Thứ ba, 22/10/2024, 14:58 PM

Doanh nghiệp nỗ lực giúp giảm ô nhiễm rác thải nhựa

(CL&CS)- Để giảm thiểu lượng rác thải nhựa, nhiều doanh nghiệp đã chủ động sử dụng bao bì tái chế trong quá trình sản xuất để giảm ô nhiễm rác thải nhựa.

Theo số liệu thống kê từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi ngày các đô thị lớn như TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh thải ra môi trường khoảng 80 tấn rác thải nhựa nhưng tỷ lệ rất nhỏ các sản phẩm bao bì nhựa được tái chế, điều này gây ảnh hưởng lớn tới môi trường và lãng phí không nhỏ cho nền kinh tế. 

Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam khẳng định, phần lớn bao bì nhựa bị thải ra môi trường, làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm nhựa – vấn đề môi trường nghiêm trọng thứ hai trên thế giới, chỉ sau biến đổi khí hậu.

Để giảm thiểu lượng rác thải nhựa, nhiều doanh nghiệp đã chủ động sử dụng bao bì tái chế. Chẳng hạn như nhờ hợp tác với các nhà tái chế nhựa trong nước, năm 2023, Coca-Cola Việt Nam đã thu gom và tái chế hơn 40% bao bì nhựa PET. Unilever Việt Nam cũng đạt được 63% bao bì có khả năng tái chế hoặc dễ dàng phân hủy.

DN nhua 1

Doanh nghiệp nỗ lực giúp giảm ô nhiễm rác thải nhựa

Theo một khảo sát, tỷ trọng bao bì thân thiện với môi trường như bao bì bằng giấy và carton đã được tới 42,9% các doanh nghiệp sử dụng, 1,2% doanh nghiệp sử dụng bao bì bằng gỗ. Các loại bao bì kém thân thiện với môi trường hơn xốp, nilon, nhựa tái chế được lần lượt 12,5%, 11,9% và 11,3% số doanh nghiệp tham gia khảo sát sử dụng.

Liên minh Tái chế Bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) cũng đã được thành lập nhằm thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam và làm cho việc tái chế bao bì trở nên dễ tiếp cận và bền vững hơn.

Mới đây, Liên minh Tái chế Bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) đã công bố rằng sau 2 năm thử nghiệm (2022– 2023), đến nay PRO Việt Nam đã xây dựng được các mô hình thu gom và tái chế vận hành hiệu quả với nhiều loại bao bì khác nhau. PRO Việt Nam đã thu gom và tái chế thành công hơn 17.000 tấn bao bì các loại, góp phần giảm thiểu gánh nặng rác thải lên môi trường.

Đến nay, PRO Việt Nam đã có 30 doanh nghiệp thành viên đều là các công ty có quy mô lớn trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, sản xuất bao bì, bán lẻ, nhập khẩu, thu gom và tái chế.

Cũng mới đây, Unilever đã chung tay cùng Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và EY khởi xướng dự án CIRCLE Alliance, một sáng kiến hợp tác công tư mới nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa. 

DN nhua

Trọng tâm ban đầu của sáng kiến là Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam và Philippines, sau đó sẽ mở rộng sang các thị trường khác bằng cách thu hút các tổ chức mới để tăng nguồn vốn đầu tư.

CIRCLE Alliance là dự án hợp tác công–tư mới trị giá 21 triệu đô la nhằm mục đích hỗ trợ các chủ doanh nghiệp khởi nghiệp và doanh nghiệp nhỏ trên toàn chuỗi giá trị ngành nhựa mở rộng các giải pháp hạn chế sử dụng nhựa, xử lý rác thải nhựa và xây dựng nền kinh tế tuần hoàn phát triển mạnh mẽ. Dự án này đặc biệt tập trung vào phụ nữ, lực lượng thu gom rác chính làm việc trong khu vực phi chính thức ở nam bán cầu.

