Dữ liệu cũ
Thứ năm, 01/11/2018, 16:31 PM

Làn sóng các nhà đầu tư dứt áo ra đi khỏi Trung Quốc

(NTD) - Các công ty châu Á đang dời nhà xưởng từ Trung Quốc sang Đông Nam Á và Mexico. Ngay cả các công ty Trung Quốc cũng bỏ quê hương để tìm “chỗ trú an toàn” trước làn tên mũi đạn của chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc...

Làn sóng lan rộng từ các nhà đầu tư Nhật Bản

Công ty sản xuất động cơ xe hơi Nidec của Nhật nói rằng họ sẽ rời Trung Quốc đến Mexico. Tháng 3/2019 họ sẽ khai trương nhà máy mới tại đất nước châu Mỹ xa xôi với tổng đầu tư gần 180 triệu USD. Cả bộ phận sản xuất máy lạnh gia dụng của Nidec cũng chuyển đến Mexico. Các sản phẩm này phải chịu mức thuế 25% mà chính quyền Donald Trump áp lên hàng hóa Trung Quốc. “Cuộc chiến sẽ kéo dài” - CEO Shigenobu Nagamori nói trong buổi họp cổ đông trong tuần này.

Ngành công nghiệp xe hơi Hoa Kỳ sử dụng khối lượng lớn các bộ phận xe hơi sản xuất tại Trung Quốc và Nidec tin rằng các dây chuyền cung ứng từ Mexcio sẽ giúp họ có được ưu thế đối với các hãng đối thủ vẫn đang do dự ở lại Trung Quốc. Tuy nhiên, Nidec vẫn tiếp tục đầu tư tại Trung Quốc để đón đầu xu hướng xe hơi chạy bằng điện trong tương lai.

Trong khi đó, Panasonic - một trong những công ty Nhật Bản đầu tiên mở cơ xưởng tại Trung Quốc - đang chuyển dây chuyền sản xuất các thiết bị điện tử xe hơi sang Thái Lan, Malaysia và Mexico. Hiện công ty đang sản xuất các sản phẩm cho thị trường Hoa Kỳ tại các nhà máy ở Tô Châu và Thẩm Quyến. Một phần nguồn phụ tùng của Panasonic được cung cấp cho hãng sản xuất xe điện Tesla. Với kế hoạch di dời cơ xưởng mới, Panasonic sẽ có thêm nguồn lợi nhuận 90 triệu USD do tránh được mức thuế của ông Trump.

GoerTek chuyên sản xuất tai nghe AirPods đã thông báo với các nhà cung ứng rằng họ dự định chuyển xưởng sản xuất tai nghe không dây sang Việt Nam để tránh bị kẹt trong làn đạn giữa hai cường quốc. Pegatron và Cheng Uei Precision Industry - hai công ty cung ứng cho Apple của Đài Loan - dự dịnh sẽ nâng năng lực sản xuất bên ngoài Trung Quốc với cùng lý do.

Đợt thuế mới của Trump nhằm vào lượng hàng hóa Trung Quốc trị giá 250 tỷ USD xuất trong quý 3/2018, bao gồm các thiết bị âm thanh trên xe hơi, động cơ điện và linh kiện máy móc. Mặc dù chính phủ Hoa Kỳ có chương trình giảm thuế cho vài mặt hàng, nhưng trên thực tế vẫn chưa áp dụng.

Các công ty xe hơi Nhật Bản mở rộng việc sản xuất ở Hoa Kỳ, nhưng vẫn nhập nhiều linh liện từ Trung Quốc nơi có giá thành thấp hơn. Các công ty cung ứng linh kiện xe hơi tại Nhật Bản như Keihin, một chi nhánh của Honda và hãng sản xuất antenna Yokowo buộc phải tuân theo các quy định mới của thuế quan Hoa Kỳ.

Xuất khẩu 70% linh kiện sản xuất tại Trung Quốc, Yokowo hiện đang khẩn trương xây dựng nhà máy sang Việt Nam. Hãng này nói quá trình “tái định cư” của họ sẽ hoàn tất vào cuối năm nay thay vì giữa năm 2020 như đã dự định.

