Dữ liệu cũ
Thứ bảy, 31/12/2016, 10:06 AM

Gia Lai: Người dân vào rừng đào rễ cây bán cho Trung Quốc

(NTD) - Với kiểu thu mua “lạ”, thương lái Trung Quốc đang khiến các con suối, cánh rừng ở huyện Kbang (Gia Lai) mất dần 1 loại cây có tác dụng giữ nước đầu nguồn.

Vài năm trở lại đây, nhiều người dân đang sống tại xã Đăk Rong (Kbang, Gia Lai) thường xuyên vào những cánh rừng, dòng suối trên địa bàn để đào một loại rễ cây mà người Bahnar tại địa phương gọi là Tờ Trung, còn người Kinh gọi là cây na (vì quả giống quả na) để bán cho thương lái Trung Quốc.

Một người dân sống tại xã Đăk Rong cho biết, trước đây, rễ cây na rừng này có rất nhiều ở các cánh rừng, hai bên bờ các dòng suối. Vài năm trước, các thương lái đã vào xã hỏi mua loại rễ này với giá 3.000- 5.000 đồng/kg tươi (tùy từng thời điểm). Lúc đầu, khi cây có nhiều, các thương lái chỉ mua rễ, mà phải là loại rễ nhỏ mới mua, còn các loại rễ lớn, thân và cành không mua.

Sau vài năm người dân vào rừng, suối đào bới rễ na bán cho các thương lái, đến nay loại cây này chỉ còn ở đầu nguồn các con suối và sâu ở các cánh rừng. Vì vậy, các thương lái không còn “kén chọn” nữa mà mua cả thân cây và loại rễ lớn…

Ông Đinh Văn Viên, Phó trưởng thôn làng Kon Bông 1 (Đăk Rong) cho biết, việc người dân vào rừng và các con suối đào, chặt rễ cây Tờ Trung đã diễn ra liên tục hơn 5 năm nay, không ai biết họ mua để làm gì. Người dân chỉ biết đi đào bán kiếm tiền, có thời điểm cả làng vào rừng đào rể để gùi đi bán.

Một thương lái sống tại xã Đăk Rong cho biết, anh thu mua rễ cây trên từ người dân rồi mang về phơi khô. Sau khi phơi khô thì đóng bao và bán cho thương lái người Trung Quốc. Còn họ mua để làm gì thì anh không biết.

Phó Chủ tịch UBND xã Đăk Rong cho biết, việc người dân vào rừng đào rễ na bán là có thật đã diễn ra khoảng 2, 3 năm nay. Chỉ có người dân các làng Kon Trang 1, Kon Trang 2, Kon Bông 1 và Kon Bông 2 là đi đào rễ cây na để bán. Họ thường đi đào vào mùa khô, mùa mưa ít đào vì không phơi được.

Cây na là loại cây sống trong rừng ở tầng thấp, dưới tán rừng. Ở mỗi đầu làng có khoảng 2 con buôn (đầu làng 1 người, cuối làng 1 người) mua trực tiếp của người dân; còn cả xã có 2-3 con buôn gom hàng để bán cho các thương lái ở nơi khác đến. Các thương lái ở đâu đến thì ông không biết, họ mua làm gì và chở đi đâu bán ông cũng không biết.

Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Rong xác nhận, người dân xã Đăk Rong vào khu vực rừng do đơn vị ông quản lý đào rễ cây na nhiều năm nay. Sở dĩ đơn vị ông không ngăn chặn là vì việc đào rễ cây này không ảnh hưởng gì đến rừng, thậm chí trước đây công ty còn phải cho nhân viên vào rừng để chặt bớt loại cây này để không ảnh hưởng đến phát triển của các loại cây khác.

Ông Vũ Ngọc An, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai cho biết, ông chưa nắm được thông tin trên, ông sẽ kiểm tra và làm việc với báo chí sau khi có thông tin. Theo ông An, việc muốn chặt loại rễ cây gì trong rừng thì phải có sự đồng ý của Sở chứ không phải tùy tiện cho người vào chặt.

Sao Mai

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.