Văn hóa và Đời sống
Thứ bảy, 20/01/2024, 21:18 PM

Hé lộ nữ tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam: Thuyền trưởng đầu tiên chỉ huy tàu ‘không số’ và là thủ lĩnh của ‘Đội quân tóc dài’

Tham gia hoạt động cách mạng từ năm 16 tuổi, vị nữ tướng này có đóng góp quan trọng, tích cực chỉ huy nhiều trận đánh, phong trào lớn của cách mạng Việt Nam.

Người thuyền trưởng bản lĩnh đưa vũ khí về chiến trường miền Nam

Theo tài liệu của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, nữ tướng Nguyễn Thị Định sinh ngày 15/03/1920 tại xã Lương Hòa,  huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Nữ tướng tham gia hoạt động cách mạng từ năm 16 tuổi và chỉ 2 năm sau đã vinh dự được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1940, khi mới sinh con được 3 ngày thì bà và chồng mình đều bị địch bắt, bản thân bà bị biệt giam tại nhà tù Bà Rá, tỉnh Sông Bé (nay là tỉnh Bình Phước), phải gửi con trai về nhờ gia đình nuôi.

Chân dung nữ tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam

Chân dung nữ tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam

Trong 3 năm sống trong sự hà khắc của nhà lao, bà vẫn nêu cao ý chí kiên cường, bất khuất của người cách mạng. Bị giam cầm đến năm 1943 thì bà lâm bệnh nặng, kẻ địch buộc phải thả bà về quản thúc tại địa phương. Trong khi sức khỏe chưa hồi phục thì bà hay tin chồng hy sinh ngoài Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Trong thời gian này, bà đã liên lạc được với tổ chức đảng, chính quyền cách mạng của tỉnh Bến Tre và trực tiếp tham gia giành chính quyền ở thị xã Bến Tre (nay là TP Bến Tre) trong Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945.

Tháng 3/1946, tuy còn nhỏ tuổi nhưng ý chí kiên cường, lòng yêu nước mãnh liệt, lại nhiều mưu trí nên bà Nguyễn Thị Định được Tỉnh ủy Bến Tre chọn tham gia vào “Đoàn tàu không số huyền thoại” vượt biển ra miền Bắc báo cáo với Trung ương Đảng và Bác Hồ về tình hình cách mạng miền Nam sau Hiệp định sơ bộ 6.3. Bà là thuyền trưởng đầu tiên chỉ huy tàu “không số” chở 12 tấn vũ khí từ miền Bắc cập Bến A101 (xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, Bến Tre) để chi viện cho chiến trường miền Nam, tạo tiền đề cho sự hình thành đường Hồ Chí Minh trên biển trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước sau này.

Hình ảnh người phụ nữ bản lĩnh từng tham gia vào đoàn tàu 'không số'

Hình ảnh người phụ nữ bản lĩnh từng tham gia vào đoàn tàu 'không số'

Từ năm 1947-1951, bà Nguyễn Thị Định là Tỉnh ủy viên, Đoàn trưởng Phụ nữ cứu quốc, Ủy viên Mặt trận Liên Việt tỉnh Bến Tre, Ủy viên Ban chấp hành Phụ nữ cứu quốc Nam Bộ, Phó bí thư Huyện ủy - Chủ tịch Mặt trận Liên Việt huyện Mỏ Cày. Trong giai đoạn từ năm 1952-1960, bà Nguyễn Thị Định được bầu vào Ban Thường vụ Tỉnh ủy, giữ chức Hội trưởng Phụ nữ tỉnh, Phó bí thư rồi Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre.

Nhà lãnh đạo kiệt xuất trong phong trào Đồng khởi

Tháng 12/1959, Liên Tỉnh ủy miền Trung Nam bộ triệu tập Hội nghị đại biểu các tỉnh tại căn cứ Tam Thường, Hồng Ngự, Kiến Phong (nay là tỉnh Đồng Tháp) triển khai tinh thần Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 15 và chủ trương mới của Trung ương. Bà Nguyễn Thị Định, Phó bí thư Tỉnh ủy Bến Tre được cử dự hội nghị này. Sau khi tiếp thu, bà trở về quán triệt tinh thần chỉ đạo tại Hội nghị Liên Tỉnh ủy trong Tỉnh ủy Bến Tre. Và từ ngày 01-03/01/1960, bà Nguyễn Thị Định đã họp với một số cán bộ chủ chốt trong Tỉnh ủy và cấp ủy Đảng ở địa phương bàn kế hoạch thực hiện Nghị quyết 15 và chủ trương của Khu ủy Khu VIII thống nhất triển khai với phương châm “Đồng lòng, đồng bộ, đồng loạt”.

