Thứ ba, 29/01/2019, 13:03 PM

Độc đáo nghề bồng heo ở chợ Bà Rén

(NTD) - Tồn tại hơn nửa thế kỷ, Bà Rén là một trong những ngôi chợ thú vị và đặc biệt nhất tại Việt Nam với những con heo được "bảo hành" và những người phụ nữ làm nghề bồng heo.

Chợ heo Bà Rén hình thành từ cuối những năm 1960 ở xã Quế Xuân 1, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Nằm ở tả ngạn sông Thu Bồn, Bà Rén là chợ heo đầu mối lâu đời và lớn nhất, cung cấp các loại heo giống cho khu vực miền Trung. Heo Bà Rén có tiếng và được chở đi khắp nơi, ra Huế vào Tây Nguyên cho đến Khánh Hòa, Đồng Nai... Heo mua ở đây còn được "bảo hành", tức là heo không ăn hay bỏ ăn thì có thể đổi hoặc trả lại cho chủ bán. 

Năm giờ sáng, mặt trời chưa tỏ, tiếng nói cười đã râm ran cả khu chợ. Ngôi chợ bao nhiêu tuổi thì nghề "bồng heo" ở đây cũng bấy nhiêu tuổi. Những người làm nghề "bồng heo" ở đây đều là phụ nữ, đa phần trong độ tuổi tứ tuần, có người xấp xỉ 50 tuổi hoặc hơn. Họ là những người phụ nữ nghèo của địa phương hoặc đến từ các vùng lân cận. Nhiều nhất phải kể là huyện Quế Sơn, tiếp đó là huyện Thăng Bình và huyện Duy Xuyên.

Sớm tinh mơ, rất nhiều chị đã chờ sẵn ở góc chợ, quét dọn và chuẩn bị rơm rạ để chờ đón các đoàn heo tới. Công việc khá nặng như vậy, lại phải chịu dơ bẩn vì ôm cả heo lên người nhưng mỗi lần chuyển giao heo như vậy, thù lao họ nhận được chỉ từ 2.000 - 5.000 đồng/con tùy cân nặng, tùy cả vào “vía” của người bồng, và tùy cả vào sự thân quen. 

50600968_502172706977526_2346546637616185344_n
Đa phần những người làm nghề bồng heo đều là phụ nữ xấp xỉ 50 tuổi hoặc hơn
50863675_143574399890071_1159084842806149120_n (1)

                                                  Một góc chợ heo Bà Rén, Quảng Nam

51133949_2756527037906100_1538286891189665792_n

Sự tương trợ lẫn nhau trong nghề để ai cũng có thể mang tiền về phụ giúp gia đình.

Chị Hoàng Thị Tân (45 tuổi, xã Duy Thành, huyện Duy Xuyên) cũng đã ngót nghét trong nghề bồng heo gần 14 năm trời. Chị nói công việc nhìn đơn giản vậy nhưng không phải ai cũng làm được bởi "vất vả và dơ dáy". Chị nói: "Nhiều khi lỡ tay làm tuột heo thì cả khách lẫn chủ đều không ưng ý, mình sẽ mất hết mối. Nghề này cực, mà nếu chăm chỉ làm thì mỗi người cũng kiếm được khoảng 40.000 - 60.000 đồng một ngày. Ít ra còn có đồng vào đồng ra, vẫn tốt hơn là ở nhà không làm gì cả!”. 

Trước đây để cân trọng lượng heo, thì người mua kẻ bán ở đây có cách tính rất lạ lùng: Cân cả trọng lượng người đang bồng heo trên cân, sau đó lấy tổng trọng lượng trừ đi trọng lượng cơ thể của người bồng heo, còn lại là cân nặng của con heo. Nhưng hiện cách cân này không phổ biến nữa.

Không chỉ bồng heo kiếm tiền, các chị phụ nữ còn “xem heo, lùa heo” rất tài tình bởi mỗi người có một bí quyết riêng không thể tiết lộ. Chỉ cần liếc qua chú heo con, các chị biết ngay heo có hay ăn chóng lớn hay không.

50981736_521730371672040_2993037175278272512_n
Đây là cách bồng một con heo trước khi lên cân cho khách

Chợ heo Bà Rén đã gắn bó với người dân địa phương và các hộ dân chăn nuôi miền Trung hơn 50 năm qua. Ngôi chợ trở nên quen thuộc qua câu ca:

Ai về Bà Rén ghé chợ heo

Vui tai, bắt mắt, chuyện tầm phèo

Heo ré, người xung vung bao chuyện

Trưa tàn buổi chợ, đã lèo nhèo…”

Bài & ảnh: Thế Sơn

Bình luận

Nổi bật

Trung tâm Ứng dụng KHCN tỉnh Lâm Đồng: Tiên phong trong nghiên cứu ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ

Trung tâm Ứng dụng KHCN tỉnh Lâm Đồng: Tiên phong trong nghiên cứu ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ

sự kiện🞄Chủ nhật, 19/05/2024, 14:19

(CL&CS) - Vừa qua, Trung tâm Ứng dụng KHCN tỉnh Lâm Đồng (đơn vị trực thuộc Sở KHCN) đã ghi dấu ấn 20 năm khẳng định là đơn vị tiên phong trong nghiên cứu ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ, đóng góp thiết thực vào sự phát triển KHCN và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Ngành khoa học và công nghệ sẽ có nhiều cống hiến để hiện thực hóa quy hoạch tỉnh Quảng Nam

Ngành khoa học và công nghệ sẽ có nhiều cống hiến để hiện thực hóa quy hoạch tỉnh Quảng Nam

sự kiện🞄Chủ nhật, 19/05/2024, 14:19

(CL&CS) - Những nghiên cứu khoa học, công nghệ trên nhiều lĩnh vực đã được ứng dụng hiệu quả, góp phần hiện thực hóa khát vọng Quảng Nam trong thời kỳ mới.

Phụ nữ Thủ đô ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo

Phụ nữ Thủ đô ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo

sự kiện🞄Chủ nhật, 19/05/2024, 14:18

(CL&CS) - Đây là một trong những hoạt động của Đề án “Phát huy vai trò của phụ nữ Thủ đô xây dựng Thành phố hòa bình, sáng tạo giai đoạn 2023-2026” đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt, và là hoạt động ý nghĩa của Phụ nữ Thủ đô hướng tới chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.