Dữ liệu cũ
Thứ bảy, 31/08/2019, 08:27 AM

Internet toàn cầu được kiểm soát bởi quyền lực vô hình nào?

(NTD) - Trong thế giới của smartphone và mạng không dây, Internet chịu trách nhiệm hầu như toàn bộ hoạt động viễn thông của chúng ta. Số phận mạng Internet toàn cầu vốn đang được sử dụng bởi hơn 2 tỉ khách hàng trên hành tinh, lại tùy thuộc vào vài người đầy quyền lực. Họ là ai?

Ngày 29/7/1858, hai tàu chiến chạy bằng hơi nước đã gặp nhau ở giữa Đại Tây Dương đẻ kết nối hai đầu cuối của sợi cáp dài 4.000 km, đường kính 1,5cm, lần đầu tiên kết nối hai lục địa Bắc Mỹ và Châu Âu bằng điện tín.

Tiền thân của Internet toàn cầu – nỗ lực không mệt mỏi

Đến ngày 12/8/1858, Nữ hoàng Vương quốc Anh Victoria đã gửi bức điện chúc mừng tới Tổng thống Mỹ James Buchanan, và rồi là một cuộc diễu hành náo nhiệt với hình ảnh tái hiện con tàu đặt sợi cáp xuyên đại dương đi qua nhiều đường phố New York. Tại lễ khánh thành, Nữ hoàng Victoria đã hoan nghênh công trình quốc tế vĩ đại của hai nước hoàn thành sau gần hai thập kỷ nỗ lực.

Một bức điện tín sẽ mất trên 17 giờ để chuyển giao qua hai bờ Đại Tây Dương, với tốc độ 2 phút 5 giây cho mỗi chữ cái được đánh bằng mã Morse. Nhưng sau đó, sợi cáp ngầm qua biển chỉ hoạt động được không đầy một tháng do một số sự cố kỹ thuật khó hiểu.

Nhưng rồi từ bước ngoặt đó, cuộc cách mạng viễn thông toàn cầu đã bắt đầu. Năm 1866, những đường cáp mới có tốc độ truyền mỗi phút 6-8 chữ; rồi tăng lên trên 40 chữ/phút vào cuối thế kỷ. Tới năm 1956, tuyến Transatlantic No. 1 (TAT-1), đường cáp điện thoại dưới biển đầu tiên được đặt, và vào năm 1988, TAT-8 bằng sợi cáp quang đã có thể truyền 280 megabytes/giây.

InternetP2
Tàu do Microsoft và Facebook thuê đang chuẩn bị đặt một phần của tuyến cáp Marea dài 6.600km (Ảnh: AFP)

Năm 2018, tuyến cáp Marea bắt đầu hoạt động giữa Bilbao (Tây Ban Nha) và bang Virgnia (Mỹ), có tốc độ truyền dữ dội lên tới 160 terabit/giây – tức là nhanh hơn 16 triệu lần tốc độ kết nối Internet gia đình. Hiện nay, có khoảng 380 đường cáp ngầm dưới biển đang hoạt động trên khắp thế giới, với tổng chiều dài tới trên 1,2 triệu km – một sự tiến bộ thần kỳ.

Cáp biển thực sự là một thế lực vô hình đang chi phối Internet toàn cầu, trong đó nhiều tuyến những năm gần đây đã được cấp kinh phí hoạt động bởi những “người khổng lồ” Internet như Facebook Goolge, Microsoft và Amazon. Khi Internet ngày càng chuyển sang xu hướng di động và không dây, lượng dữ liệu đi qua các đường cáp dưới biển đã tăng lên theo cấp số nhân.

Tháng 2/2008, cả một dải Bắc Phi và Vùng Vịnh bất ngờ mất mạng, hoặc tốc độ chậm hẳn. Ít nhất một tuyến, nối với Dubai và Oman, đã bị hỏng nặng bởi một mỏ neo nặng 6 tấn móc phải.

Trong 10 năm tồn tại, Huawei Marine Networks - công ty cáp biển của Huawei, đã giành được các hợp đồng lắp đặt tới 40.000km cáp ngầm dưới biển, tạo thêm nhiều thuận lợi cho người dùng mạng Internet.

