Dữ liệu cũ
Thứ hai, 31/08/2020, 07:40 AM

Doanh nghiệp Việt tự tin đầu tư ra nước ngoài dù ảnh hưởng của dịch COVID-19

(CL&CS) - Trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam thì Đức là nước dẫn đầu với 92,6 triệu USD (chiếm 28%); kế đến là Lào 86,7 triệu USD (26,3%); Myanma 44,6 triệu USD (13,5%); Hoa Kỳ 40,8 triệu USD (chiếm 12,3%).

Sau hơn 3 thập niên hội nhập và phát triển, đến nay Việt Nam không chỉ là một quốc gia tiếp nhận đầu tư hàng đầu trong khu vực mà còn vươn lên trở thành quốc gia có nhiều doanh nghiệp đầu tư nhiều dự án ở nước ngoài như Lào, Myanmar, Campuchia, Hoa Kỳ, Đức… Hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam ngày càng đa dạng, thể hiện rõ nét qua thị trường, ngành nghề đầu tư, quy mô, hình thức đầu tư, các loại hình kinh tế và doanh nghiệp tham gia đầu tư.

Mỹ
Hoa Kỳ hiện đứng thứ 4 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam (Ảnh: Getty)

Thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, lũy kế từ năm 1989 đến nay, Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài hơn 22 tỷ USD với các lĩnh vực thế mạnh của Việt Nam là nông nghiệp, lâm nghiệp, năng lượng và viễn thông.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn diễn ra phức tạp tại Việt Nam và trên thế giới, nhưng đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn tiếp tục tăng với nhiều dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới và điều chỉnh.

Theo số liệu của Cục, trong 8 tháng đã có 86 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài với tổng số vốn đầu tư là 218,4 triệu USD; có 25 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn tăng thêm đạt 111,8 triệu USD.

Trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam thì Đức là nước dẫn đầu với 92,6 triệu USD, thứ 4 là Hoa Kỳ với 40,8 triệu USD.

Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài gồm vốn cấp mới và tăng thêm trong 8 tháng đạt 330 triệu USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong số đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 225,7 triệu USD, chiếm 68,4% tổng vốn đầu tư; dịch vụ lưu trú và ăn uống đạt 39,6 triệu USD, chiếm 12%; bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác đạt 19,6 triệu USD, chiếm 5,9%.

Trong 8 tháng, có 24 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết, tính đến ngày 20/8/2020, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 19,54 tỷ USD, bằng 86,3% so với cùng kỳ năm 2019.

Trước đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong tháng 5/2020, có một đại dự án của doanh nghiệp Việt Nam (Công ty TNHH Vonfram Masan) đầu tư vào thị trường Đức với vốn đăng ký đầu tư lên tới 91,5 triệu USD. Đây là dự án đầu tư ra nước ngoài quy mô thuộc diện lớn nhất kể từ đầu năm tới nay và đưa Đức đã trở thành thị trường đầu tư lớn nhất của doanh nghiệp Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2020.

Các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài ở 14 lĩnh vực. Đứng đầu là lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 3 dự án cấp mới và 2 lượt điều chỉnh vốn, tổng vốn đăng ký 137,9 triệu USD, chiếm 61,9%; thứ hai là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ  với tổng vốn đầu tư 33,8 triệu USD, chiếm 15,2%; tiếp theo là các lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống, hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ...

Theo đánh giá của các chuyên gia, hoạt động đầu tư ra nước ngoài vẫn tăng dù có dịch COVID-19 là nhờ sự cởi mở của môi trường pháp lý đầu tư, hệ thống chính sách hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài ngày càng hoàn thiện. Qua đó, mở rộng hoạt động đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng khả năng hội nhập quốc tế của các doanh nghiệp trong nước. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam ngày càng đa dạng thể hiện rõ nét qua thị trường, lĩnh vực và quy mô đầu tư.

Trong thời gian tới, trước những thách thức của nền kinh tế toàn cầu, doanh nghiệp Việt Nam cần có quyết định đầu tư khi đã có thông tin đầy đủ, đáng tin cậy về dự án từ các cơ quan chức năng có liên quan ở cả phía Việt Nam lẫn quốc gia nhận đầu tư để tránh gặp phải những rủi ro, bất lợi.

Bên cạnh đó, tuân thủ tốt pháp luật nước sở tại, luật pháp quốc tế và các quy định có liên quan, cũng như có thái độ hợp tác với chính quyền, người dân ở quốc gia tiếp nhận đầu tư dựa trên nguyên tắc cùng có lợi để phòng tránh những tranh chấp có thể xảy ra trong quá trình đầu tư.

Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam cũng cần xây dựng chiến lược đầu tư trung hạn và dài hạn, đồng thời tăng cường mối liên kết giữa các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài với nhau và chủ động nhận diện rõ rủi ro sẽ phải đối mặt, qua đó có phương án phòng ngừa cụ thể...

T. Lợi

 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.