Thứ bảy, 24/08/2024, 11:06 AM

'Hai nước anh em' Việt - Lào sẽ có đường cao tốc nối hai Thủ đô, đoạn qua tỉnh rộng nhất cả nước dự chi 18.500 tỷ

Dự án cao tốc Hà Nội - Viêng Chăn, đoạn qua tỉnh có đường biên giới dài nhất Việt Nam có tổng chiều dài 65km, tổng vốn đầu tư được đề xuất là 18.500 tỷ đồng.

Ban quản lý dự án 85 vừa đề nghị Bộ Giao thông vận tải thẩm định và phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường cao tốc Hà Nội - Viêng Chăn, đoạn qua Vinh - Thanh Thủy thuộc tỉnh Nghệ An.

Dự án có điểm đầu giao với đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt tại nút giao Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Điểm cuối dự án tại khu vực cặp cửa khẩu Thanh Thủy - Nậm On biên giới Việt Nam - Lào. Đoạn tuyến này nằm hoàn toàn trong địa phận tỉnh Nghệ An với tổng chiều dài khoảng 65km.

Dự kiến cao tốc Hà Nội - Viêng Chăn có tổng chiều dài là 688km. Ảnh minh họa

Dự kiến cao tốc Hà Nội - Viêng Chăn có tổng chiều dài là 688km. Ảnh minh họa

Theo quy hoạch, đoạn tuyến Vinh - Thanh Thủy thuộc dự án cao tốc Hà Nội - Viêng Chăn có quy mô 6 làn xe cao tốc hoàn chỉnh, vận tốc thiết kế 100-120 km/h (đoạn khó khăn vận tốc thiết kế 60-80km/h). Chiều rộng nền đường với đoạn vận tốc thiết kế 100-120 km/h là 32,25m; đoạn vận tốc thiết kế 60-80km/h là 29m. 

Tuy nhiên, căn cứ kết quả dự báo nhu cầu vận tải và kết quả tính toán nhu cầu các làn xe quy mô đoạn tuyến, Ban quản lý dự án 85 đề xuất quy mô giai đoạn 1 đầu tư cao tốc 4 làn xe hoàn chỉnh với chiều rộng nền đường với đoạn vận tốc thiết kế 100-120km/h là 24,75m; đoạn vận tốc thiết kế 60-80km/h là 22m. Dự kiến, tổng vốn đầu tư cho phương án này khoảng 18.500 tỷ đồng. 

Tổng vốn đầu tư cho đoạn tuyến qua tỉnh Nghệ An dự kiến khoảng 18.500 tỷ đồng. Ảnh minh họa

Tổng vốn đầu tư cho đoạn tuyến qua tỉnh Nghệ An dự kiến khoảng 18.500 tỷ đồng. Ảnh minh họa

Ban Quản lý dự án 85 dự kiến sẽ chuẩn bị đầu tư từ năm 2024 đến năm 2025 và thực hiện dự án trong giai đoạn từ năm 2026 đến 2029.

Dự án đường cao tốc Hà Nội - Viêng Chăn khi được hình thành sẽ là kết nối ngắn nhất giữa hai Thủ đô của "hai nước anh em" Việt Nam - Lào. Tuyến đường sẽ tạo điều kiện lưu thông thuận lợi, có tốc độ cao cho các phương tiện từ Thủ đô Viêng Chăn tới các khu kinh tế ven biển của Việt Nam. Dự án cũng là tiền đề hình thành trục phát triển thuộc hành lang kinh tế Đông - Tây, kết nối các nước khu vực sông Mê Kông, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, rút ngắn quãng đường và thời gian vận chuyển so với đường biển. Tuyến cao tốc đồng thời có ý nghĩa quan trọng trong công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Nghệ An nằm ở trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ, có đường biên giới giáp Lào và phía Đông giáp Biển Đông. Nghệ An không chỉ là tỉnh rộng lớn của miền Trung mà còn là tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam, đạt 16.490,25km2, chiếm 3,2% diện tích cả nước.

Chi Chi

Bình luận

Nổi bật

Hàng Việt Nam chiếm lĩnh thị trường Halal bằng lòng tin và chất lượng

Hàng Việt Nam chiếm lĩnh thị trường Halal bằng lòng tin và chất lượng

sự kiện🞄Thứ năm, 31/10/2024, 09:15

(CL&CS) - Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, với khả năng xuất khẩu trên 50 tỷ USD nông sản mỗi năm cùng với việc đã xây dựng được các chuỗi cung ứng là lợi thế để nông sản, thủy sản Việt Nam tiến nhanh vào thị trường Halal.

Kết nối giao thương để phát triển thị trường thủ công mỹ nghệ

Kết nối giao thương để phát triển thị trường thủ công mỹ nghệ

sự kiện🞄Thứ tư, 30/10/2024, 15:21

(CL&CS) - Thực tế triển khai 14 kỳ Hội chợ quốc tế Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội (Hanoi Giftshow) cho thấy, việc tăng cường kết nối giao thương là một trong những hoạt động đem lại hiệu quả thiết thực trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ (TCMN), làng nghề trong việc tìm kiếm và mở rộng thị trường.

Điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

sự kiện🞄Thứ ba, 29/10/2024, 14:13

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1279/QĐ-TTg ngày 28/10/2024 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.