Gạo Việt đối đầu gạo ngoại trên thị trường nội địa

(NTD) - Là nước đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo, lẽ ra các doanh nghiệp gạo của Việt Nam phải chiếm được vị thế độc tôn trên chính thị trường nội địa của mình. Thế nhưng, “gạo Việt” nay vẫn lúng túng với cuộc chơi đầy khó khăn và rủi ro với “gạo ngoại” trên chính đất của mình. Vì sao?

Chất lượng gạo chưa cao

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), 7 tháng đầu năm 2016, khối lượng gạo xuất khẩu ước đạt 2,93 triệu tấn, tương đương 1,32 tỷ USD. Con số này giúp Việt Nam giữ vững vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam trải rộng khắp nơi trên thế giới như Trung Quốc, Indonesia, Singapore, Philippines, Maylaysia và một số nước châu Phi. Về mặt sản lượng là vậy nhưng chất lượng gạo nằm ở đâu vẫn là cơn đau đầu của ngành nông nghiệp và các doanh nghiệp gạo Việt Nam.

Khu vực đồng bằng sông Cửu Long (vựa lúa của cả nước) hằng năm, sản lượng gạo đạt được và xuất khẩu ra thị trường các nước là rất lớn. Nhưng có một thực tế cần phải nhìn nhận là thương hiệu gạo của chúng ta chưa bao giờ được đánh giá cao trên thị trường thế giới, kể cả ở sân chơi nội địa. Vì thế khả năng cạnh tranh gạo của chúng ta so với các thương hiệu đến từ Thái Lan, Nhật Bản và sắp tới đây là Hàn Quốc là hết sức yếu kém.

Lý giải cho việc này, nhiều chuyên gia nhận định nguyên nhân bắt đầu từ khâu sản xuất lúa của nông dân nước ta chưa tốt, chưa hiệu quả. Chúng ta chỉ lo chăm chăm về lượng nhưng chưa qua tâm về chất. Ở Thái và Campuchia, nông dân trồng lúa sản lượng ít, chỉ làm một vụ lúa mùa và chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong khi đó, nông dân nước ta thì ngược lại, họ chạy theo số lượng, sản xuất nhiều giống lúa chất lượng thấp, xen canh tăng vụ liên tục dẫn đến lúa kém chất lượng. Từ đó, kéo theo thương hiệu gạo Việt cũng bị đánh mất dần, nên sức cạnh tranh yếu.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), hiện trung bình mỗi năm nước ta xuất khẩu khoảng 8 triệu tấn gạo. Tuy vậy, có đến hơn 70% là gạo chất lượng thấp. Đây là tín hiệu báo động, cho thấy nguy cơ sụt giảm trầm trọng về giá trị của hạt gạo Việt Nam.

Tâm lý người tiêu dùng

Trao đổi với phóng viên (PV) về nguyên nhân dẫn đến tình trạng gạo Việt bị lép vế trên chính thị trường nội địa của mình, ông Mai Văn Minh - Giám đốc Công ty Cổ phần Chuyện Nhà nông (CNN) cho rằng nó xuất phát từ tâm lý người tiêu dùng và một phần do cơ chế quản lý. “Về mặt cơ chế, sự thiếu chặt chẽ trong quản lý khiến tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đổ vào thị trường nước ta quá nhiều, trong đó có cả gạo. Mà hàng giả, hàng nhái thì không bảo đảm chất lượng, điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tâm lý người tiêu dùng. Vì vậy, khi mua họ bắt buộc phải lựa chọn kỹ càng hơn. Theo quan điểm cá nhân tôi, hạt gạo Việt chất lượng tuyệt vời, về cả giá trị sản phẩm lẫn giá trị dinh dưỡng hơn hẳn nhiều loại gạo nhập. Cái chúng ta không có là niềm tin người tiêu dùng” - ông Minh nhấn mạnh.

Ghi nhận của PV tại siêu thị Big C Trường Chinh chiều ngày 4/12, hầu hết người tiêu dùng thành phố đều lựa chọn mua gạo loại đóng sẵn trong bao bì có khối lượng từ 5-12kg. Đáng chú ý, các loại gạo này đều có xuất xứ từ Thái Lan hoặc Nhật Bản. Trong khi gạo Việt bày bán cạnh bên lại không được lựa chọn.

