang lại thu nhập cho người khuyết tật bằng việc sử dụng các vải lụa vụn để ghép tranh lụa xuất khẩu ra nước ngoài.

Trò chuyện với các nghệ nhân nơi đây, chúng tôi nhận thấy để duy trì được nghề dệt truyền thống của cha ông, đưa làng nghề dệt Vạn Phúc phát triển như hiện nay, đó là cả một sự cố gắng, đồng lòng của toàn thể người dân làng nghề, cùng sự định hướng, chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo. Năm 2024, làng dệt lụa Vạn Phúc đạt 1 triệu mét vải lụa các loại.

Mới đây cùng với gốm sứ Bát Tràng, huyện Gia Lâm, dệt lụa Vạn phúc đã được Hội đồng Thủ công Thế giới đã trao bằng công nhận làng nghề thủ công thế giới. Đáng chú ý, trong 60 năm thành lập, Hội đồng Thủ công Thế giới mới công nhận cho 66 làng nghề trên toàn thế giới. Bát Tràng và Vạn Phúc của Hà Nội là các làng nghề thủ công thế giới thứ 67 và 68. Việt Nam cũng là quốc gia thứ 28 có làng nghề được vinh danh.

Để có được thành quả đó, cuối tháng 10/2024, Hội đồng giám khảo quốc tế - Hội đồng thủ công thế giới đến thăm, làm việc tại làng nghề dệt lụa Vạn Phúc. Đoàn đã thăm các cơ sở sản xuất và trực tiếp xem các nghệ nhân của làng nghề thao tác một số công đoạn của quy trình sản xuất sản phẩm lụa theo phương pháp thủ công truyền thống và hiện đại.

4

Ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch Hội làng nghề dệt lụa Vạn Phúc , Giám đốc Hợp tác xã Dệt lụa Vạn Phúc cho biết trải qua bao thăng trầm, đến nay nghề dệt lụa Vạn Phúc vừa lưu giữ nét đẹp truyền thống vừa thích ứng với thị trường hiện đại.

Đoàn đã đánh giá cao những kết quả đạt được của làng nghề và các nghệ nhân. Nhiều nghệ nhân và sản phẩm của làng nghề đã gây được ấn tượng đối với đoàn khảo sát của Hội đồng Thủ công Thế giới. Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc đã đáp ứng được các tiêu chí lựa chọn của Hội đồng Thủ công Thế giới dựa trên 4 trụ cột: Kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường.

“Chúng tôi cảm thấy rất vinh dự và tự hào khi làng nghề dệt lụa Vạn Phúc cùng với làng nghề gốm sứ Bát Tràng là hai làng nghề truyền thống đầu tiên của Việt Nam được phê duyệt trở thành thành viên của mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo trên toàn thế giới.

Trở thành thành viên chính thức của mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu giúp làng nghề dệt lụa Vạn Phúc khẳng định vị thế trên bản đồ văn hóa thế giới. Đây chính là cơ hội để làng nghề quảng bá hình ảnh và sản phẩm ra thế giới, đồng thời là tiền đề để giao lưu, học hỏi, nâng cao năng lực cạnh tranh giữa các nghệ nhân, giúp làng lụa Vạn Phúc tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thế giới nhưng vẫn giữ được hồn cốt và văn hóa bản địa”, ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch Hội làng nghề dệt lụa Vạn Phúc , Giám đốc Hợp tác xã Dệt lụa Vạn Phúc chia sẻ.

Theo ông Hùng, cùng với niềm vinh dự, tự hào khi làng nghề được trở thành thành viên chính thức của mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo thế giới thì làng dệt lụa Vạn Phúc cũng có thêm trách nhiệm rất lớn.

Do đó trong thời gian tới, làng nghề dệt lụa Vạn Phúc tiếp tục thực hiện nhiệm vụ phát triển du lịch làng nghề theo định hướng của thành phố Hà Nội và quận Hà Đông. Đồng thời, để tạo ra sức hút riêng, những người nghệ nhân thợ giỏi của làng nghề cần tiếp tục đẩy mạnh sáng tạo trên cơ sở kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống từ đó tạo ra những sản phẩm mang những nét đẹp riêng đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng và khách du lịch.

Theo Lao động thủ đô

Bình luận

Nổi bật

Làng dệt lụa Vạn Phúc vươn tầm thế giới

Làng dệt lụa Vạn Phúc vươn tầm thế giới

sự kiện🞄Thứ năm, 20/02/2025, 09:34

(CL&CS) - Là một trong những làng nghề dệt lụa lâu đời với trên 1.000 năm tuổi, mới đây cùng với làng gốm Bát Tràng, làng dệt lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) đã chính thức gia nhập mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo thế giới. Làng dệt lụa Vạn Phúc đã khẳng định vị thế trên bản đồ văn hóa thế giới, đây chính là cơ hội để làng nghề quảng bá hình ảnh và sản phẩm ra thế giới, là tiền đề để các nghệ nhân nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thế giới nhưng vẫn giữ được hồn cốt và văn hóa bản địa.

Đại nhạc hội Road to 8WONDER mở cổng bán vé với loạt trải nghiệm lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam

Đại nhạc hội Road to 8WONDER mở cổng bán vé với loạt trải nghiệm lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam

sự kiện🞄Thứ năm, 20/02/2025, 08:15

(CL&CS) - Hải Phòng, ngày 19/02/2025 – Lễ hội âm nhạc đỉnh cao Road to 8WONDER – The Next Icon tại Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) chính thức mở bán vé. Sự kiện sẽ là tâm điểm của giới trẻ với những màn biểu diễn đốt cháy sân khấu từ những biểu tượng mới trong làng nhạc K-POP và V-POP, đi kèm với những trải nghiệm có 1-0-2 trong ngành công nghiệp giải trí Việt Nam.

DIFF 2025 sẽ là mùa pháo hoa kịch tính nhất với các “nhân tố bí ẩn”

DIFF 2025 sẽ là mùa pháo hoa kịch tính nhất với các “nhân tố bí ẩn”

sự kiện🞄Thứ tư, 19/02/2025, 08:36

(CL&CS) - Với số lượng đội tham gia nhiều nhất trong lịch sử tổ chức, DIFF 2025 hứa hẹn sẽ là mùa pháo hoa kịch tính nhất với sự góp mặt của những tên tuổi hàng đầu, đến từ những “cái nôi” pháo hoa của thế giới.