Thứ tư, 08/06/2022, 13:58 PM

Kinh tế Việt Nam vững vàng trong “giông bão”

(CL&CS) - Nhờ có nền tảng vững chắc, nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện sức chống chịu đáng kể trong bối cảnh “giông bão” chưa có trong tiền lệ đó là tác động của đại dịch Covid-19, cùng với sự xuất hiện nhiều biến cố mới thuộc về bối cảnh quốc tế, điển hình là xung đột Nga - Ukraine vừa qua.Thông tin tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4 (diễn ra ngày 5/6), Ban Kinh tế Trung ương cho biết, trong hai năm qua, nền kinh tế Việt Nam phải đối diện với hàng loạt khó khăn chưa có tiền lệ do đại dịch Covid-19 gây nên. Tăng trưởng kinh tế dưới 3%, thấp nhất trong 30 năm trở lại đây; hàng triệu người lao động bị mất việc làm; hàng ngàn doanh nghiệp phải tạm dừng sản xuất để chống dịch; ngành du lịch, vận tải, nhà hàng khách sạn và nhiều ngành khác bị ảnh hưởng nghiêm trọng; thị trường vốn và thị trường bất động sản có những biến động bất thường; nợ xấu trong hệ thống ngân hàng có nguy cơ tăng trở lại. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chuyển sang trạng thá

Giữ ổn định trong tình hình thế giới biến động

Thông tin tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4 (diễn ra ngày 5/6), Ban Kinh tế Trung ương cho biết, trong hai năm qua, nền kinh tế Việt Nam phải đối diện với hàng loạt khó khăn chưa có tiền lệ do đại dịch Covid-19 gây nên. Tăng trưởng kinh tế dưới 3%, thấp nhất trong 30 năm trở lại đây; hàng triệu người lao động bị mất việc làm; hàng ngàn doanh nghiệp phải tạm dừng sản xuất để chống dịch; ngành du lịch, vận tải, nhà hàng khách sạn và nhiều ngành khác bị ảnh hưởng nghiêm trọng; thị trường vốn và thị trường bất động sản có những biến động bất thường; nợ xấu trong hệ thống ngân hàng có nguy cơ tăng trở lại.

muc-ho-tro-tu-van-doanh-nghiep-vua-va-nho_0709105506

Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chuyển sang trạng thái “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” đã có những kết quả đáng ghi nhận, kinh tế Việt Nam đang tiếp tục dần trở lại quỹ đạo tăng trưởng nhanh như trước đại dịch. Kinh tế quý 1/2022 đã quay trở lại đà tăng trưởng cao, đạt trên 5%. Các lĩnh vực xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng đều tăng mạnh, niềm tin của người các nhà đầu tư tăng mạnh.

Thông tin về việc điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ của Việt Nam thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, chính sách tài khóa của nước ta trong năm qua điều hành tốt, linh hoạt. Điển hình qua đợt chống dịch, bổ sung nguồn lực, kinh phí cho phòng, chống dịch, tiêm vắc xin cho tất cả người dân. Đây là một thành công lớn. Lĩnh vực tài khóa chúng ta đã thực hiện trong năm 2021, vượt thu ngân sách 16%, bội chi ngân sách giữ ở mức 3,41%...

Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, chính sách tài khóa, tiền tệ đã tạo sức mạnh cho doanh nghiệp, đảm bảo tiết kiệm chi thường xuyên để tạo thêm nguồn lực, đảm bảo chống dịch thành công. Năm 2022, Chính phủ tiếp tục duy trì linh hoạt 3 yếu tố đột phá về xây dựng cơ sở hạ tầng, chuyển đổi số, cải cách hành chính và tăng cường thể chế. Cùng với việc thực hiện chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa như giảm thuế, phí, giãn hoãn nợ thuế, tiền thuê đất… cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và các cá nhân thuộc lĩnh vực ưu tiên đã giúp họ có thêm nguồn lực duy trì, khôi phục sản xuất sau dịch. Cùng với đó tập trung gói kích cầu 347 nghìn tỷ đồng cũng đã tạo cú huých lớn cho khôi phục và phát triển kinh tế kinh tế - xã hội của đất nước.

TS. Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, ví von Việt Nam như "vịnh tránh bão" bởi vẫn giữ được trạng thái ổn định trong một thế giới nhiều biến động; có độ tự chủ, sự chủ động và khả năng chống chịu. Đồng quan điểm, PGS.TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đánh giá, thế giới đang trải qua một giai đoạn đầy rủi ro, bất trắc, đang cấu trúc lại. Để Việt Nam trụ hạng trong bối cảnh "giông bão" vừa qua, Chính phủ đã thể hiện bản lĩnh kiên cường, năng lực điều hành "dĩ bất biến, ứng vạn biến", linh hoạt, nhạy bén, quyết đoán trong chính sách và quyết liệt hành động.

