Văn hóa và Đời sống
Thứ ba, 16/04/2024, 07:14 AM

Gia đình đặc biệt nhất thế giới có tới 5/6 thành viên đạt giải Nobel

Thậm chí, có thành viên còn xuất sắc dành đến 2 giải thưởng Nobel ở 2 lĩnh vực khác nhau.

Marie Curie được biết đến là nhà khoa học nữ đầu tiên trên thế giới đạt được giải thưởng Nobel. Đồng thời, bà cũng là nhà khoa học đầu tiên trên thế giới dành tới 2 giải Nobel ở 2 lĩnh vực khác nhau.

Tuy nhiên, Marie Curie không phải là thành viên duy nhất trong gia đình có những đóng góp đáng kể cho khoa học và xã hội được Viện Hàn lâm Thụy Điển ghi nhận. Gia đình Curie đã giành được tổng cộng 5 giải thưởng Nobel.

Có đến 5/6 người trong gia đình của Marie được trao giải Nobel

Có đến 5/6 người trong gia đình của Marie được trao giải Nobel

Hai vợ chồng ‘ẵm’ 3 giải Nobel

Theo thông tin được đăng tải trên BBC, Maria Salomea Skłodowska (1867-1934) là một nhà vật lý và hóa học nổi tiếng người Ba Lan. Do đam mê khoa học từ nhỏ, khi đến tuổi trưởng thành, bà đến Paris vừa học vừa kiếm tiền.

Tại đây, bà nên duyên cùng Pierre Curie, một nhà khoa học tài ba - người tiên phong trong lĩnh vực tinh thể học , từ học, điện học và phóng xạ học. Chính Pierre Curie đã làm Marie Curie (tên sau kết hôn) thoát suy nghĩ vốn có do định kiến xã hội: phụ nữ không thể làm khoa học.

Bà Marie cùng chồng nhận được 3 giải thưởng Nobel

Bà Marie cùng chồng nhận được 3 giải thưởng Nobel

Năm 1903, bà nhận giải Nobel Vật lý cùng chồng cho các nghiên cứu về bức xạ. Nhưng đáng tiếc, chỉ 3 năm sau, Pierre Curie mất đột ngột do tai nạn giao thông.

Marie Curie tiếp tục nghiên cứu, và vào năm 1911 bà nhận giải Nobel Hóa học cho công trình tìm ra 2 nguyên tố phóng xạ radium và polonium. Trong đó, polonium được bà đặt tên để tưởng nhớ đất nước Ba Lan của mình (Poland).

Kế thừa truyền thống với 2 giải Nobel của con gái và con rể

Con gái của Marie Curie, Irène Joliot-Curie, cũng nối gót truyền thống gia đình và trở thành một nhà khoa học lỗi lạc. Irène Joliot-Curie sinh năm 1897 tại Paris. Năm 1918, sau khi tốt nghiệp trung học, bà gia nhập Viện Nghiên cứu Radium để phụ tá cho mẹ về nghiên cứu phân hạch hạt nhân. Chính trong khoảng thời gian này, bà đã gặp được chồng mình là Frédéric Joliot - nghiên cứu sinh tại Collège de France.

Irène Joliot-Curie và Frédéric Joliot-Curie giành Nobel Hóa học

Irène Joliot-Curie và Frédéric Joliot-Curie giành Nobel Hóa học

Năm 1935, Irène Joliot-Curie và Frédéric Joliot-Curie được trao giải Nobel Hóa học cho công trình tổng hợp các nguyên tố phóng xạ mới. Khám phá của họ đã mở đường cho sự phát triển của năng lượng hạt nhân và dẫn đến những tiến bộ quan trọng trong y học, bao gồm cả việc sử dụng các đồng vị phóng xạ trong chẩn đoán và điều trị bệnh.

2 vợ chồng con gái nhà Curie cũng làm việc cho dự án bom nguyên tử của Pháp từ năm 1939 và nhận được bằng sáng chế cho công trình này. Đây là dự án tiên tiến nhất về bom nguyên tử trước chiến tranh thế giới thứ hai cho đến khi người Mỹ với dự án Manhattan chiếm mất vị trí này.

