Thứ sáu, 19/11/2021, 21:19 PM

Doanh nghiệp vẫn thụ động với phòng vệ thương mại nên dễ bị thiệt hại

(CL&CS) - Số vụ phòng vệ thương mại của nước ngoài với hàng xuất khẩu Việt Nam tăng nhanh chóng. Việt Nam cũng bắt chủ động sử dụng công cụ với phòng vệ với hàng nước ngoài.

Rủi ro bị kiện phòng vệ thương mại gia tăng khi xuất khẩu tăng mạnh

Trong những năm gần đây, số lượng các vụ việc phòng vệ thương mại của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết tại Hội nghị trực tuyến “Phổ biến thông tin về phòng vệ thương mại dành cho các cơ quan báo chí” sáng ngày 19/11/2021.

Hội nghị do Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Công Thương tổ chức ngày 19/11/2021.

Nếu như giai đoạn 2005-2010 mới có 25 vụ việc thì con số này trong giai đoạn 2011-2015 là 52 và giai đoạn 2016-tháng 9/2021 là 109 (58 vụ việc CBPG, 16 vụ việc chống trợ cấp, 24 vụ việc tự vệ và 11 vụ việc chống lẩn tránh).

Hội nghị “Phổ biến thông tin về phòng vệ thương mại dành cho các cơ quan báo chí” do Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Công Thương tổ chức

Hội nghị “Phổ biến thông tin về phòng vệ thương mại dành cho các cơ quan báo chí” do Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Công Thương tổ chức

Đặc biệt, số lượng các vụ việc chống lẩn tránh nhằm vào hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam đang có dấu hiệu tăng lên do một vài nước cho rằng hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sử dụng nguyên liệu chính được nhập khẩu từ những khu vực đang bị họ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại (như thép, nhôm, thậm chí là tôm).

“Lý do chính của xu thế gia tăng các vụ việc phòng vệ thương mại đánh vào hàng xuất khẩu từ Việt Nam là do xuất khẩu của ta tăng rất nhanh trong thời gian vừa qua. Nhiều mặt hàng của ta đã tạo ra sức ép cạnh tranh lớn tại thị trường nước nhập khẩu, khiến ngành sản xuất tại các nước này đề nghị Chính phủ họ áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại”, Thứ trưởng Khánh cho biết.

Thứ trưởng Khánh cho biết thêm: Ở chiều ngược lại, chúng ta cũng đã bắt đầu chủ động sử dụng công cụ phòng vệ thương mại để thiết lập môi trường cạnh tranh công bằng và bảo vệ lợi ích chính đáng của ngành sản xuất trong nước.

Tính đến tháng 11 năm 2021, Bộ Công Thương đã khởi xướng điều tra 23 vụ việc phòng vệ thương mại, gồm 13 vụ việc chống bán phá giá, 01 vụ việc chống trợ cấp, 06 vụ việc tự vệ và 01 vụ việc chống lẩn tránh biện pháp tự vệ.  

“Tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam đã và đang đối diện với ngày càng nhiều các chính sách phức tạp của nhiều quốc gia để bảo vệ chuỗi cung ứng của mình“ ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết thêm. 

Đại dịch COVID-19 làm tăng chi phí vận chuyển lưu thông hàng hóa (logistics), đặc biệt là chi phí container, trong bối cảnh chuỗi cung ứng bị đứt gãy, các nước sẽ đặc biệt tăng cường các biện pháp bảo vệ chuỗi cung ứng của họ.

Ông Thái lưu ý một số biện pháp phòng vệ thương mại được các nước và khối nước dựng lên có tính chất hoàn toàn mới, có thể gây thêm nhiều khó khăn cho các loại hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam.

Là Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI), bà Nguyễn Thị Thu Trang cho rằng hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam có thể bị kiện phòng vệ thương mại ở bất cứ quốc gia nào, thị trường lớn hay nhỏ, lĩnh vực hay loại hàng hóa nào. Vì thế doanh nghiệp cần chuẩn bị sâu hơn, chứ không chỉ còn là phòng tránh như trước. 

