Dữ liệu cũ
Thứ hai, 06/04/2015, 10:58 AM

Khám bệnh qua thẻ ATM Vietinbank tại BV. Bạch Mai

(NTD) - “Khám bệnh bắt buộc phải nạp tiền từ 1 đến 2 triệu vào thẻ ATM Vietinbank mới được khám bệnh; người đã có thẻ ATM nhưng không thuộc Ngân hàng TMCP Công thương (Vietinbank) cũng không thể khám và thanh toán viện phí; số tiền dư trong tài khoản người dân gặp khó trong việc rút lại…

Kỳ 1: Nhiều quy định làm khó dân!

Đây là 3 trong số nhiều bất cập khi triển khai dịch vụ khám bệnh tại khoa khám bệnh, bệnh viện Bạch Mai được người dân phản ánh ánh đến cơ quan báo chí.

Chị Trần Thị Th. ở Thái Bình cho biết, tôi ở vùng nông thôn chưa bao giờ biết dùng đến cái thẻ ATM là gì, tuy nhiên lần ra Hà Nội khám bệnh tại bộ phận khám bệnh theo yêu cầu, khoa Khám bệnh của bệnh viện Bạch Mai phải thanh toán qua thẻ quả thật rất bỡ ngỡ và gặp rất nhiều khó khăn. Cụ thể tôi phải nộp một khoản tiền tạm ứng bắt buộc 2.000.000 đồng vào thẻ ATM của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) thì mới được vào khám. Tuy nhiên do số bệnh nhân rất đông nên việc làm thẻ cũng phải đợi.

IMG_theATM1111

Chị Th. đã nhiều rút số tiền khám bệnh dư, nhưng cây ATM của Vietinbank luôn từ chối vì số tiền 70.450 đồng.

“Mặc dù khi nạp 2.000.000 đồng vào thẻ ATM bộ phận hỗ trợ thanh toán cho biết nếu trong quá trình khám bệnh số tiền trừ đi còn thừa trong tài khoản tôi có thể ra cây ATM của Vietinbank rút lại toàn bộ cho đến khi còn 0 đồng, nhưng trên thực tế lại không phải vậy. Cụ thể tôi khám 12 loại dịch vụ hết tổng cộng 709.000 đồng, khi ra cây ATM rút số tiền còn lại thì trong tài khoản vẫn báo số dư 70.450 đồng. Tương tự như trường hợp của chị Th, anh Đ cách đây hơn 3 tháng có đến khoa khám bệnh của bệnh viện Bạch Mai khám đã nộp 1.000.000 đồng vào tài khoản ATM của ngân hàng Vietinbank, tuy nhiên sau khi khám xong anh có rút kiểu gì thì trong tài khoản vẫn còn 125.000 đồng.

Để xác thực thông tin này ngày 1.4, phóng viên có đề nghị anh Đ ra cây ATM của ngân hàng Vietinbank đặt tại tầng 4 bệnh viện Bạch Mai rút thử trước sự chứng kiến của nhiều người thì thẻ báo không rút được số tiền còn lại trong tài khoản.

Số tiền 125.000 đồng còn lại trong thẻ ATM chỉ được rút khi phóng viên cùng anh Đ đến điểm hỗ trợ thanh toán viện phí của bệnh viện Bạch Mai trực tiếp phản ánh đề nghị hỗ trợ. Tại đây, nhân viên của Vietinbank đã mở máy kiểm tra tìm kiếm thì mới phát hiện số tiền trong tài khoản của anh Đ còn thừa 125.000 đồng không thể rút được ở cây ATM. Sau một hồi giải thích nhân viên của Vietinbank đã làm thủ tục cho anh Đ rút lại số tiền dư 125.000 đồng trong tài khoản.

Khác với chị Th anh Đ chưa từng sử dụng thẻ ATM, N. Đ. M ở Hà Nội từ nhiều năm nay đã dùng thẻ ATM của các ngân hàng Vietcombank, Techcombank, tuy nhiên lại không dùng thẻ ATM của Vietinbank nên việc khám chữa bệnh cũng gặp không ít khó khăn.

“Thông thường tôi chỉ cần sử dụng thẻ thanh toán ngân hàng của một nhà băng này thì có thể thanh toán các dịch vụ khác được, tuy nhiên không hiểu sao khi đi khám bệnh ở bệnh viện Bạch Mai có sử dụng dịch vụ thanh toán bằng thẻ ngân hàng mà lại chỉ chấp nhận cho mỗi thẻ ATM của ngân hàng Vietinbank?”.

IMG_0463111

Bộ phận làm thẻ và thu tiền tạm ứng khám bệnh của Vietinbank chỉ lại số tiền thừa trong tài khoản 125.000 đồng khi có sự có mặt của phóng viên.

