Thứ tư, 14/08/2024, 10:29 AM

'Khát' nguồn cung, đây sẽ là phân khúc BĐS 'sốt nóng' thứ 2 tại thị trường Hà Nội

Với nguồn cung khan hiếm, các chuyên gia dự báo từ nay đến cuối năm 2024, phân khúc này sẽ "nóng" dần lên và trở nên sôi động ở thị trường bất động sảnThủ đô.

Lộ diện phân khúc "có giá" vì "khát" nguồn cung

Tính từ đầu năm 2024 đến nay, bất động sản (BĐS) khu vực phía Tây Hà Nội liên tục ghi nhận dấu hiệu "tăng nhiệt", đặc biệt đối với BĐS thấp tầng bám theo dọc các trục Vành đai 3,5 và Vành đai 4 (hiện đang được xây dựng và hoàn thiện).

Mức giá biệt thự, liền kề ở các huyện ven đô Thủ đô Hà Nội như Đan Phượng, Hoài Đức hiện đã chạm ngưỡng 200 triệu đồng/m2.

Dịch chuyển xa một chút về phía Nam, đi dọc theo trục đường vành đai này, mức giá BĐS tại các huyện như Thanh Trì, Thường Tín cũng ghi nhận mức giá "tăng nhiệt".

Phân khúc nhà ở thấp tầng tại Hà Nội ngày càng

Phân khúc nhà ở thấp tầng tại Hà Nội ngày càng "tăng nhiệt". Ảnh: Internet

Khảo sát thực tế cho thấy, phân khúc thấp tầng hiện đã cán mốc 100-150 triệu đồng/m2; dù mức giá tăng cao nhưng có không ít dự án chỉ vừa mới "chào hàng" đã hết.

Người mua và nhiều nhà đầu tư hiện đang đứng trước nhiều lo ngại khi các luật mới gồm Luật Đất đai 2024, Luật Kinh doanh bất động sản 2023, Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực sẽ kéo theo giá đất và chi phí hình thành nên sản phẩm tăng cao.

Giữa bối cảnh thị trường BĐS tại Hà Nội liên tục tăng mạnh, tình trạng cạn kiệt nguồn cung đang diễn ra sẽ giúp cho các dự án hiện hữu ngày càng trở nên "có giá".

Theo nhận định của các chuyên gia, thị trường BĐS tại Hà Nội không chỉ tăng giá do tác động của cơ sở hạ tầng và các luật mới mà sự "co cụm" của giới đầu tư Hà Nội cũng đẩy phân khúc thấp tầng tại các huyện vùng ven của Hà Nội ngày càng tăng giá.

Đa phần các "tay to" trên thị trường sau một thời gian "đánh bắt xa bờ" đều nhận ra rằng "đầu tư khắp nơi không bằng chốt lời ở Hà Nội".

Chính vì thế, việc nhóm các nhà đầu tư mua đi bán lại một lượng tiền lớn sẽ khiến cho thị trường BĐS tạo lập mặt bằng giá mới.

Theo chuyên gia tư vấn đầu tư BĐS Trần Minh, sau sự "sốt nóng" của phân khúc chung cư thì biệt thự, nhà liền kề chính là điểm nóng tiếp theo của thị trường BĐS tại khu vực Hà Nội.

"Sức nóng" lan rộng ra các tỉnh vùng ven Hà Nội

Theo khảo sát, trong vòng 3 năm trở lại đây, những khu vực như Đông Anh, Long Biên, Đan Phương, Gia Lâm, Hoài Đức... thậm chí cả Văn Giang (Hưng Yên) hiện đều ghi nhận mức tăng giá đến hơn 100%.

Các chuyên gia dự báo, mức tăng giá này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khi thời gian tới, theo quy hoạch của TP. Hà Nội, các huyện gồm Đông Anh và Gia Lâm sẽ "cất cánh" lên quận vào năm 2025; 3 huyện như Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Trì sẽ "cất cánh" lên quận vào năm 2026.