Điều đáng quan ngại là nhiều doanh nghiệp, hiệp hội ở nước ta vẫn còn thụ động trước các biện pháp phòng vệ thương mại, dẫn đến chịu thiệt hại xảy ra khi không cạnh tranh được với hàng nhập khẩu hoặc khi bị nước ngoài điều tra và áp thuế phòng vệ thương mại, nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Nhờ công cụ phòng vệ thương mại, nhiều doanh nghiệp thoát cảnh thua lỗ

“Để cộng đồng doanh nghiệp và người dân hiểu đúng về các biện pháp phòng vệ  thương mại thì vai trò của cơ quan báo chí là rất quan trọng. Báo chí là cầu nối giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp, là kênh thông tin rất hiệu quả để tuyên truyền về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật nói chung và lĩnh vực phòng vệ  thương mại nói riêng”, Thứ trưởng Khánh phát biểu.

Việt Nam đã bắt đầu chủ động sử dụng công cụ phòng vệ thương mại để thiết lập môi trường cạnh tranh công bằng và bảo vệ lợi ích chính đáng của ngành sản xuất trong nước

Việt Nam đã bắt đầu chủ động sử dụng công cụ phòng vệ thương mại để thiết lập môi trường cạnh tranh công bằng và bảo vệ lợi ích chính đáng của ngành sản xuất trong nước

Nhấn mạnh vai trò của báo chí, ông Phan Xuân Thủy - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu: “Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, xu thế sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại ngày càng gia tăng thì công tác cảnh báo sớm và tuyên truyền, thông tin về phòng vệ thương mại đóng vai trò hết sức quan trọng và cấp thiết”.

Để tiếp tục phát huy vai trò của báo chí trong lĩnh vực phòng vệ thương mại trong thời gian tới, ông Phan Xuân Thủy đề nghị Bộ Công Thương quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để các nhà báo, phóng viên, biên tập viên có nhiều thông tin chính xác, đầy đủ để phản ánh kịp thời những chủ trương và chính sách về phòng vệ thương mại.

Đồng thời xây dựng kế hoạch tuyên truyền, cung cấp tài liệu và thông tin chính xác và có tính hệ thống về phòng vệ thương mại cho các cơ quan báo chí, đội ngũ phóng viên, biên tập viên để tuyên truyền các biện pháp phòng vệ thương mại, bảo đảm lợi ích của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Phía các cơ quan báo chí cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nhằm nâng cao năng lực, nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp, người dân về phòng vệ thương mại, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các ngành sản xuất trong nước và nền kinh tế.

Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cũng đề nghị các cơ quan báo chí quan tâm, động viên, khuyến khích đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên cập nhật kiến thức chuyên sâu, theo dõi, nắm bắt, phát hiện những vấn đề mới đặt ra, kịp thời đề xuất với các cơ quan quản lý nhà nước về cơ chế chính sách, điều kiện thuận lợi, phù hợp tháo gỡ cho doanh nghiệp phát triển.

Thực tế cho thấy nhờ công cụ phòng vệ thương mại, sản xuất trong nước được bảo vệ, ổn định giá đầu vào cho một số ngành sản xuất trong nước, nhiều số doanh nghiệp đã cải thiện đáng kể tình hình sản xuất kinh doanh, thoát khỏi thua lỗ.  

Tri Nhân

Bình luận

Nổi bật

Phấn đấu giảm lãi suất cho vay từ 1-2% để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

Phấn đấu giảm lãi suất cho vay từ 1-2% để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

sự kiện🞄Chủ nhật, 19/05/2024, 14:17

(CL&CS) - Chiều tối ngày 16/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Thực hiện quyết liệt, nghiêm túc các biện pháp quản lý, điều hành và bình ổn thị trường vàng

Thực hiện quyết liệt, nghiêm túc các biện pháp quản lý, điều hành và bình ổn thị trường vàng

sự kiện🞄Chủ nhật, 19/05/2024, 14:14

(CL&CS) - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục thực hiện các biện pháp quản lý, điều hành và bình ổn thị trường vàng, bảo đảm kịp thời, hiệu quả hơn nữa; chú trọng công tác thông tin truyền thông để tạo sự đồng thuận trong xã hội.

“Xanh hóa” vật liệu xây dựng sẽ đóng góp tích cực vào hành trình chuyển đổi xanh nền kinh tế

“Xanh hóa” vật liệu xây dựng sẽ đóng góp tích cực vào hành trình chuyển đổi xanh nền kinh tế

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 15:58

(CL&CS) - Thúc đẩy chuyển đổi ngành sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng “xanh hóa” sẽ đóng góp tích cực vào hành trình chuyển đổi xanh nền kinh tế, hướng đến phát triển bền vững.