Khi nào cổ phiếu FLC và ROS được giao dịch trở lại?

(CL&CS)- Tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ chiều 6/9, ông Nguyễn Đức Chi, Thứ trưởng Bộ Tài chính, đã nói về thời điểm cổ phiếu FLC và ROS liên quan đến việc tỉ phú Trịnh Văn Quyết được giao dịch trở lại.

Tại họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 8, báo chí đặt hàng loạt câu hỏi liên quan đến việc làm giá chứng khoán, thao túng, lừa đảo của lãnh đạo FLC khi gây nhiều hệ lụy, tác động tiêu cực đến sự phát triển của thị trường thời gian qua.

Việc làm giá trên thị trường chứng khoán của FLC đã gây hệ lụy lớn. Vậy trách nhiệm của cơ quản lý nhà nước, đặc biệt là Ủy ban Chứng khoán, như thế nào? Cần làm gì để tránh sai phạm tương tự? Quyền lợi của nhà đầu tư bị ảnh hưởng như thế nào khi 2 cổ phiếu FLC và ROS bị hủy giao dịch? Cần điều kiện gì để 2 cổ phiếu này được giao dịch trở lại?

pqt9940-16624671033461695624120

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi trả lời báo chí tại họp báo - Ảnh: VGP

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, việc cơ quan điều tra Bộ Công an khởi tố bổ sung lãnh đạo FLC về các tội danh thao túng trên thị trường chứng khoán, hiện vụ án đang trong quá trình điều tra và cần bảo mật. Vì vậy, khi có kết luận điều tra sẽ có thông tin công khai về trách nhiệm cá nhân và tập thể, kể cả cơ quan quản lý nhà nước.

Để phòng ngừa hiện tượng lừa đảo và các hiện tượng tương tự trên thị trường chứng khoán, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cho biết, ngày 5/9/2022, Bộ trưởng Bộ Tài chính ký ban hành Chỉ thị số 02/CT-BTC về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đảm bảo an toàn, ổn định thị trường chứng khoán.

Theo đó, Chỉ thị đã đưa ra một loạt giải pháp để có thể phòng ngừa, chấn chỉnh các hành vi này. Chỉ thị nêu rõ các giải pháp từ hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đến giám sát, kiểm tra các giao dịch chứng khoán… Chỉ thị số 02/CT-BTC đã được đăng công khai trên website của Bộ Tài chính.

Về điều kiện các cổ phiếu ROS và FLC được giao dịch trở lại, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cho rằng, khi nào những vi phạm khiến các cổ phiếu này bị ngừng và hủy giao dịch được khắc phục và doanh nghiệp có nguyện vọng khôi phục giao dịch thì sẽ được giao dịch trở lại theo quy định của pháp luật.

Cụ thể, đối với cổ phiếu của FLC, doanh nghiệp phải có báo cáo kiểm toán năm 2021 và báo cáo kiểm toán 6 tháng đầu năm 2022 theo quy định cũng như tổ chức đại hội cổ đông theo quy định.

Đối với cổ phiếu ROS, vì không có báo cáo kiểm toán, cũng như không tổ chức đại hội cổ đông nên bị tạm dừng niêm yết đến khi nào khắc phục được những vi phạm này và có nguyện vọng đăng ký giao dịch trở lại. Khi có đủ các điều kiện này, doanh nghiệp có nhu cầu khôi phục giao dịch thì sẽ được đáp ứng.

Trước đó, ngày 1/9/2022, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã ra quyết định chuyển cổ phiếu FLC từ diện hạn chế giao dịch sang diện đình chỉ giao dịch kể từ ngày 9/9/2022. Còn cổ phiếu niêm yết ROS sẽ bị huỷ niêm yết từ ngày 5/9 do vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin và các trường hợp khác được cho là ảnh hưởng tới quyền lợi của nhà đầu tư.

Phân tích rõ hơn về quyền lợi của nhà đầu tư bị ảnh hưởng thế nào khi 2 cổ phiếu FLC và ROS bị hủy giao dịch, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cho hay, khi hủy giao dịch, tất nhiên nhà đầu tư sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, với trách nhiệm là cổ đông thì các nhà đầu tư phải có ý kiến tại đại hội cổ đông để khắc phục sai phạm và niêm yết trở lại. Như vậy, mới có thể giảm và khắc phục được thiệt hại về kinh tế.

Trước đó, ngày 29/3/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ban hành Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 06/QĐ-VPCQCSĐT, các Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt tạm giam đối với Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC.

Ngày 23/8/2022, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an ra Quyết định bổ sung Quyết định khởi tố vụ án hình sự, Quyết định bổ sung Quyết định khởi tố bị can đối với: Trịnh Văn Quyết, Trịnh Thị Minh Huế, Trịnh Thị Thúy Nga và Hương Trần Kiều Dung về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", xảy ra tại Công ty CP Xây dựng FLC Faros và các công ty có liên quan.

Trung Kiên

Bình luận

Nổi bật

Hàng nghìn doanh nghiệp bất động sản tham gia “đường đua”, thị trường đang thực sự sôi động trở lại?

Hàng nghìn doanh nghiệp bất động sản tham gia “đường đua”, thị trường đang thực sự sôi động trở lại?

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:16

Thị trường bất động sản đang có nhiều dấu hiệu tích cực khi làn sóng môi giới, doanh nghiệp thành lập mới đều tăng rõ rệt trong thời gian gần đây. Đây được coi là những tín hiệu cho thấy thị trường bất động sản đang trên con đường sôi động trở lại.

Chính phủ đề xuất đưa Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở có hiệu lực trước 6 tháng

Chính phủ đề xuất đưa Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở có hiệu lực trước 6 tháng

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:15

Mặc dù Quốc hội thông qua Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở từ cuối năm ngoái và sẽ có hiệu lực vào 1/1/2025, tuy nhiên Chính phủ đang đề xuất đưa hai luật này vào thực tế từ 1/7 tới, nghĩa là sớm hơn 6 tháng.

Không còn tâm lý chờ đợi, nhà đầu tư bất động sản đã sẵn sàng “xuống tiền”?

Không còn tâm lý chờ đợi, nhà đầu tư bất động sản đã sẵn sàng “xuống tiền”?

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:13

Hiện tại, nhà đầu tư đã thể hiện tâm lý tích cực hơn, sẵn sàng xuống tiền mua bất động sản trong năm nay mà không còn tâm lý chờ thị trường “tạo đáy” như trước kia.