Chị Lệ Hoa (ngụ Phú Thọ Hòa, Tân Phú) vừa cho vào xe hàng túi gạo mang nhãn hiệu Thái, cho biết: “Xưa giờ nhà mình ăn loại này không thôi. Hạt gạo rất chắc, hạt nào ra hạt đó, nấu lên dẻo và rất thơm. Khi mình nấu ăn không hết, qua đêm cơm vẫn rất ngon”. Khi được hỏi tại sao không dùng gạo Việt, chị Hoa trả lời: “Mấy loại này nấu ra cứng, khô rất khó ăn. Mình có mua thử mấy lần nhưng nhà ăn không được nên thôi”. Khi được hỏi tại sao lại bỏ số tiền gần gấp đôi để mua một túi gạo Nhật mà không mua gạo Việt để tiết kiệm hơn, chị Thu (ngụ Tân Sơn Nhì, Tân Phú) nói: “Mua giá cao hơn mình có hơi tiếc một chút đó, nhưng khi ăn rồi thì mới thấy xứng đáng đồng tiền. Không những thơm ngon mà dinh dưỡng cũng bảo đảm nữa!”.

Tại một số cửa hàng, siêu thị, nhiều ý kiến người tiêu dùng cho rằng gạo Thái, kể cả gạo Campuchia có chất lượng hơn hẳn gạo Việt. Đó là chưa kể đến nhiều hộ dân vùng nông thôn, dù ruộng lúa bạt ngàn trong nhà vẫn hằng ngày xới cơm gạo Thái.

g-5
 
g-4
 
g-1
 
g-2
 
g-3
Dù là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới nhưng gạo Việt vẫn không chiếm được vị thế độc tôn ngay trên thị trường nội địa của mình bởi chất lượng và tâm lý tiêu dùng của người Việt.

Gạo Việt thêm đối thủ:

Mới đây, bên lề một cuộc hội thảo về bán lẻ tại thị trường Việt Nam, ông Ko Sang Goo (lãnh đạo một doanh nghiệp chuyên nhập khẩu các mặt hàng của Hàn Quốc về Việt Nam) còn mạnh dạn tuyên bố “Qua thời gian xuất khẩu thử nghiệm, gạo Hàn được tiêu thụ tốt ở Việt Nam cho dù giá đắt gấp 3 lần gạo Việt. Nguyên nhân chính là do chất lượng gạo Hàn cạnh tranh, được hỗ trợ phân phối bởi chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện ích của Hàn Quốc. Bên cạnh đó, gạo ngoại cũng đang được một bộ phận cư dân thành thị ưa chuộng. Thời gian tới, thị trường Việt Nam chắc chắn sẽ có thêm đối thủ là gạo Hàn”.

Võ Nguyễn

NTD So 78 (286)_Page_25
 

Bình luận

Nổi bật

Giá nhà ở tại TP.HCM có nguy cơ tiếp tục tăng giá

Giá nhà ở tại TP.HCM có nguy cơ tiếp tục tăng giá

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 13:08

Tình trạng mất cân đối cung – cầu khiến tình trạng thiếu hụt nhà ở giá rẻ tại TP.HCM ngày càn trầm trọng hơn. Dự báo trong tương lai gần, giá nhà ở tại TP.HCM tiếp tục bị đẩy lên cao, người dân TP.HCM sẽ ngày càng khó tiếp cận nhà ở.

Nutifood tặng 1.000 phần quà dinh dưỡng cho hộ gia đình nghèo huyện Cần Giờ

Nutifood tặng 1.000 phần quà dinh dưỡng cho hộ gia đình nghèo huyện Cần Giờ

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 13:07

(CL&CS)- Vừa qua, Nutifood thông qua Quỹ Phát triển Tài năng Việt kết hợp cùng Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận 4 đã trao tặng 1.000 lon sữa FAMNA với tổng giá trị hơn 450 triệu đồng cho các hộ gia đình nghèo, cận nghèo và trẻ em khó khăn tại huyện Cần Giờ, TP.HCM.

Chưa hết khó, ngày bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi vẫn còn xa?

Chưa hết khó, ngày bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi vẫn còn xa?

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 13:07

Những khó khăn về điều kiện pháp lý, nguồn vốn, niềm tin của nhà đầu tư đang kìm hãm sự phục hồi của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng. Trong khi những phân khúc khác đã phát đi những tín hiệu tích cực thì riêng phân khúc này vẫn “nằm im”.