Thứ sáu, 21/10/2022, 09:08 AM

Hai mối quan tâm

Quốc hội sẽ xem xét thông qua 7 dự án luật và cho ý kiến 7 dự án luật khác trong Kỳ họp thứ Tư. Trong số này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dành mối quan tâm lớn đối với việc sửa đổi Luật Khám bệnh, chữa bệnh và Luật Đất đai khi trong bài phát biểu khai mạc kỳ họp vào sáng qua, Chủ tịch Quốc hội đã nói sâu, nói kỹ về 2 dự án luật này với những định hướng hết sức cụ thể.

Điều này không khó hiểu, bởi sức khỏe là tài sản lớn nhất, là mối quan tâm trên hết và trước hết của mỗi con người; đồng thời chăm sóc sức khỏe người dân là trách nhiệm lớn lao của Nhà nước. Trong khi đó, đất đai là nguồn lực vô cùng to lớn và quý giá của quốc gia mà nếu quản lý và sử dụng hiệu quả sẽ trở thành động lực đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) và dự án Luật Đất đai (sửa đổi) vì thế đều có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với mỗi người dân và cả đất nước. Ngay trong báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ Tư cũng thể hiện điều này. Người dân cả nước kiến nghị sớm sửa đổi và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về xã hội hóa, cơ chế tự chủ tài chính, cơ chế đấu thầu trong lĩnh vực y tế và giải quyết căn cơ, dứt điểm tình trạng thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế. Cử tri cũng kỳ vọng việc sửa đổi Luật Đất đai sẽ giải quyết được nhiều vướng mắc hiện nay.

Phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ Tư, người đứng đầu Quốc hội đề nghị các đại biểu khi thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) cần tập trung cho ý kiến sâu hơn về cơ chế bảo đảm tinh thần “lấy người bệnh làm trung tâm” gắn với bảo đảm công bằng xã hội trong tiếp cận dịch vụ khám, chữa bệnh; các quy định cấp chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh; định hình hệ thống y tế hiện đại, bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân; xử lý mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội hóa trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; cơ chế tự chủ tài chính của cơ sở khám chữa bệnh công lập, trước hết là tự chủ tài chính, hợp tác công tư, giá dịch vụ…; đồng thời, xem xét kỹ lưỡng, bảo đảm chất lượng và tính ổn định, dài hạn của Luật này khi được Quốc hội thông qua.

Đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội nêu 5 vấn đề lớn các đại biểu cần quan tâm trong quá trình thảo luận. Đó là, cần bám sát chủ trương, định hướng của Đảng và thể chế hóa đầy đủ, chính xác, kịp thời thành các quy định cụ thể; chỉ đưa vào Luật những vấn đề đã chín, đã đủ rõ và đã có định hướng của Trung ương. Đồng thời, kế thừa các quy định mang tính chất ổn định với thực tiễn, phù hợp của pháp luật về đất đai qua các thời kỳ; khắc phục các vướng mắc, bất cập trong thực tiễn nhưng phải bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ, chiến lược, lâu dài; không hợp thức hóa những vướng mắc có tính chất vi phạm; không đưa vào luật những vấn đề mang tính sự vụ, hiện tượng, không thể hiện đúng bản chất của quan hệ đất đai phát sinh trong thực tiễn.

Cùng với đó là giải quyết các nút thắt, mâu thuẫn, chồng chéo giữa các quy định của pháp luật trong quản lý, sử dụng đất; có phương án xử lý phù hợp nhằm khai thông, giải phóng tối đa nguồn lực đất đai, tạo không gian, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội; tiếp tục thực hiện tốt cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai. Tách bạch để đưa vào Luật những quan hệ đất đai mang tính chất công và tính chất tư; tạo điều kiện cho các chủ thể xã hội được tiếp cận, sử dụng đất công bằng, công khai, hiệu quả, bền vững. Đồng thời, cụ thể hóa tối đa trong Luật những nội dung đã được kiểm nghiệm và áp dụng ổn định trong thực tiễn, luật hóa những nội dung trong các văn bản quy định chi tiết thi hành luật đã được áp dụng phù hợp, hiệu quả.

Dù đây là hai luật sửa đổi nhưng khi động đến những vấn đề cải cách mang tính “lõi” và phức tạp như quan hệ công - tư (dịch vụ công, bệnh viện công, khám chữa bệnh tư nhân; đất công, quan hệ đất đai dân sự); vai trò nhà nước - vai trò thị trường… thì sự thận trọng và bàn thảo kỹ lưỡng là cần thiết. Bởi vì điều quan trọng nhất là xử lý được những vấn đề chính sách gỗc rễ và bảo đảm chất lượng cao nhất của 2 dự án luật hệ trọng này khi Quốc hội bấm nút thông qua.

Hà Lan ( Theo Đại biểu nhân dân)

Bình luận

Nổi bật

Xả thải vượt quy chuẩn, Công ty Paishing Việt Nam bị phạt 294 triệu đồng

Xả thải vượt quy chuẩn, Công ty Paishing Việt Nam bị phạt 294 triệu đồng

sự kiện🞄Thứ ba, 07/05/2024, 12:09

(CL&CS) - Công ty CP Paishing Việt Nam bị phạt 294 triệu đồng vì xả nước thải có 3 thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải cho phép.

Cần có chế tài xử phạt mạnh tay với các lỗi vi phạm an toàn vệ sinh lao động

Cần có chế tài xử phạt mạnh tay với các lỗi vi phạm an toàn vệ sinh lao động

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 14:27

(CL&CS) - Vừa qua, tại Đồng Nai đã xảy ra vụ nổ lò hơi thương tâm ở Công ty TNHH Sản xuất và thương mại gỗ Bình Minh (ấp Vàm, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu) làm 6 người chết, 5 người bị thương. Vụ tai nạn xảy ra một lần nữa cho thấy vấn đề bảo đảm an toàn lao động và phòng chống cháy nổ trong doanh nghiệp rất đáng báo động.

Đề nghị xây dựng Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi)

Đề nghị xây dựng Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi)

sự kiện🞄Thứ tư, 17/04/2024, 15:29

(CL&CS) - Bộ Khoa học và Công nghệ đang đề nghị xây dựng Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý phục vụ mục tiêu phát triển các ứng dụng năng lượng nguyên tử đóng góp nhiều hơn nữa cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, củng cố an ninh quốc gia trong tình hình mới.