Thứ sáu, 26/11/2021, 20:41 PM

Kinh tế Việt Nam: Cơ hội phục hồi xanh và bao trùm

(CL&CS) - ADB vẫn lạc quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong trung và dài hạn.

Đó là nhận định của ông Andrew Jeffries, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam trong bài viết dành cho Tạp chí chất lượng và cuộc sống. Xin giới thiệu với bạn đọc bài viết này.

Chính phủ kịp thời chuyển chiến lược  

Trong bài viết, ông Andrew Jeffries nhắc lại bối cảnh năm 2021 là một năm khó khăn nữa đối với Việt Nam khi đại dịch COVID-19 gây thêm nhiều thách thức và phức tạp đối với sự phát triển của Việt Nam.

Ông Andrew Jeffries, Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam

Ông Andrew Jeffries, Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam

Đại dịch đã làm gián đoạn nguồn cung lao động, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất công nghiệp và nông nghiệp, gây đứt gãy chuỗi giá trị. Trong bối cảnh này, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã điều chỉnh hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam xuống 3,8% trong năm 2021 và 6,5% trong năm 2022, thấp hơn so với dự báo ADB đưa ra hồi đầu năm 2021.

Tuy nhiên, ADB vẫn lạc quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong trung và dài hạn.

Nếu Việt Nam kiểm soát tốt đại dịch vào cuối năm 2021, và đạt được mục tiêu bao phủ tiêm chủng đầy đủ vắc-xin cho 70% dân số vào tháng Tư năm 2022, kinh tế sẽ phục hồi trở lại.

Việc Chính phủ kịp thời chuyển sang chiến lược mới nhằm thích ứng an toàn, ứng phó linh hoạt và kiểm soát hiệu quả đại dịch COVID-19 đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kinh doanh.

Việt Nam sẽ lấy lại đà tăng trưởng khi nhu cầu tiêu dùng trong nước phục hồi, vốn đầu tư công được giải ngân nhanh hơn, xuất khẩu sẽ được tăng cường sang các thị trường mới do các hiệp định tự do thương mại mà Việt Nam đã tham gia ký kết.  

Thực tế cho thấy, chỉ có kiểm soát được đại dịch COVID-19 thì nền kinh tế mới có thể hồi phục. Chúng tôi đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ trong việc đẩy mạnh mua sắm vắc-xin và nhanh chóng triển khai chiến dịch tiêm phòng trong cả nước.

Mặc dù nguồn cung vắc-xin toàn cầu bị thiếu hụt, Việt Nam vẫn có được một lượng vắc-xin đáng kể để triển khai chiến dịch tiêm chủng cho người dân Việt Nam. Việt Nam cần tiếp tục những nỗ lực này để có đủ vắc-xin cho tiêm phòng như mục tiêu đã đề ra. Tỷ lệ tiêm phòng càng cao thì khả năng nền kinh tế phục hồi càng nhanh hơn.

Chính phủ cũng đã kịp thời đưa ra các gói hỗ trợ cho các doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

Để thoát đại dịch không tránh được áp lực tài khóa

Chúng tôi đánh giá cao việc Quốc hội và Chính phủ thông qua gói hỗ trợ miễn giảm thuế cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Về qui mô thì giá trị 20.000 tỷ đồng của gói hỗ trợ này chưa hẳn đáp ứng đầy đủ nhu cầu thực tế, nhưng có tác động rất tích cực đối với các doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn này.

Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực, chi cho an sinh xã hội trong đại dịch của Việt Nam rất khiêm tốn. Việt Nam cần tăng chi cho an sinh xã hội, đặc biệt là tăng hỗ trợ trực tiếp cho những nhóm người dễ bị tổn thương là những người lao động phi chính thức và thất nghiệp.

Đại dịch COVID-19 đã tạo ra áp lực rất lớn đối với ngân sách, và khả năng thâm hụt ngân sách là khó tránh được. Để phục hồi, nhiều nước trong khu vực như Ma-lay-xia và Thái Lan cũng đã phải chấp nhận thâm hụt ngân sách và nâng trần nợ công từ 60% GDP lên 70% GDP.

Trong tương lai gần, các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, sẽ có khả năng thoát khỏi đại dịch COVID-19 với nhu cầu tài chính lớn hơn nhiều, không chỉ để phục hồi sau đại dịch, mà còn để duy trì tăng trưởng. Để thúc đẩy chương trình phục hồi, hỗ trợ tài chính cần được tích hợp vào một khuôn khổ tài khóa để không tạo rủi ro cho tính bền vững của nợ công.

