Thứ sáu, 10/11/2023, 16:45 PM

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Thành lập 2 thành phố và tăng quyền cho HĐND Thành phố

Chiều 10/11, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã trình bày tờ trình về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Theo đó, Hà Nội sẽ có thành phố trong thành phố.

thanh-pho-ha-noi-1788

Theo đó, Hà Nội dự kiến thành lập hai thành phố thuộc TP Hà Nội là  thành phố logistics, dịch vụ (vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn); tại phía Tây sẽ là thành phố về giáo dục, đào tạo, khoa học (vùng Hoà Lạc, Xuân Mai).

Các thành phố này có những đặc thù khác so với chính quyền quận, huyện, thị xã về số lượng phó chủ tịch HĐND, UBND, đại biểu HĐND chuyên trách đều tăng và được bổ sung Ban Đô thị.

Ngoài việc thành lập thành phố trong thành phố, dự luật Thủ đô sửa đổi cũng xem xét hàng loạt cơ chế đặc thù cho Hà Nội.

Cụ thể, Thường trực HĐND thành phố có thêm một số thẩm quyền như quyết định các biện pháp giải quyết công việc đột xuất, khẩn cấp; quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đầu tư công nhóm B, nhóm C...

UBND TP được điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật (tương tự như đang thực hiện tại TP.HCM).

UBND TP được mở rộng phạm vi dự án đầu tư mà khi lập quy hoạch chi tiết phải xác định đất thu hồi trong vùng phụ cận để tái thiết đô thị, tái định cư tại chỗ; quy định mang tính nguyên tắc về không gian ngầm.

Tại buổi họp này, Quốc hội cũng xem xét đề xuất một số vấn đề về bất động sản như sau:

Dự luật đề xuất thành phố quy định di dời cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường kéo dài hoặc thâm dụng lao động, cơ sở y tế có nguy cơ truyền nhiễm, lây nhiễm cao ra khỏi khu vực nội đô lịch sử, đô thị trung tâm; cho phép hỗ trợ, ưu đãi thu mua, chuyển đổi phương tiện giao thông từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng năng lượng sạch.

Thành phố được giữ lại 100% tiền sử dụng đất, cho thuê đất để thực hiện nhiệm vụ phát triển Vùng Thủ đô, hỗ trợ di dời các cơ quan trung ương, trường học, bệnh viện, cơ sở sản xuất theo quy hoạch để có quỹ đất phát triển các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ cộng đồng.

Thành phố cũng được quy định biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính là ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước tại địa điểm vi phạm đối với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm trong lĩnh vực đất đai, xây dựng, nhà ở, phòng cháy, chữa cháy.

Cùng ngày, các đại biểu cũng cho ý kiến vào ba dự án Luật Đường bộ, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Luật Lưu trữ sửa đổi.

Bình luận

Nổi bật

Thúc đẩy hợp tác với các đối tác có trình độ khoa học, công nghệ, chuyển đổi số phát triển

Thúc đẩy hợp tác với các đối tác có trình độ khoa học, công nghệ, chuyển đổi số phát triển

sự kiện🞄Thứ tư, 12/03/2025, 10:59

(CL&CS) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 10/3/2025 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để chủ động thích ứng linh hoạt, kịp thời, phù hợp, hiệu quả với tình hình thế giới, khu vực nhằm đạt được các mục tiêu tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong năm 2025 và những năm tiếp theo.

Hà Nội thêm 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Hà Nội thêm 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

sự kiện🞄Thứ ba, 11/03/2025, 14:53

(CL&CS)- Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Quyết định số 564 và Quyết định số 565/QĐ-TTg về việc công nhận huyện Thanh Oai và huyện Đông Anh của TP Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Việt Nam – Indonesia nâng cấp lên quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Việt Nam – Indonesia nâng cấp lên quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

sự kiện🞄Thứ ba, 11/03/2025, 08:08

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Indonesia, chiều 10.3, ngay sau hội đàm, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Cộng hòa Indonesia, Chủ tịch đảng Phong trào Indonesia vĩ đại (Gerindra) Prabowo Subianto đã chủ trì cuộc gặp gỡ báo chí để thông tin về kết quả hội đàm và chính thức công bố nâng cấp quan hệ Việt Nam – Indonesia lên Đối tác Chiến lược toàn diện.