Gia đình duy nhất Việt Nam có cả 3 cha con được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh, cha là người khởi xướng ngành ghép tạng, các con đều làm giáo sư tài giỏi kiệt xuất
Đây là thành tích hiếm có khi cả ba cha con trong một gia đình cùng nhận giải thưởng cao quý này.
Cha tài năng xuất chúng
GS.TSKH Lê Thế Trung (1928 - 2018), nguyên Giám đốc Học viện Quân y, là một nhà khoa học đầu ngành và là người đặt nền móng cho chuyên ngành Y học thảm họa tại Việt Nam. Sinh ra trong hoàn cảnh đất nước còn nhiều khó khăn và xuất thân từ công nhân ngành in, Lê Thế Trung đã chọn con đường phục vụ tổ quốc. Trong thời kỳ chiến tranh, ông gia nhập Vệ quốc đoàn và học khóa y tá, sau đó theo học lớp y sĩ khóa 1 của Trường Quân y sĩ Việt Nam tại Liên khu Việt Bắc.
Trong kháng chiến chống Pháp, bác sĩ Lê Thế Trung luôn trăn trở tìm phương pháp giảm thương vong cho các chiến sĩ. Ông được mệnh danh là "phù thủy chữa bỏng" nhờ biệt tài xử trí vết thương do bỏng, giúp giảm đau đớn và hạn chế thương vong. Năm 1968, ông vào chiến trường Khe Sanh nghiên cứu ngoại khoa trong chiến tranh, hoàn thành công trình quan trọng "Nghiên cứu về tổn thương do sóng nổ, xử trí ngoại khoa và bỏng chấn thương, ghép da tự thân tại chiến trường".
Năm 1972, khi được cử làm luận án phó tiến sĩ y học tại Liên Xô, GS.TSKH Lê Thế Trung chọn nghiên cứu đề tài "Nhiễm khuẩn mủ xanh trong bỏng". Trở về nước khi đất nước hoàn toàn giải phóng, ông cùng các đồng nghiệp xây dựng Trường Đại học Quân y (nay là Học viện Quân y) và Bệnh viện 103. Ông được phong hàm Phó Giáo sư năm 1981, Giáo sư năm 1982 và bảo vệ xuất sắc luận án Tiến sĩ khoa học tại Học viện Quân y Kyrov (Liên bang Nga) năm 1986. Năm 1988, với cương vị Giám đốc Học viện Quân y, ông được phong quân hàm Thiếu tướng.
GS.TSKH Lê Thế Trung đã dành cả đời nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu y học hiện đại tại Việt Nam. Những đóng góp của ông trong lĩnh vực ghép tạng và điều trị bỏng đã mở ra một chương mới cho y học Việt Nam. Ông chỉ đạo thành công ca ghép thận đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1992. Năm 2004, ca ghép gan đầu tiên tại Việt Nam cũng thành công dưới sự chỉ đạo của ông cùng các đồng nghiệp. Đến nay, việc ghép tạng đã được mở rộng ra nhiều bệnh viện trên toàn quốc, với các loại phẫu thuật phức tạp như ghép tim, ghép phổi và ghép đa tạng. Những thành tựu này không chỉ thể hiện tài năng và cống hiến của GS.TSKH Lê Thế Trung mà còn ghi dấu ấn quan trọng trong lịch sử y học Việt Nam.
Tiếp bước truyền thống gia đình
Tiếp nối sự nghiệp vẻ vang của cha, Thiếu tướng, GS.TS Lê Trung Hải - con trai cả của GS.TSKH Lê Thế Trung, là một trong những chuyên gia hàng đầu về ghép tạng tại Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp Đại học Quân y, bác sĩ trẻ Lê Trung Hải đã tham gia ngay từ những ngày đầu cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc.
Kế thừa sự nghiệp của cha, GS.TS Lê Trung Hải đã trở thành một trong những chuyên gia ghép tạng hàng đầu của đất nước, cứu sống nhiều bệnh nhân mắc bệnh nặng. Một trong những trường hợp nổi bật là ông Lê Thanh Nghiêm, sinh năm 1960, nguyên Bí thư Thị ủy Đông Hòa (Phú Yên), người đã được ghép thận thành công bởi GS.TSKH Lê Thế Trung, GS.TS Lê Trung Hải cùng các chuyên gia hàng đầu vào năm 1993.
Sau thành công này, GS.TSKH Lê Thế Trung và GS.TS Lê Trung Hải đã thực hiện nhiều ca ghép tạng khác, mang lại niềm hạnh phúc cho nhiều gia đình. Đặc biệt, năm 2005, hai cha con đã vinh dự nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Công nghệ cho cụm công trình ghép tạng, đánh dấu một mốc quan trọng trong sự nghiệp của họ.
Năm 2010, người con trai út của GS.TSKH Lê Thế Trung, Đại tá, Thạc sĩ Lê Trung Thắng, cũng được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Công nghệ với vai trò đồng tác giả của cụm công trình Kết hợp Quân dân y. Đây là thành tích hiếm có khi cả ba cha con trong một gia đình cùng nhận giải thưởng cao quý này.
Dù hiện tại bận rộn với vai trò Chủ tịch Hội Gan mật Việt Nam, GS.TS Lê Trung Hải vẫn miệt mài nghiên cứu, đào tạo và điều trị. Ông tiếp tục theo đuổi sự nghiệp y học với niềm đam mê, đóng góp đáng kể cho ngành Y. Ông có nhiều báo cáo khoa học về ghép tạng, phẫu thuật nội soi, và bệnh lý gan mật tụy được công nhận tại các hội nghị quốc tế ở Anh, Đức, Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc và chủ trì nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ và Nhà nước.
Thùy Dung
Bình luận
Nổi bật
Trọn bộ trải nghiệm độc lạ chỉ có tại 8WONDER Winter Festival
sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 16:22
(CL&CS) - Trượt tuyết, ngắm tuyết rơi hay tham gia bữa tiệc độc lạ giữa không gian băng giá hoặc đón Giáng sinh bật tung sảng khoái đậm màu sắc nhiệt đới… là những trải nghiệm “độc nhất vô nhị” sẽ có mặt 8WONDER Winter Festival phiên bản Cityfest đang khiến dân tình sôi sục, háo hức chờ đợi.
Đà Nẵng lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Giáng sinh - Chào năm mới 2025
sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 15:31
(CL&CS) - Lễ hội Giáng sinh - Chào năm mới Đà Nẵng 2025 lần đầu tiên tổ chức kéo dài trong 20 ngày, với chuỗi các hoạt động văn hóa, du lịch, vui chơi, giải trí độc đáo, mới lạ…
Phú Thọ: Công bố Di sản phi vật thể quốc gia Nghề dệt thổ cẩm người Mường huyện Tân Sơn
sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 10:29
(CL&CS) - Ngày 18/11, UBND huyện Tân Sơn (tỉnh Phú Thọ) đã tổ chức lễ công bố và trao Quyết định đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề thủ công truyền thống - nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Mường xã Kim Thượng, xã Xuân Đài”, công nhận các điểm du lịch tại xã Xuân Sơn và khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao huyện năm 2024.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.