Nền kinh tế Việt Nam từng bước phục hồi và thể hiện sức chống chịu cao trước những khó khăn trong thời gian vừa qua cũng đã được các chuyên gia, tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P đã nâng hạng tín nhiệm dài hạn của Việt Nam từ BB lên BB+, ghi nhận nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi vững chắc và dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam khoảng 6,9% với xu hướng dài hạn là 6,5% - 7% từ năm 2023.

Ông Yoshiki Takeuchi - Phó Tổng Thư ký Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đánh giá, nhờ các chính sách quản lý dịch bệnh rất linh hoạt, Việt Nam là một trong số rất ít quốc gia trên thế giới đã duy trì được tăng trưởng dương năm 2020. Năm 2021, do biến chủng mới Delta lây lan rất nhanh, Việt Nam đã buộc phải áp dụng các biện pháp hành chính nghiêm ngặt và sau đó chuyển hướng kịp thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, nhờ chương trình tiêm chủng hết sức hiệu quả và thành công.

Xây dựng nền kinh tế bền vững

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, kinh tế Việt Nam hiện đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức bởi tác động của đại dịch vừa qua cùng với sự xuất hiện nhiều biến cố mới thuộc về bối cảnh quốc tế, điển hình là xung đột Nga - Ukraine đã và đang đặt ra yêu cầu Việt Nam cần đẩy nhanh hơn, quyết liệt hơn, thực chất và hiệu quả hơn việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả.

doanh-nghiep-tp-ho-chi-minh-3-tai-cho-16266586383431685819451

Do vậy, yêu cầu đặt ra trong thời gian tới là phải xây dựng nền kinh tế phát triển năng động, nhanh và bền vững, độc lập, tự chủ trên cơ sở khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với nâng cao hiệu quả trong hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế. Trong đó, độc lập, tự chủ của nền kinh tế cần được xây dựng trên cơ sở cân bằng và củng cố nội lực, đồng thời phát huy, tận dụng được những cơ hội từ bên ngoài mang tới.

Ông Andrew Jeffries, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam, khuyến nghị Việt Nam tiếp tục đa dạng hóa thị trường; tham gia nhiều chuỗi cung ứng trên toàn cầu; số hóa các quy trình thủ tục hải quan; phát triển kinh tế xanh.

Đề cập về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để phát triển nền kinh tế bền vững, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ, trước hết phải tạo môi trường hòa bình, giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, ổn định chính trị - xã hội, ổn định môi trường pháp lý, tạo nền tảng và điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng. Chú trọng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhà đầu tư, doanh nghiệp, người dân. Đồng thời, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế (thu chi, xuất nhập khẩu, lương thực thực phẩm, năng lượng và lao động). Phối hợp đồng bộ, hiệu quả, linh hoạt các chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách khác. Tăng cường năng lực phân tích, dự báo, chủ động các kịch bản, phương án ứng phó phù hợp, kịp thời với những biến động, cú sốc từ bên ngoài.

Ngoài ra, cần tập trung cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng một cách thực chất, hiệu quả hơn, thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số, đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Chú trọng xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh, các ngành công nghiệp nền tảng, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu; phát triển kinh tế đô thị, liên kết vùng, kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo…

                                                                  

Thu Dịu- Theo Tạp chí Hải quan

Bình luận

Nổi bật

Việt Nam họp bàn về dự án kênh đào khổng lồ 1,7 tỷ USD nguy cơ làm thay đổi dòng chảy sông Mekong

Việt Nam họp bàn về dự án kênh đào khổng lồ 1,7 tỷ USD nguy cơ làm thay đổi dòng chảy sông Mekong

sự kiện🞄Thứ tư, 24/04/2024, 21:01

Dự tính khi có kênh đào Phù Nam - Techo, sự thiếu hụt nước ở ĐBSCL sẽ trầm trọng hơn, thậm chí có thể ảnh hưởng đến canh tác của vùng vào mùa khô.

Bệnh viện quốc tế vị trí đẹp nhất quận Cầu Giấy xây hơn 20 năm vẫn 'đắp chiếu'

Bệnh viện quốc tế vị trí đẹp nhất quận Cầu Giấy xây hơn 20 năm vẫn 'đắp chiếu'

sự kiện🞄Thứ tư, 24/04/2024, 20:56

Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng nằm phơi mưa nắng xuyên thế kỷ không được sử dụng.

Địa phương là 'Việt Nam thu nhỏ' chi nghìn tỷ cho tuyến đường huyết mạch nối 2 thành phố lớn nhất của tỉnh

Địa phương là 'Việt Nam thu nhỏ' chi nghìn tỷ cho tuyến đường huyết mạch nối 2 thành phố lớn nhất của tỉnh

sự kiện🞄Thứ tư, 24/04/2024, 20:50

Tuyến đường nối 2 thành phố lớn nhất của tỉnh dài 8,6km được đầu tư 1.800 tỷ để thực hiện nâng cấp, mở rộng.