Người con rể thứ hai và giải Nobel hòa bình

Người con còn lại của bà Marie, Eve Curie (1904 - 2007) dù rất yêu quý mẹ mình nhưng không theo đuổi con đường khoa học của gia đình. Eve Curie thích các môn xã hội và thích viết lách, về sau theo nghiệp nhà văn, nhà báo và nghệ sỹ piano.

Năm 1954, bà kết hôn cùng Henry Richardson Labouisse (1904-1987), một nhà ngoại giao và nhà hoạt động xã hội người Mỹ. Ông là giám đốc Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) trong nhiệm kỳ 1965-1969.

Ông là giám đốc Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) và được đại diện lên nhận giải Nobel

Ông là giám đốc Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) và được đại diện lên nhận giải Nobel

Bất ngờ thay, chính trong năm 1965, tổ chức UNICEF được trao tặng Giải Nobel Hòa bình cho công việc khích lệ tình thương tương trợ giữa các quốc gia. Trên vai trò giám đốc, người con rể của Marie Curie vinh dự thay mặt UNICEF nhận giải thưởng cao quý này.

Eve Curie thích các môn xã hội và thích viết lách, không theo truyền thống khoa học của gia đình

Eve Curie thích các môn xã hội và thích viết lách, không theo truyền thống khoa học của gia đình

Sinh nghề tử nghiệp

Do thường xuyên phải hoạt động trong phòng thí nghiệm với chất phóng xạ, cả 2 mẹ con Marie Curie và Irène Joliot-Curie đều mắc phải những căn bệnh nguy hiểm và mất lần lượt vào các năm 1934 và 1956.

Theo trang thông tin chính thức của Giải Nobel, Marie Curie mất do suy tủy xương - một căn bệnh quái ác làm cho các việc tế bào tủy mất dần khả năng tạo máu khiến cơ thể suy giảm nghiêm trọng một trong ba hoặc cả ba tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Trong khi đó, Irène Joliot-Curie mất do căn bệnh ung thư bạch cầu.

Không giống với mẹ và chị gái, Ève Curie Labouisse sống đến 103 tuổi. Tháng 12/2004, khi tổ chức sinh nhật lần thứ 100 cho bà, đích thân Tổng thư ký Liên hiệp quốc bấy giờ - ông Kofi Annan - đã đến chúc mừng.

Thùy Dung

Bình luận

Nổi bật

Cô gái đạt điểm thi 29/42 Olympic Toán quốc tế cao nhất Việt Nam, sang Mỹ nhờ học bổng Chính phủ

Cô gái đạt điểm thi 29/42 Olympic Toán quốc tế cao nhất Việt Nam, sang Mỹ nhờ học bổng Chính phủ

sự kiện🞄Thứ hai, 29/04/2024, 23:39

Dù đã 16 năm trôi qua nhưng thành tích mà cô gái này đạt được vẫn là kết quả cao nhất của học sinh nữ Việt Nam trên đấu trường Olympic Toán quốc tế.

Việt Nam chính thức thông tuyến cao tốc đi qua 3 tỉnh Khánh Hòa - Ninh Thuận - Bình Thuận, chạy băng những cánh đồng điện gió đẹp mê ở vùng 'gió như phang, nóng như rang'

Việt Nam chính thức thông tuyến cao tốc đi qua 3 tỉnh Khánh Hòa - Ninh Thuận - Bình Thuận, chạy băng những cánh đồng điện gió đẹp mê ở vùng 'gió như phang, nóng như rang'

sự kiện🞄Thứ hai, 29/04/2024, 23:35

Mỗi thời điểm trong năm, cánh đồng điện gió lại khoác trên mình chiếc áo với sắc màu khác nhau mang đến khung cảnh tuyệt đẹp.

2 gia vị rẻ bèo là ‘thần dược’ hạ đường huyết, ngăn biến chứng tiểu đường, hầu như nhà nào cũng để sẵn trong bếp

2 gia vị rẻ bèo là ‘thần dược’ hạ đường huyết, ngăn biến chứng tiểu đường, hầu như nhà nào cũng để sẵn trong bếp

sự kiện🞄Thứ hai, 29/04/2024, 23:32

Trong gian bếp của mỗi gia đình thường có 2 gia vị "quốc dân" giúp hạ đường huyết, ngăn biến chứng tiểu đường hiệu quả.