Sau khi phân tích rõ tình hình địch, những khó khăn, thuận lợi của ta, Tỉnh ủy Bến Tre đã quyết định phát động một tuần lễ đồng lòng nổi dậy, đồng loạt tấn công địch trong toàn tỉnh với điểm khởi đầu tại 3 xã Định Thủy, Phước Hiệp và Bình Khánh (huyện Mỏ Cày), mở đầu cho phong trào Đồng khởi Bến Tre năm 1960.

Từ phong trào Đồng khởi đã khai sinh “Đội quân tóc dài” với thủ lĩnh là bà Nguyễn Thị Định và tên tuổi của bà đã gắn liền phương thức đánh địch bằng “Ba mũi giáp công”, đặc biệt là phong trào đấu tranh chính trị, binh vận của phụ nữ, của Đội quân tóc dài gắn liền với phong trào du kích chiến tranh của nhân dân miền Nam.

Từ năm 1961-1975, bà Nguyễn Thị Định là một trong những cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Khu VIII với các chức vụ quan trọng như Chủ tịch Hội LHPN Giải phóng miền Nam, Phó tư lệnh các lực lượng Giải phóng miền Nam Việt Nam. Năm 1974, bà được phong quân hàm thiếu tướng.

Cô Ba Định lúc bấy giờ là Phó Chủ tịch Liên đoàn Phụ nữ Dân chủ Quốc tế, Chủ tịch Hội Phụ nữ Việt Nam thăm Tiệp Khắc tháng 10/1981.

Cô Ba Định lúc bấy giờ là Phó Chủ tịch Liên đoàn Phụ nữ Dân chủ Quốc tế, Chủ tịch Hội Phụ nữ Việt Nam thăm Tiệp Khắc tháng 10/1981.

“Đồng chí Nguyễn Thị Định đã có công rất lớn trong việc xây dựng và phát huy tác dụng “Đội quân tóc dài” làm cho quân thù vô cùng run sợ. Là người có tài thao lược, ý chí cao, nghệ thuật điều hành “Đội quân tóc dài” tác chiến trong chiến trường vô cùng phức tạp vừa hình thành tổ chức mới đem lại chiến thắng vẻ vang”, thượng tướng Trần Văn Trà nói về Nữ tướng lúc sinh thời.

Sau Giải phóng, bà Nguyễn Thị Định là Ủy viên Trung ương Đảng các Khóa IV, V, VI, Đại biểu Quốc hội các Khóa VI, VII, VIII, đồng thời giữ nhiều chức vụ như Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, Bí thư Đảng đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Phó chủ tịch Hội đồng nhà nước, Chủ tịch Hội Hữu nghị VN-Cu Ba. Bà đã có những đóng góp tích cực trong công cuộc đổi mới toàn diện Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt là đổi mới hoạt động của Quốc hội, Hội đồng Nhà nước.

Ngày 30/08/1995, bà được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Sau 56 năm cống hiến cho sự nghiệp cách mạng, bà Nguyễn Thị Định qua đời vào ngày 26/08/1992, hưởng thọ 72 tuổi.

Thùy Dung

Bình luận

Nổi bật

Khám phá con hẻm trăm tuổi ‘sống chậm’ giữa lòng Sài Gòn, từng là địa điểm check in hot ‘rần rần’ bởi kiến trúc độc đáo

Khám phá con hẻm trăm tuổi ‘sống chậm’ giữa lòng Sài Gòn, từng là địa điểm check in hot ‘rần rần’ bởi kiến trúc độc đáo

sự kiện🞄Thứ ba, 14/05/2024, 23:20

Con hẻm này mang đặc trưng giao thoa của văn hóa Hoa - Việt tạo nên sự khác biệt giữa dòng chảy đô thị hóa.

Việt Nam có một 'tọa độ' du lịch như bản đồ chữ S thu nhỏ, là nơi đón bình minh đầu tiên của Tổ quốc, ngày nào cũng có 1.000 lượt khách tới thăm

Việt Nam có một 'tọa độ' du lịch như bản đồ chữ S thu nhỏ, là nơi đón bình minh đầu tiên của Tổ quốc, ngày nào cũng có 1.000 lượt khách tới thăm

sự kiện🞄Thứ ba, 14/05/2024, 22:55

Đây là địa điểm đặc biệt, nhìn từ xa như hình bản đồ Việt Nam khiến nhiều người bất ngờ khi chiêm ngưỡng.

Phát hiện hòn đảo được ví như ‘viên ngọc xanh’ giữa biển, là đảo lớn nhất trong 19 đảo thuộc vịnh đẹp nhất Thế giới năm 2024 tại Việt Nam

Phát hiện hòn đảo được ví như ‘viên ngọc xanh’ giữa biển, là đảo lớn nhất trong 19 đảo thuộc vịnh đẹp nhất Thế giới năm 2024 tại Việt Nam

sự kiện🞄Thứ ba, 14/05/2024, 22:47

Là một điểm đến vô cùng lãng mạn, hòn đảo nhỏ xinh đẹp thu hút khách du lịch bằng nét đặc trưng riêng biệt khiến nhiều người phải thích thú.