Giảm lãi suất điều hành, có thể phải tăng các giải pháp hỗ trợ

(NTD) – Khi ngân hàng Nhà nước công bố giảm 0,25%/năm đối với các lãi suất điều hành chủ chốt, nhiều chuyên gia cho rằng đây là động thái nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp.

Các chuyên gia nhận định, việc giảm lãi suất áp dụng từ ngày 10/7 tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ phải có các giải pháp hỗ trợ phù hợp nhất.

PGS.TS Trần Hoàng Ngân cho biết, trong tháng 6, lạm phát ở mức 2,54%, tỷ giá ở ngưỡng ổn định và tăng trưởng kinh tế tích cực... Chính vì thế, các yếu tố để kéo giảm lãi suất và giảm lãi suất điều hành 0,25%/năm là bước đi thận trọng hợp lý, nhất là trong bối cảnh Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) có thể sẽ tăng thêm lãi suất USD vào dịp cuối năm. Việc giảm lãi suất tái chiết khấu sẽ giúp các ngân hàng đem trái phiếu đặc biệt đi vay tái cấp vốn có lãi suất mềm hơn. Tuy nhiên ngân hàng cần độ trễ, chứ chưa tác động ngay đến lãi suất cho vay với các lĩnh vực thông thường.

Theo ông Ngân, nên giữ mức trần này như một biện pháp hành chính để theo dõi cũng như giữ lãi suất đầu vào ở mức hợp lý. Vì ngân hàng nào gặp khó khăn về thanh khoản, nhiều biến tướng về lãi suất sẽ xảy ra như trước đây, dẫn đến hiện tượng chạy đua lãi suất huy động làm ảnh hưởng đến mục tiêu giảm lãi suất cho vay.

da
Lãi suất cho vay giảm có thể hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh (Ảnh minh họa: Doanh nghiệp sản xuất giày da tại TP. HCM).

TS. Cấn Văn Lực cho rằng, các tổ chức tín dụng sẽ tiếp cận được vốn rẻ hơn từ nguồn cho vay tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước, có điều kiện để giảm lãi suất cho vay, đặc biệt là với một số lĩnh vực ưu tiên. Do đó, việc giảm lãi suất không ngoài mục tiêu giảm chi phí cho các tổ chức tín dụng, góp phần giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp.

Nếu lãi suất cho vay thông thường giảm, Ngân hàng Nhà nước sẽ phải thực hiện một số giải pháp như: Tăng cường kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức phù hợp, không quá nóng, tránh tăng cung tiền, gây áp lực lên lạm phát và tạo áp lực lên tỉ giá. Mặt khác phải phân tích và xem xét nâng trần lãi suất huy động đối với USD lên 0,25%/năm để giúp các tổ chức tín dụng huy động thêm nguồn ngoại tệ.

Ông Lực cũng lưu ý, từ ngày 1/1/2018, tỉ lệ vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung - dài hạn giảm từ 50% còn 40% nên các ngân hàng cần điều chỉnh vốn, lãi suất hợp lý. Nếu vẫn giữ mức giảm 0,25% đối với lãi suất điều hành chủ chốt, Ngân hàng Nhà nước có thể lùi thời gian thực hiện đến ngày 1/7/2018, thay vì ngay từ đầu năm 2018 như kế hoạch.

Bùi My

Bình luận

Nổi bật

Giá nhà ở tại TP.HCM có nguy cơ tiếp tục tăng giá

Giá nhà ở tại TP.HCM có nguy cơ tiếp tục tăng giá

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 13:08

Tình trạng mất cân đối cung – cầu khiến tình trạng thiếu hụt nhà ở giá rẻ tại TP.HCM ngày càn trầm trọng hơn. Dự báo trong tương lai gần, giá nhà ở tại TP.HCM tiếp tục bị đẩy lên cao, người dân TP.HCM sẽ ngày càng khó tiếp cận nhà ở.

Nutifood tặng 1.000 phần quà dinh dưỡng cho hộ gia đình nghèo huyện Cần Giờ

Nutifood tặng 1.000 phần quà dinh dưỡng cho hộ gia đình nghèo huyện Cần Giờ

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 13:07

(CL&CS)- Vừa qua, Nutifood thông qua Quỹ Phát triển Tài năng Việt kết hợp cùng Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận 4 đã trao tặng 1.000 lon sữa FAMNA với tổng giá trị hơn 450 triệu đồng cho các hộ gia đình nghèo, cận nghèo và trẻ em khó khăn tại huyện Cần Giờ, TP.HCM.

Chưa hết khó, ngày bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi vẫn còn xa?

Chưa hết khó, ngày bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi vẫn còn xa?

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 13:07

Những khó khăn về điều kiện pháp lý, nguồn vốn, niềm tin của nhà đầu tư đang kìm hãm sự phục hồi của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng. Trong khi những phân khúc khác đã phát đi những tín hiệu tích cực thì riêng phân khúc này vẫn “nằm im”.