Trao đổi với phóng viên Báo Người tiêu dùng về bất cập này, ông Phạm Anh Xuân, Phó trưởng Ban Thông tin và Truyền thông Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) cho biết, dùng thẻ ATM vào hoạt động khám chức bệnh được bệnh viện được Ngân hàng Vietinbank ký kết với bệnh viện Bạch Mai hơn một năm nay nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đến khám bệnh. Như người dân phản ánh trong thẻ ATM luôn có số tiền dư 50.000 đồng không rút hết được cũng là chuyện bình thường bởi đây là số tiền để duy trì thẻ bất cứ ngân hàng nào cũng quy định vậy.

Liên quan đến số lượng một ngày Vietinbank phát hành thẻ là bao nhiêu? ông Xuân cho biết, kể từ khi thực hiện khám bệnh qua thẻ tính cho đến tháng 6.2014, tại bệnh viện Bạch Mai đã phát hành thẻ cho trên 110.000 thẻ cho bệnh nhân.

Khi phóng viên đề cập đến việc hiện nay tại bộ phận khám bệnh tự nguyện bắt buộc phải có thẻ ATM Vietinbank mới được thanh toán? Ông Xuân đã hết sức bất ngờ về chuyện này. Ông Xuân cho biết: “Vietinbank chỉ là đơn vị cung cấp thẻ còn việc quy định khám bắt buộc có thẻ hay không là do bệnh viên Bạch Mai quy định”.

Sáng ngày 1.4 một lần nữa trong vai trò người nhà của bệnh nhân đến khám bệnh, phóng viên đã đến khu khám bệnh theo yêu cầu của khoa khám bệnh, bệnh viện Bạch Mai thì qua hầu hết các bộ phận như nơi tiếp đón bệnh nhân khám bệnh theo yêu cầu, điểm hỗ trợ thanh toán viện phí qua thẻ… nhân viên đều yêu cầu bắt buộc người bệnh phải làm thẻ ATM Vietinbank mới được vào khám bệnh.

Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, ông Cao Hưng Thái, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh Bộ Y tế cho biết, chúng tôi sẽ yêu cầu Bệnh viện Bạch Mai có báo cáo giải trình đầy đủ về sự việc nói trên, sau đó Cục Quản lý Khám chữa bệnh sẽ chuyển thông tin cho báo.

Hiện nay theo quan điểm chỉ đạo của Bộ Y tế là phải tăng cường chất lượng khám bệnh, chữa bệnh và đáp ứng nhu cầu của người bệnh, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh, cục đã giúp Bộ truyển khai nhiều giải pháp. Trong đó có đổi mới cải cách thủ tục hành chính trong khám bệnh chữa bệnh. Mà điểm nổi bật vừa rồi là Bộ Y tế có triển khai quyết định 33 về đổi mới quy trình trong khám bệnh, chữa bệnh tại các khoa khám bệnh, trong đó có ứng dụng công nghệ thông tin trong khám bệnh, chữa bệnh. Và chúng tôi khuyến khích các bệnh viện khi có đủ những điều kiện tìm những cách để ứng dụng CNTT. Tuy nhiên việc ứng dụng này mà gây phiền hà như người dân phản ánh qua báo chí thì chúng tôi sẽ kiểm tra lại. Nếu đúng có phiền hà, bất cập chúng tôi sẽ yêu cầu điều chỉnh ngay.

Mặc dù là khoa khám bệnh tự nguyện theo yêu cầu, nhưng thanh toán lại bắt buộc làm thẻ, trong khi đó tỷ lệ người ở nông thôn các tỉnh phía Bắc về khám là phần đông, thậm chí hầu hết họ chưa từng sử dụng thẻ ATM nên rất bỡ ngỡ; Còn người đã có thẻ ATM ngoài ngân hàng Vietinbank cũng phải bắt buộc làm thêm thẻ mới được vào khám bệnh vô hình chung đã gây ra sự lãng phí không cần thiết. Trong khi đó đến khám bệnh thay vì có thể lựa chọn thêm hình thức thanh toán bằng tiền mặt thì họ lại bị nhân viên bệnh viện bắt buộc phải làm thẻ ATM chuyển tiền vào tài khoản. Vậy tại sao Bệnh viện Bạch Mai trong quá trình thí điểm không dùng tiền mặt khi khám chữa bệnh lại không đưa ra thêm một sự lựa chọn khác cho người dân?

Hiện nay xu thế là tất cả các ngân hàng đều có thể liên kết chi trả được cho nhau khi sử dụng dịch vu, tại sao Bệnh viện Bạch Mai chỉ chấp nhận mỗi thẻ ATM của ngân hàng CPTM Công thương (Vietinbank) trong quá trình thanh toán khám bệnh tại viện mình? Có phải khi ứng dụng CNTT trong việc khám chữa bệnh phần mềm ứng dụng hiện nay ở Việt Nam chỉ chấp nhận mỗi một nhà cung ứng dịch vụ thẻ duy nhất? Những vấn đề này sẽ tiếp tục được phóng viên Báo Người tiêu dùng điều tra phản ánh đến bạn đọc ở những kỳ tiếp theo.

Mọi thông tin về Xã hội, xin mời xem thêm tại đây.

Mai Phương

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.