Dữ liệu cũ
Thứ ba, 13/09/2016, 08:11 AM

Hơn 11,5 tỉ đồng đi đâu?

Hơn 11,5 tỉ đồng tiền quỹ khen thưởng phúc lợi của người lao động, bị chiếm dụng và chi sai từ năm 2011 đến nay.

“Nhiều năm qua, chúng tôi ngược xuôi từ TP.HCM ra Hà Nội gõ cửa nhiều cơ quan chức năng nhưng đến nay, Tập đoàn Dệt may Việt Nam vẫn chưa chi trả xong tiền quỹ khen thưởng, phúc lợi cho người lao động (NLĐ). Tôi đề nghị các cơ quan chức năng nhanh chóng chỉ đạo Tập đoàn Dệt may Việt Nam sớm giải quyết quyền lợi chính đáng của NLĐ theo đúng pháp luật”. Đây là một phần nội dung trong đơn khiếu nại của bà Nguyễn Thị Hồng Hương gửi Tổng LĐLĐ Việt Nam và các cơ quan chức năng. Bà Hương từng làm việc tại Công ty TNHH MTV Thương mại thời trang Dệt may Việt Nam (Vinatexmart) thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam.

“Ngâm” quyền lợi của NLĐ

Vinatexmart được thành lập năm 2001. Năm 2011, Bộ Công Thương có quyết định cổ phần hóa công ty mẹ - Tập đoàn Dệt may Việt Nam. Căn cứ vào kết quả kinh doanh năm 2011, Tập đoàn Dệt may Việt Nam công bố kết quả xác định giá trị doanh nghiệp, trong đó Kiểm toán Nhà nước kết luận số dư quỹ khen thưởng, phúc lợi của Vinatexmart là hơn 11,5 tỉ đồng. Thế nhưng, tại thời điểm đó, Vinatexmart không chi khoản tiền này cho NLĐ.

48
Người lao động Vinatexmart trình bày bức xúc về việc không được nhận tiền từ quỹ khen thưởng, phúc lợi

NLĐ đã gửi đơn, làm việc trực tiếp với lãnh đạo Vinatexmart, lãnh đạo Tập đoàn Dệt may Việt Nam đề nghị chi trả khoản kết dư này nhưng chỉ nhận được câu trả lời “chờ hướng dẫn”. Đầu năm 2014, NLĐ tiếp tục yêu cầu thì lãnh đạo Vinatexmart cho biết đang lập phương án và hứa sẽ chi trả vào dịp Tết năm đó. Nhưng sau đó, họ lại hẹn đến 30/4/2014, 2/9/2014, rồi Tết 2015, 30/4/2015…

Năm 2015, Tập đoàn Dệt may Việt Nam ký hợp đồng chuyển nhượng, bàn giao Vinatexmart cho một công ty khác nhưng vẫn không chi trả tiền quỹ khen thưởng, phúc lợi cho NLĐ. Mãi đến tháng 8/2015, Tập đoàn Dệt may Việt Nam mới thành lập tổ công tác để giải quyết chế độ chính sách cho NLĐ. Đến tháng 1/2016, tổ công tác gửi email cho NLĐ về việc chi tiền quỹ khen thưởng, phúc lợi nhưng chỉ chi hơn 6,8 tỉ đồng thay vì hơn 11,5 tỉ đồng.

Sau khi nhận được thông báo, NLĐ thắc mắc tại sao không chi đúng với số dư quỹ khen thưởng, phúc lợi là hơn 11,5 tỉ đồng, lãnh đạo Tập đoàn Dệt may Việt Nam trả lời là do tập thể NLĐ “xin hỗ trợ” và được hội đồng quản trị Tập đoàn Dệt may Việt Nam đồng ý.

“Đây là tiền mồ hôi, nước mắt của chúng tôi và chúng tôi đòi chứ không xin. Tôi và hàng trăm NLĐ rất nhiều lần gửi đơn đến Tập đoàn Dệt may Việt Nam đề nghị trả đúng và đủ nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. Họ cố tình bớt xén, chây ì không trả; thậm chí mang tiền của chúng tôi chi cho người khác không đúng đối tượng được hưởng. Điều này là vi phạm pháp luật, cần phải xử lý nghiêm minh” - bà Nguyễn Thị Hồng Hương nói.

Không được bớt xén

Theo quy định tại Nghị định 59/CP ngày 18/7/2011, số dư quỹ khen thưởng, phúc lợi sẽ được chia cho NLĐ đang làm việc ở doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa. Như vậy, toàn bộ khoản tiền hơn 11,5 tỉ đồng quỹ khen thưởng, phúc lợi phải được chia cho NLĐ của Vinatexmart chứ không được chi cho đối tượng không có tên trong danh sách lao động tại thời điểm cổ phần hóa, cũng không được bớt xén hay dùng vào mục đích khác.

Lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết khiếu nại của NLĐ là có cơ sở. “Trước bức xúc của NLĐ, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã có văn bản gửi LĐLĐ TP Hà Nội, Tập đoàn Dệt may Việt Nam đề nghị giải quyết theo thẩm quyền. Tuy nhiên, đến nay, NLĐ vẫn tiếp tục khiếu nại về việc chậm chi trả, chi trả không đúng đối tượng và chi trả không dựa trên số tiền là hơn 11,5 tỉ đồng. Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị Tập đoàn Dệt may Việt Nam phải tuân thủ pháp luật, bảo đảm quyền lợi hợp pháp, chính đáng của NLĐ” - vị lãnh đạo này cho biết.

Theo luật sư Cao Thế Luận, Đoàn Luật sư tỉnh Bạc Liêu, bức xúc của NLĐ phải được Tập đoàn Dệt may Việt Nam giải quyết trên cơ sở quy định của pháp luật. Nếu không đồng ý với trả lời của Tập đoàn Dệt may Việt Nam, NLĐ có thể kiện ra tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Bên cạnh đó, cần xem xét, thanh tra xem liệu việc Tập đoàn Dệt may Việt Nam không thực hiện chi và chậm chi trả số tiền quỹ khen thưởng, phúc lợi hơn 11,5 tỉ đồng có xuất phát từ nguyên nhân sai phạm các hoạt động tài chính của tập đoàn hay không? Ngoài ra, cần xem xét trách nhiệm cá nhân lãnh đạo đối với việc chậm thực hiện quyền và lợi ích của NLĐ.

Theo NLĐ

 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.