Triển vọng lạc quan về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong trung và dài hạn

Triển vọng lạc quan về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong trung và dài hạn

Trong trung và dài hạn, Việt Nam cần một khuôn khổ tài khóa hợp lý kết hợp với việc tăng cường đầu tư vào các dự án quan trọng hướng tới một nền kinh tế thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Đây sẽ là chìa khóa cho phục hồi và tăng trưởng xanh.

Việt Nam cần ưu tiên đầu tư cho các dự án năng lượng sạch, các dự án hạ tầng đô thị và nông thông tích ứng với khi hậu, đặc biệt phát triển các dự án vận tải tích hợp và dịch vụ logistic đa phương thức để giảm chi phí vận tải và dịch vụ logistic để cải thiện năng lực cạnh tranh của Việt Nam.

Số hóa là một phần không thể thiếu

Trong ứng phó với đại dịch COVID-19, các Chính phủ, doanh nghiệp và người dân cũng có cơ hội để hiểu rõ hơn về sức mạnh của kỹ thuật số. Ứng dụng kỹ thuật số trong quản trị nhà nước, trong các doanh nghiệp, và toàn bộ nền kinh tế đang là xu hướng trên toàn thế giới và chuyển đổi số cũng là một trong những ưu tiên của Chính phủ Việt Nam.

Trong đại dịch đã thấy các nền tảng thương mại điện tử cũng đã giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong việc chống chọi với các cú sốc như đại dịch.

Chương trình chuyển đổi số, phát triển khu vực tư nhân và cơ sở hạ tầng rất có thể sẽ tập trung ở các khu vực đô thị tăng trưởng cao. Vì vậy, cần có sự quyết tâm chính trị cao của Chính phủ để đảm bảo tính bao trùm và công bằng xã hội, để các chương trình này cũng đến được các khu vực xa hơn, nghèo hơn và đồng đều hơn trên toàn quốc.

Số hóa- phần không thể thiếu trong quá trình phục hồi kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng và đổi mới sáng tạo

Số hóa- phần không thể thiếu trong quá trình phục hồi kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng và đổi mới sáng tạo

Số hóa đã trở thành một phần không thể thiếu được của quá trình phục hồi kinh tế và cũng là một động lực mới thúc đẩy tăng trưởng và đổi mới sáng tạo.

Việt Nam nên tận dụng cơ hội này để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong các doanh nghiệp và cơ quan Chính phủ để gặt hái những lợi ích của quá trình số hóa. Nếu bỏ lỡ cơ hội này, sẽ có tác động tiêu cực đến năng lực cạnh tranh quốc gia và tăng trưởng trong tương lai.

Là một đối tác tin cậy, ADB luôn đồng hành và sẵn sàng hỗ trợ Chính phủ Việt Nam vượt qua thời điểm khó khăn này và hướng tới phục hồi kinh tế xanh và bao trùm sau đại dịch,  đạt các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam đã đặt ra.

(Bài/loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ - CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ).

Bích Loan ghi

Bình luận

Nổi bật

Thành phố biển đẹp nhất Việt Nam sẽ có thêm cả loạt khu du lịch trên núi

Thành phố biển đẹp nhất Việt Nam sẽ có thêm cả loạt khu du lịch trên núi

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 14:50

Ngoài việc phát triển du lịch trên biển và đảo, thành phố 'hòn ngọc biển Đông' cũng sẽ mở rộng đô thị và khu du lịch trên núi trong 14 khu vực phân vùng đô thị.

Cầu dây văng vượt sông gần 500 tỷ đồng lớn nhất, ứng dụng công nghệ Extradosed hiện đại và phức tạp tại tỉnh miền Bắc có ba thành phố trực thuộc

Cầu dây văng vượt sông gần 500 tỷ đồng lớn nhất, ứng dụng công nghệ Extradosed hiện đại và phức tạp tại tỉnh miền Bắc có ba thành phố trực thuộc

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 14:32

Công trình có 2 tháp đỡ được thiết kế lấy hình ảnh từ búp chè xanh đặc trưng của vùng đất phía Bắc này.

Điểm ấn tượng của tuyến cao tốc 17.000 tỷ là trục cao tốc Bắc - Nam đi qua 2 thành phố

Điểm ấn tượng của tuyến cao tốc 17.000 tỷ là trục cao tốc Bắc - Nam đi qua 2 thành phố

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 13:27

Tuyến cao tốc có ý nghĩa quan trọng với vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ dự kiến sẽ được triển khai trong năm 2024.