Ai đang nắm quyền kiểm soát Internet toàn cầu?

Địa chỉ của các website mọi người nhập vào trình duyệt mỗi ngày thực chất là những dãy số, gọi là địa chỉ IP (Internet Protocol) và được đặt tên miền để dễ nhớ, dễ viết. Duy nhất trên thế giới có thẩm quyền cấp phát và "biên dịch" các tên miền này chính là Tổ chức Quản lý tên miền và địa chỉ Internet toàn cầu (Organization Managing domain names and global Internet addresses - ICANN) không thuộc kiểm soát và điều hành của bất cứ chính phủ nước nào.

Như vậy, tất cả tên miền và địa chỉ IP của mọi website trên toàn cầu đều nằm trong tay của ICANN. Cụ thể, ai kiểm soát được cơ sở dữ liệu khổng lồ này của ICANN, người đó sẽ kiểm soát toàn bộ Internet theo đúng nghĩa đen. Và nếu đó là một kẻ xấu, ông ta chỉ cần điều chỉnh vài con số để người dùng thay vì truy cập vào một website quen thuộc (chẳng hạn là tài khoản ngân hàng trực tuyến), lại bị chuyển hướng sang bất cứ website giả mạo nào đó để hack...

Thông thường, ICANN hiểu rõ nguy cơ của việc gom hết vào một nơi này nên đã có một giải pháp khá an toàn: tạo ra bảy chiếc chìa khóa thực sự, trao chúng cho bảy người được chọn trên khắp thế giới và một đội hình dự bị gồm bảy người cùng bảy chiếc chìa khóa dự phòng khác, chuyên dùng để mở bảy chiếc két sắt đặt tại bảy nơi trên khắp toàn cầu tương ứng với vị trí của bảy người.

InternetP3
Hình vẽ một phần rất nhỏ của World Wide Web trên thế giới (Ảnh: Reuters)

Trong mỗi két sắt là một chiếc thẻ thông minh đặc biệt, chỉ khi bảy chiếc thẻ thông minh này được kết hợp lại với nhau, sẽ có một chiếc chìa khóa "mẹ" (master key) được tạo ra, tức một dãy mật mã dùng để truy cập vào chính cơ sở dữ liệu của ICANN. Nó cũng có thể dùng để tạo ra một máy tạo mật khẩu mới.

Lý lịch của tổng cộng 14 con người này không được tiết lộ, họ đều là nhân viên của những tổ chức bảo mật lớn trên thế giới, được lựa chọn dựa trên xuất thân địa lý cũng như kinh nghiệm cá nhân – không một nước nào được phép có quá hai người giữ khóa.

An ninh của buổi lễ trao chìa khóa (được tổ chức 4 năm một lần với mục đích tạo ra chìa khóa vạn năng mới) là cực kỳ nghiêm ngặt. Nhân vật bí ẩn tham dự phải đi qua nhiều lớp cửa, sử dụng mật mã và máy quét vân tay trong một căn phòng kín chỉ với một cửa ra vào duy nhất. Đặc biệt hơn, ngay trong buổi họp, mã an ninh (security pin) cấp phát cho từng người được thay đổi liên tục.

Trong việc tạo ra chìa khóa "mẹ", nhiệm vụ của bảy người dự bị có hơi khác một chút: bảy chiếc chìa khóa của họ chỉ dùng để mở những két sắt chứa bảy chiếc thẻ thông minh (mỗi thẻ chứa một phần mật mã riêng) để khi kết hợp lại với nhau sẽ giúp tạo ra một chiếc máy tạo mã số (key-generating machine) mới. Cứ mỗi năm một lần, bảy người này cần gửi cho ICANN một tấm ảnh chụp họ đang cầm trên tay một tờ báo và chiếc chìa khóa, xem như một minh chứng họ là thật.

* *

Vậy, với cách vận hành bí mật tạo nên sự an toàn gần như tuyệt đối này, mạng Internet toàn cầu luôn đảm bảo những nhu cầu sử dụng ngày càng tăng của khách hàng trong bối cảnh họ rất yên tâm chìm đắm trong những phút giây sống ảo, cực kỳ tiện lợi và hữu dụng.

                                                                                                Khánh Phương

                                                                                           (Theo AFP, Reuters)

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.