Bà Rebecca Marmot, Trưởng bộ phận Phát triển bền vững của Unilever, cho biết mô hình hợp tác tăng tốc doanh nghiệp của CIRCLE – được thực hiện thông qua sự kết hợp giữa tài trợ và hỗ trợ kinh doanh theo yêu cầu – sẽ giúp mở rộng cả các giải pháp mới lẫn các giải pháp hiện có cho tính tuần hoàn của bao bì, bất kể là mô hình thúc đẩy thu gom và tái chế hay mô hình tái sử dụng–tái nạp đầy.

“Điều quan trọng là mô hình này sẽ hỗ trợ nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), cũng như chủ doanh nghiệp khởi nghiệp cung cấp các giải pháp dựa trên thị trường và có tác động mạnh mẽ nhưng quy mô hiện tại lại quá nhỏ để hoạt động theo nhu cầu của chúng tôi," bà Marmot chia sẻ.

Theo ông Phan Tuấn Hùng - Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Việt Nam gần đây nổi lên như một trung tâm sản xuất nhựa trong khu vực, ngành công nghiệp nhựa trong nước sẽ hưởng lợi đáng kể từ xu hướng toàn cầu và trở thành một nhân tố quan trọng trong nỗ lực cung cấp các giải pháp mới cho ngành sản xuất nhựa thân thiện với môi trường.

Ông Hùng cho biết thêm, ngành tái chế nhựa của Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để phát triển khi quy định EPR (Extended Producer Responsibility - Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất) trong tuân thủ quy định tái chế sản phẩm, bao bì có hiệu lực thi hành bởi doanh nghiệp, sẽ tiếp nhận được nguồn tài chính hỗ trợ cho hoạt động tái chế. Những tiến bộ trong công nghệ tái chế nhựa và nhựa sinh học khẳng định cam kết trong việc giải quyết các vấn đề về môi trường, cùng với nhu cầu ngày càng tăng về sản phẩm làm từ nhựa và tài nguyên từ chất thải nhựa.

Như vậy, phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn rác thải nhựa được xác định là phương cách hữu hiệu giúp quản lý chuỗi/quy trình sản xuất, lưu thông/phân phối, sử dụng, tái chế, tiêu hủy theo chu trình khép kín; kết hợp áp dụng quy định EPR đối với doanh nghiệp được xem là “chìa khóa” giải quyết bài toán về tái chế nhựa, cao su và các sản phẩm từ nhựa, giúp kinh tế tuần hoàn chuyển động hiệu quả.

Trung Kiên

Bình luận

Nổi bật

Doanh nghiệp nỗ lực giúp giảm ô nhiễm rác thải nhựa

Doanh nghiệp nỗ lực giúp giảm ô nhiễm rác thải nhựa

sự kiện🞄Thứ ba, 22/10/2024, 14:58

(CL&CS)- Để giảm thiểu lượng rác thải nhựa, nhiều doanh nghiệp đã chủ động sử dụng bao bì tái chế trong quá trình sản xuất để giảm ô nhiễm rác thải nhựa.

Chuyên gia hiến kế “cứu” bầu trời Hà Nội

Chuyên gia hiến kế “cứu” bầu trời Hà Nội

sự kiện🞄Chủ nhật, 20/10/2024, 21:29

(CL&CS) - TP Hà Nội cùng nhiều chuyên gia đã đưa ra các giải pháp cấp bách và lâu dài để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí nhằm "cứu" bầu trời Hà Nội.

Chưa bắt buộc kiểm định khí thải mô tô, xe gắn máy từ 1/1/2025

Chưa bắt buộc kiểm định khí thải mô tô, xe gắn máy từ 1/1/2025

sự kiện🞄Thứ tư, 16/10/2024, 14:35

(CL&CS)- Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản gửi Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM về phương án xử lý đối với xe máy không đạt tiêu chuẩn khí thải khi kiểm định.