Thứ bảy, 27/07/2024, 11:24 AM

Di tích lịch sử cấp quốc gia duy nhất ở Việt Nam thuộc 2 địa phương quản lý ‘đếm ngược’ ngày mở cửa đón khách

Di tích này đã được xây dựng từ năm 1826.

Theo thông tin từ cuộc trao đổi gần đây giữa phóng viên báo Gia đình và Xã hội với lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, các đơn vị liên quan cùng Sở Văn hóa - Thể thao TP. Đà Nẵng đã cơ bản thống nhất phương án mở cửa đón khách tham quan di tích Hải Vân Quan.

Cụ thể, từ ngày 1/8/2024, di tích Hải Vân Quan dự kiến sẽ chính thức mở cửa đón khách tham quan và sẽ tạm thời miễn phí vé vào cổng cho người dân và du khách cho đến khi thống nhất về giá vé chính thức.

redsvn-deo-hai-van-09

Trước đó vào ngày 10/7, ông Phan Văn Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, mặc dù công việc tu bổ di tích Hải Vân Quan đã hoàn tất và sẵn sàng đón khách tham quan, nhưng di tích vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc vận hành phục vụ du lịch.

Bên cạnh đó, di tích vẫn còn thiếu các cơ sở hạ tầng cần thiết như bãi đỗ xe, điểm bán vé, khu vực làm việc cho hướng dẫn viên và bảo vệ cũng như khu bán hàng lưu niệm. Thêm vào đó, do nằm ở độ cao hơn 500m so với mực nước biển nên hệ thống hạ tầng kỹ thuật chưa được đầu tư đồng bộ.

Di tích Hải Vân Quan được xây dựng vào năm 1826 như một đồn lũy quân sự chiến lược tại đỉnh đèo Hải Vân, nằm giữa ranh giới hai tỉnh Thừa Thiên - Huế và TP. Đà Nẵng. 

2-1429761615

Ngoài việc là một công trình mang giá trị văn hóa và lịch sử sâu sắc, Hải Vân Quan cũng là một thắng cảnh nổi tiếng, góp phần quan trọng vào sự phát triển du lịch của cả hai địa phương. Vào năm 2017, di tích đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích Quốc gia. Đây cũng là di tích lịch sử cấp quốc gia duy nhất ở Việt Nam thuộc quyền quản lý của hai địa phương là tỉnh Thừa Thiên Huế và TP. Đà Nẵng.

Được biết, dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan đã được khởi công vào ngày 19/12/2021 do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao TP. Đà Nẵng tổ chức.

Dự án có tổng mức đầu tư hơn 42 tỷ đồng, được tài trợ từ ngân sách TP. Đà Nẵng và ngân sách tỉnh Thừa Thiên Huế, mỗi bên đóng góp 50%. 

Nguyên Bùi

Bình luận

Nổi bật

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00

(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59

(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.