Trong số thị trường vùng ven tại Hà Nội, khu vực Thường Tín hiện đang trở thành "điểm sáng" được các nhà đầu tư "để mắt" khi nơi đây trong tương lai được định hướng sẽ phát triển công nghiệp một cách mạnh mẽ.

Ngoài ra, việc quy hoạch sân bay thứ 2 của TP. Hà Nội và Thành phố phía Nam cũng biến nơi đây trở thành "vùng trũng" của BĐS, hút nhiều nhà đầu tư "đổ tiền" vào.

Bất động sản khu vực vùng ven Hà Nội cũng ghi nhận tăng nhiệt. Ảnh: Internet

Bất động sản khu vực vùng ven Hà Nội cũng ghi nhận tăng nhiệt. Ảnh: Internet

Theo chia sẻ của chị H. (môi giới kỳ cựu nhiều năm ở khu vực Thường Tín), từ cuối năm 2023, mức giá BĐS khu vực này nhích nhẹ dần và tăng mạnh từ đầu năm 2024; đặc biệt các sản phẩm shophouse thấp tầng như Him Lam Thường Tín hiện cũng đang được mua bán và sang nhượng mạnh trên thị trường thứ cấp.

Việc các nhà đầu tư gom tiền và đầu tư vào đất khiến cho nhiều khu biệt thự, liền kề "nổi sóng" vào giai đoạn tháng 3 đến tháng 5/2024 như Him Lan Thường Tín, Vinhomes Ocean Park 2-3 (Gia Lâm - Văn Giang); một vài KĐT từng bị "bỏ hoang" hàng chục năm như Nam An Khánh (Hoài Đức)... cũng bất ngờ được "săn đón" trở lại.

Nhận định chung về tình hình thị trường BĐS Hà Nội, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam - ông Nguyễn Văn Đính cho rằng khi BĐS nghỉ dưỡng vẫn đang trong cơn "say ngủ", đất nền các tỉnh đang "chờ thời", chung cư nội đô "quá nóng" thì phân khúc biệt thự liền kề ven đô vẫn được xem là sự lựa chọn của nhiều nhà đầu tư khi đảm bảo được tính "ăn chắc mặc bền", vừa có tiềm năng tăng giá cao.

Vị chuyên gia này cũng đưa ra một thực tế rằng bối cảnh hiện tại, thị trường biệt thự, liền kề Hà Nội đã cạn nguồn cung sản phẩm nội đô, điều này buộc nhu cầu ở thấp tầng phải "dịch chuyển" ra ngoại thành, đây được xem là nguyên nhân thúc đẩy phân khúc này sẽ ngày càng "có giá" trong tương lai.

An Nhiên

Bình luận

Nổi bật

Hàng Việt Nam chiếm lĩnh thị trường Halal bằng lòng tin và chất lượng

Hàng Việt Nam chiếm lĩnh thị trường Halal bằng lòng tin và chất lượng

sự kiện🞄Thứ năm, 31/10/2024, 09:15

(CL&CS) - Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, với khả năng xuất khẩu trên 50 tỷ USD nông sản mỗi năm cùng với việc đã xây dựng được các chuỗi cung ứng là lợi thế để nông sản, thủy sản Việt Nam tiến nhanh vào thị trường Halal.

Kết nối giao thương để phát triển thị trường thủ công mỹ nghệ

Kết nối giao thương để phát triển thị trường thủ công mỹ nghệ

sự kiện🞄Thứ tư, 30/10/2024, 15:21

(CL&CS) - Thực tế triển khai 14 kỳ Hội chợ quốc tế Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội (Hanoi Giftshow) cho thấy, việc tăng cường kết nối giao thương là một trong những hoạt động đem lại hiệu quả thiết thực trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ (TCMN), làng nghề trong việc tìm kiếm và mở rộng thị trường.

Điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

sự kiện🞄Thứ ba, 29/10/2024, 14:13

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1279/QĐ-TTg ngày 28/10/2024 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.