Hoạt động đo lường: Đảm bảo sự công bằng, minh bạch trong xã hội
(CL&CS) - Nhiệm vụ hàng đầu của đo lường trong sản xuất là cung cấp những thông tin sơ cấp dùng trong kỹ thuật xử lý số liệu bằng điện tử và tin học để tối ưu hoá quá trình công nghệ, tối ưu hoá việc sử dụng vật liệu và năng lượng.
Liên quan đến hoạt động đo lường, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 3807/QĐ-BKHCN ngày 18/12/2019 về việc phê duyệt Danh mục ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh trọng tâm cần tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, Bộ yêu cầu tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp theo ngành, lĩnh vực bảo đảm đạt ít nhất một trong các mục tiêu: Tiết kiệm nguyên vật liệu, nhiên liệu, nhân công, giảm thất thoát, giảm giá thành sản phẩm, dịch vụ; Tăng cường kiểm soát chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; Kiểm soát phát thải ra môi trường…
TS. Hà Minh Hiệp, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, hoạt động đo lường đã từng bước góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước, đảm bảo công bằng trong thương mại, bảo vệ môi trường và sức khoẻ nhân dân. Đồng thời là công cụ quan trọng trong nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong phát triển kinh tế - xã hội.

Hình minh họa
Đo lường tạo điều kiện thuận lợi cho công bằng thương mại thông qua các văn bản tiêu chuẩn hài hòa, các chuẩn đo lường nhất quán và các chứng chỉ được quốc tế chấp nhận. Ví dụ, một thiết bị đã được kiểm tra và phê duyệt để sử dụng ở một quốc gia cũng có thể được bán và sử dụng ở một quốc gia khác, mà không cần lặp lại thử nghiệm. Đo lường khoa học còn thúc đẩy sự đổi mới ngành công nghiệp và phát triển phương tiện đo lường tiên tiến.
Đo lường còn thể hiện vai trò trong hỗ trợ quản lý nhà nước bằng cách cung cấp các tài liệu tham khảo đo lường để tham vấn các chính sách, chỉ thị, đánh giá sự phù hợp và kiểm định. Ví dụ đo lường là công cụ bảo vệ người tiêu dùng trọng yếu, các kỹ thuật đo và phương tiện đo giúp xác định chính xác các kết quả đo của đồng hồ đo khí, điện và nước, cột đo nhiên liệu, phương tiện kiểm tra nồng độ cồn trong hơi thở, cân ở siêu thị...
Cuối cùng, đo lường giúp đáp ứng các mục tiêu xã hội, chẳng hạn như tăng hiệu quả sử dụng năng lượng và giảm tiêu thụ tài nguyên. Ví dụ, đồng hồ đo điện dạng cơ chuyển sang đồng hồ thông minh giúp tăng hiệu quả phù hợp với lưới điện thông minh và kiểm soát tiêu thụ hợp lý với dữ liệu sử dụng năng lượng có thể truy cập được dễ dàng; hay nghiên cứu đo lường các nguồn năng lượng mới (như nhiên liệu sinh học, khí thiên nhiên hóa lỏng…).
Hiện nay, vai trò của đo lường cũng được thống nhất trong mối quan hệ chặt chẽ giữa đo lường và chất lượng: sẽ không có chất lượng nếu không kiểm soát chất lượng. Trong đó, quan trọng nhất là không thể có kiểm soát chất lượng mà không có phép đo; không có phép đo nếu không có hiệu chuẩn; không có hiệu chuẩn nếu không có phòng thí nghiệm được công nhận; không có phòng thí nghiệm được công nhận mà không có liên kết chuẩn; không có liên kết chuẩn nếu không có chuẩn đo lường; không có chuẩn đo lường nếu không có đo lường.
Do vậy, đo lường thống nhất và chính xác sẽ góp phần bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi tổ chức, cá nhân trong các giao dịch kinh tế, dân sự; sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, vật tư, năng lượng; bảo đảm an toàn; bảo vệ sức khoẻ và môi trường. Đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước.
Thiện Phúc
Bình luận
Nổi bật
Doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng nhờ áp dụng các chương trình cải tiến
sự kiện🞄Thứ ba, 18/03/2025, 09:17
(CL&CS) - Doanh nghiệp Việt Nam đã ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Các chương trình cải tiến năng suất, chất lượng đã trở thành hoạt động không thể thiếu trong quá trình xây dựng và phát triển của doanh nghiệp.
Đảm bảo chất lượng hàng hóa để khuyến khích người Việt dùng hàng Việt
sự kiện🞄Thứ ba, 11/03/2025, 08:02
(CL&CS)- Sáng 10/3, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Tích hợp hệ thống quản lý và công cụ cải tiến: Giải pháp nâng cao năng suất chất lượng
sự kiện🞄Thứ hai, 10/03/2025, 13:53
(CL&CS) - Nhiều doanh nghiệp đang tích cực áp dụng mô hình tích hợp hệ thống quản lý ISO với các công cụ cải tiến năng suất chất lượng (NSCL) như 5S, 7 công cụ thống kê... để tối ưu hóa vận hành, giảm lãng phí và nâng cao hiệu quả sản xuất.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.