Các doanh nghiệp địa phương ở Đông Nam Á hào hứng chào đón “làn sóng đầu tư trốn chạy” này. Hãng Delta Electronics của Thái Lan là một trong những công ty được hưởng lợi ích. Chủ tịch Hsieh Shen-yen của hãng nói rằng ông chưa bao giờ thấy nhiều doanh nghiệp mới đến như vậy.

48
Công nhân kiểm tra bo mạch tại một nhà máy điện tử ở Việt Nam. (Ảnh: Reuters).

Các công ty Trung Quốc rời bỏ quê hương

Tập đoàn điện tử TCL đóng tại Quảng Đông dự định tăng sản lượng màn hình tinh thể lỏng (LCD) tại nhà máy ở Mexico của họ, từ con số 2 triệu của năm 2017 lên 3-4 triệu trong năm 2018. TCL mua nhà máy tại Mexico từ hãng điện tử Sanyo của Nhật Bản, một công ty con của Panasonci, trong năm 2014. Màn hình LCD hiện vẫn chưa chịu mức thuế của ông Trump nhưng TCL đang chuẩn bị cho nguy cơ lan rộng của cuộc chiến.

Zhejiang Hailide New Material, một công ty sản xuất sợi polyester sẽ đầu tư 155 triệu USD để mở nhà máy đầu tiên của họ ở Việt Nam. Nhà máy sẽ hoạt động vào giữa năm 2020 và công ty dự định 20% sản lượng của nhà máy sẽ xuất sang thị trường Hoa Kỳ.

Mặc dù công ty này không chịu ảnh hưởng lớn từ mức thuế của ông Trump nhưng họ cố gắng mở xưởng ở nước ngoài để ổn định nguồn cung.

47
Nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình thăm nhà máy của Panasonic ở Osaka trong chuyến thăm Nhật Bản năm 1978. (Ảnh: Kyodo).

Cắt đứt tình cảm, dứt khoát ra đi

Quyết định bỏ Trung Quốc ra đi dường như lại rất khó khăn với Panasonic vốn lập liên doanh đầu tiên sản xuất ti vi tại Trung Quốc vào năm 1987, chín năm sau khi nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình yêu cầu người sáng lập Konosuke Matsushita giúp Trung Quốc hiện đại hóa ngành công nghiệp này. Ông Đặng cũng tham quan nhà máy do Matsushita Electric, tiền thân của Panasonic trong chuyến thăm Nhật Bản năm 1978.

Không cần mất quá nhiều thời gian, Trung Quốc đã trở thành trung tâm sản xuất của cả tập đoàn Panasonic với hơn 40 công ty con tận dụng giá nhân công rẻ của đất nước khổng lồ. Nhưng giá lao động ngày càng tăng và cuộc chiến thương mại ngày càng ác liệt, Panasonic buộc phải nghĩ lại chiến lược và cả mối quan hệ tình cảm hơn 30 năm qua.

Trung Quốc vẫn là điểm đến hàng đầu đối với đầu tư nước ngoài trong nửa đầu năm 2018, với tỷ lệ tăng trưởng đầu tư trên 6% và đạt con số 70.2 tỷ USD, theo số liệu của Liên Hiệp Quốc.

Nhưng cuộc chiến thương mại đã “thúc đẩy việc rời bỏ Trung Quốc sang Đông Nam Á bởi giá nhân công gia tăng” như Dai Hakozaki, Giám đốc khu vực Đông Á và Trung Quốc của Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản (JETRO), nhận định.

Theo số liệu thống kê của chính phủ Trung Quốc, xuất khẩu trong tháng 9 của nước này sang Hoa Kỳ tăng dù có đợt đánh thuế 200 tỷ USD. Nhưng con số này dường như đã giảm vào phút cuối khi mà các nhà đầu tư, cụ thể như Panasonic hay TCL dứt áo ra đi dù mối quan hệ tình cảm rất lớn.

Ricky Hồ

_NTD_So168_In_Page_29
 

 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.